[Funland] Thận trọng khi cho con đi du học !

zonda82

Xe container
Biển số
OF-194504
Ngày cấp bằng
17/5/13
Số km
6,704
Động cơ
395,056 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cái này chẳng nói thì phụ huynh cũng rõ.
 

hóng với

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508488
Ngày cấp bằng
5/5/17
Số km
2,106
Động cơ
204,553 Mã lực
Đọc trên này thấy nhiều cụ so sánh chất lượng của đội du học học bổng hay tự túc. Cái đó cũng chỉ đúng một phần. Nhiều người không tìm hiểu sâu, lại bị tuyên truyền các thông tin kiểu như "tấm gương du học" trên mấy tờ báo vớ vẩn nên có cái nhìn sai lệch. Những học sinh apply đỗ cả chục trường hay được "học bổng" 40-50K/năm ở mấy trường tầm tầm cũng chưa chắc đã giỏi hơn các bạn trả phải full nhưng vào được những trường top 20 của Mỹ hay top 3 của Can. Vấn đề là đỗ trường nào, ranking bao nhiêu sau đó mới nói đến "học bổng". Các gia đình hiểu biết và có điều kiện thì học bổng ko phải là tiêu chí hàng đầu với họ mà quan trọng là con em họ được đỗ vào trường tốt đúng nguyện vọng, mặc dù chi phí học đại học Mỹ (các trường tốt) không hề rẻ, dao động tầm 70K-80K/năm.
Chắc cụ có cháu đã đi du học.
Nhà mình hay nâng cao quan điểm học bổng. Kể ra các cháu có hb cũng là một cái để đánh giá. Nhưng 50% hb không đáng là bao. 1 năm 70k thì chỉ 30 học còn là ăn ở. Cái này báo chí mình không tách bạch nên dễ hiểu nhầm. Rồi quy ra tiền tỷ nghe cho nó choáng.
Các nước nó kinh doanh giáo dục nên có nhiều tiêu chí khác oái oăm lắm.
Thôi thế nhé ngại gõ.
 

A.B.C.D

Xe hơi
Biển số
OF-578827
Ngày cấp bằng
12/7/18
Số km
124
Động cơ
140,327 Mã lực
Nếu bạn học sinh không phải dạng superman thì về cơ bản tỷ lệ học bổng tỷ lệ nghịch với ranking của trường, tất nhiên còn phụ thuộc chuyên ngành. Trường càng tốt (ranking cao) thì cơ hội học bổng càng ít, ngành nghề học khó, chuyên ngành hẹp thì mới có học bổng nhiều.. 1 bạn học sinh có điểm SAT bây nhiêu, IELST bây nhiêu, hồ sơ xin học ntn.. thì với các trường bình thường có khả năng học bổng có thể 80-100% nhưng muốn đến những trường có ranking tốt hơn thì có khi lại không được học bổng, thậm chí không được nhận.

Kiểu như, học bổng 100% ĐH Y Thái nguyên chuyên ngành mổ nội soi với chả có tí học bổng nào của chuyên ngành răng hàm mặt ĐHY HN ấy (em k biết gì về ngành Y đâu, ví dụ thế thôi)
 

PotusTan

Xe buýt
Biển số
OF-544218
Ngày cấp bằng
4/12/17
Số km
975
Động cơ
192,856 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
Em tưởng là sang kiếm vợ Mẽo, hóa ra sang lấy oai để lấy vợ...Việt hả cụ???
____
Cái này có một số trường hợp là chiến thuật/chiến lược, cũng có trường hợp là may mắn, tình cờ. Vấn đề là chồng/vợ Việt NGON hơn chồng/vợ Tây nhiều!
Tại sao nói vậy:
Trong số các dhs, thường là dhs tự túc thì xác suất là con nhà có điều kiện về kinh tế, chính trị tương đối cao (tất nhiên không phải là tất cả), lại quần tụ trong phạm vi không gian nhất định (không quá rộng) của một cái trường nào đấy, thế nên khả năng/xác suất để... tìm/gặp được nhau cũng tương đối cao!
Lấy ví dụ: con 1 Phó Tể tướng đương triều vừa kết hôn với con 1 Thị lang (bạn con này là cháu gọi 1 Khai quốc công thần họ Lê là cụ nội). Hai bạn này du học cùng trường, học bổng U-ta-cho Ba-ta-chi full.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,484
Động cơ
388,057 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Website
www.lakeside-homestay.com
Hôm nay F1 nhà em ốm nghỉ học nên em lại vào đây tham gia cùng các cụ.
Sau 15 năm ở Đức, em nhận thấy các du học sinh Việt có yếu điểm là hay co cụm, ít giao lưu với sinh viên/dân bản địa nên nhiều người mặc dù công việc ổn nhưng vẫn cảm thấy chưa hoà nhập hẳn vào xã hội Đức.
Có cụ chê dân du học tự túc với dân học bổng. Em đánh giá như thế này: dân du học bổng giỏi lựa chọn Mỹ đầu tiên, sau đó mới đến các nước khác (hội Ams, ngoại thương hay chuyên ngữ đều lấy Mỹ làm mục tiêu đầu tiên). Em học ở Đức nên Anh,Úc...chỉ biết sơ sơ nên ko đánh giá.
Đức học đại học ko mất tiền nên học bổng không có, nếu có chỉ là rất rất ít và thường là “1 khoản” 500€/2000€. Thế nên hội du học sinh Đức đa phần là tự túc hoặc sang theo đề án 322 của nhà nước. Cá nhân em ko đánh giá cao hội học bổng vì họ đa số học nhanh nhanh rồi về (ko là bị cắt học bổng), hơi bị ì trong quan hệ xã hội, đến nhanh đi nhanh nên cảm nhận cuộc sống ở Đức theo bề nổi. Hội du học sinh tự túc đa số có đi làm thêm, kể cả đứa gia đình đk khá. Vấn đề đi làm thêm các cụ cũng có bàn tới nên em đề cập ở đây: sinh viên Đức cũng có làm thêm, kể cả bồi bàn trong restaurant hay quán cà phê vì buổi tối thường ko phải lên giảng đường (giờ học thường kết thúc sau 18h, chỉ một số rất ít seminar có buổi 18-20h). DHS Việt thường chọn làm quán Việt vì ở đó được ăn uống, về đỡ khỏi nấu, làm cho người Việt thương lượng chuyện giờ giấc dễ hơn hoặc kỳ nghỉ làm nhiều ngày nhiều giờ hơn nhưng vẫn khai như trong học kỳ...hoặc chọn làm theo thời vụ đăng ký ở các Leitsfirma (cty môi giới lao động).
Các trường ĐH đều tuyển sinh viên làm trợ lý ví dụ phụ đạo giờ bài tập cho môn kinh tế, luật hay IT...DSH giỏi vẫn được nhận. Bạn em có 4 đứa đã làm thêm ở trường theo dạng này trong thời gian học ở Potsdam, Bremen, Bochum và Dresden và làm công việc này được đánh giá cao trong hồ sơ xin việc sau này, chưa kể nếu được giáo sư quý sẽ được giới thiệu đến nhiều chỗ ngon.
Đi làm thêm lợi ích rất nhiều, chủ yếu đừng để ảnh hưởng nhiều đến việc học thôi. Đa phần những nơi thuê sinh viên làm họ có nương tay, ko bóc lột nhiều, tất nhiên cũng có chỗ làm có người mỉa mai ganh ghét (kiểu có học mà cũng phải bưng bê, làm việc chân tay tranh kiếm tiền với họ) - bản thân em đã trải qua việc này với người Việt, Thổ và Đông Âu. Ngoài việc có thêm tài chính thì đi làm thêm khiến DHS buộc phải tiếp xúc với nhiều thành phần trong xã hội, ra khỏi môi trường học thuật thông thường ở trường đại học, cải thiện kỹ năng mềm. Em từ đứa nói tiếng Đức ấp a ấp úng, tham gia thảo luận nhóm im như hến hay đứng cuối trong nhóm thuyết trình đã dần dần biết chém gió, cũng cãi nhem nhẻm và có lần được làm trưởng nhóm thuyết trình trước 700 sinh viên trên giảng đường.
Các cụ cũng nên lưu ý các F1 là nên chọn ở ký túc xá nhiều sinh viên bản địa hoặc thuê phòng sống chung với gia đình bản địa. Ở Đức có hình thức WG - Wohngemeinschaft rất hay. Mình sẽ phải buộc tiếp xúc với họ, giao tiếp bằng tiếng bản địa và học được văn hoá, tính kỷ luật từ việc sống chung này.
Thêm nữa là sinh viên Việt tương đối lười hoạt động nên việc rèn luyện thể lực, thói quen thể thao các cụ cũng nên lưu ý cho các F1 có ý định du học. Xã hội tư bản làm việc với cường độ cao nên nhiều đứa mới đi làm vài ba bữa đã lăn ra ốm hoặc bị chê bai là quá chậm chạp.
Em còn nhớ ra gì nữa sẽ bổ sung cho các cụ sau.
Những kinh nghiệm của cụ rất đáng quý. Em cũng chịu khó sưu tầm và nói chuyện với F1 về kinh nghiệm của các cụ mà em đọc được, cơ mà khi sang đấy nó có làm theo được hay không thì lại là câu chuyện khác. Giờ chúng nó đã ra ngoài tầm với và quản lý của gia đình, nên nhiều khi cũng nhắc nhở nhưng không biết hiệu quả được đến đâu. Hy vọng các cháu nó học tập được kinh nghiệm của các cụ đi trước.
 

cungcugiai

Xe đạp
Biển số
OF-492060
Ngày cấp bằng
26/2/17
Số km
38
Động cơ
189,219 Mã lực
Các cụ/ mợ ai có kinh nghiệm cho con đi du học ở Montreal, Canada vào chia sẻ thông tin giúp e với ạ. Bên đấy có nhiều trường ĐH dạy bằng tiếng Anh ko ạ? Và nếu có bằng B1 tiếng Pháp thì cơ hội học xong có khả năng xin được việc làm ko hả các cụ/ mợ? Và người Việt ở Montreal có gặp nhiều trở ngại khó khăn gì nhiều hơn so với các vùng nói tiếng Anh ở Canada không hả các cụ?
 

ThuyDuong2882

Xe hơi
Biển số
OF-709662
Ngày cấp bằng
6/12/19
Số km
113
Động cơ
-5,292 Mã lực
Em cũng thấy nhiều trường hợp bố mẹ có tiền cứ ấn con đi học để xoá cái bằng dân lập ở VN

Bệnh thành tích của phụ huynh Việt Nam mới là vấn đề nghiêm trọng
 

Bikerhanoi

Xe tải
Biển số
OF-312844
Ngày cấp bằng
22/3/14
Số km
308
Động cơ
299,856 Mã lực
Cccm có điều kiện ( nhiều tiền cứ cho con cái đi: 1 ngon hơn, 2 phá hơn, 3 làng nhàng )
Quan diểm của em : Nếu F1 đủ giỏi kiếm được học bổng thì đi ( hoặc ít nhất 70 %). Chứ để em kéo cày cho du học tự túc thì KHÔNG.
NGười giỏi và có chí thì ở đâu cũng OK. Môi trường là quan trọng nhưng không phải là tất cả.
 

Bikerhanoi

Xe tải
Biển số
OF-312844
Ngày cấp bằng
22/3/14
Số km
308
Động cơ
299,856 Mã lực
Người ta tài giỏi đến mức độ nào trước tiên là do năng lực bản thân. Đầu óc kém hay thiếu quyết tâm thì du học cũng vẫn dốt thôi. Không may là nhiều người cứ nghĩ là tiền là vạn năng, đổ tiền vào cho con đi du học là giải quyết được mọi vấn đề. Một số người khác thì sùng ngoại, khinh quê nhà, cứ cái gì nước ngoài thì tốt, trong nước là vứt đi. Thế nên mới sinh ra một ngành công nghiệp chuyên môn đi doạ bố mẹ là "chỉ có du học mới học được kiến thức tốt, ở nhà là vứt đi!".

Em thấy các cháu có quyết tâm rèn luyện để đi du học, có học bổng 100% thì tốt, chứ còn các cháu đi tự túc thì là đi cho bố mẹ, sao khá được.
Cùng quan điểm với cụ, Em gặp nhiều trường hợp du học tự túc rồi .
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,217
Động cơ
553,538 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Các cụ/ mợ ai có kinh nghiệm cho con đi du học ở Montreal, Canada vào chia sẻ thông tin giúp e với ạ. Bên đấy có nhiều trường ĐH dạy bằng tiếng Anh ko ạ? Và nếu có bằng B1 tiếng Pháp thì cơ hội học xong có khả năng xin được việc làm ko hả các cụ/ mợ? Và người Việt ở Montreal có gặp nhiều trở ngại khó khăn gì nhiều hơn so với các vùng nói tiếng Anh ở Canada không hả các cụ?
Cụ liên hệ hỏi Mợ UdeM bên Câu chuyện các chuyến đi xem !
Về tiếng Anh thì bên Montre'al sử dụng bình thường, kể cả Que'bec không có vấn đề gì.
 

5491

Xe tải
Biển số
OF-15089
Ngày cấp bằng
25/4/08
Số km
353
Động cơ
515,852 Mã lực
Nơi ở
Ngàn sao
Góp câu chuyện cùng các cụ về hành trình du học Đức của F1 nhà em.
Trước tiên phải khẳng định đi du học là điều kiện tốt để con cháu mình trưởng thành, học được nhiều điều hay cái tốt. Tuy nhiên để thành công dù cho là thành công về mặt trưởng thành tư duy, cách suy nghĩ,lối sống (tích cực) cũng không phải là điều dễ dàng.
Bước 1: Chuẩn bị du học. Để làm bước này thì đương nhiên bố mẹ và cả F1 phải xác định rõ đi đâu, học cái gì (tất nhiên chưa chi tiết), thủ tục thế nào và chuẩn bị tâm thế (cả bố mẹ, con) cho việc đi du học. làm tốt cái này và f1 tham gia hiểu được quá trình chuẩn bị về môi trường bên đó thì cũng đã thành công 50%. Đối với em,do điều kiện công tác nên có qua bên Đức 2-3 lần trước khi F1 du học để hỏi han về mô hình đào tạo, ngành nghề ... Tiếp xúc với các cháu SV đang học bên đó để hiểu về quá trình học. Sau đó em về trao đổi với F1. Khi F1 nhất trí, hạ quyết tâm thì mình tìm hiêu các thủ tục ở VN, cách thức làm hồ sơ ..., đi nghe 2-3 buổi DAAD trình bày,có buổi cho F1 đi. Suốt quá trình chuẩn bị để làm hồ sơ em cũng hay thông báo cho F1 biết các loại giấy tờ,quy trình làm (theo HD thông thường thôi). Cơ bản em tự chuẩn bị chứ ko nhờ đơn vị tư vấn. Trong quá trình đó cho F1 đi học 1 lớp tiếng Đức A1 để làm quen trong mấy tháng hè.
Khi thì ĐH, do xác định trước nên em chọn trường và nghề chỉ là hình thức, miễn là trường đáp ứng yêu cầu bên Đức (A+ gì đó). Và sau khi thì, có điểm là đi học tiếng Đức toàn phần tại trung tâm, chứ ko nhập trường ĐH.
Sau 1 năm, kể từ khi đỗ ĐH, F1 nhà em có B1, và trước khi bay có B2. Đồng thời mọi thủ tục đã OK. Thậm chí trước khi bay F1 nhà em đã đỗ vào STK (khóa dự bị bắt buộc đối với VN) 1 trường bên đó (thi tại VN) nên tinh thần khá thoải mái.

Bước 2: Giai đoạn đầu sang bên kia. F1 nhà em tiếp tục thi 2 trường nữa và đều OK. Trong quá trình đó cũng có nhờ bạn bè giúp đỡ để làm quen cuộc sống ban đầu nhưng chỉ sau hơn 1 tháng, nó đã làm quen và chuyển ra ngoài sống cùng 1 SV quen biết để có điều kiện tự lập, ko quá phụ thuộc gia đình người quen. Thi đỗ STK (thường Toán, tiếng Đức) chỉ là 1 phần, khi vào học mới thấy ko dễ dàng vì ngôn ngữ mình học ở nhà chưa là gì cả. Lúc này đòi hỏi các cháu cần năng động giao tiếp ở mọi chỗ khi có thể để củng cố trình tiếng. Có rất nhiều cháu co cụm lại thời kỳ này. Học trên lớp, sau đó về nhà tụ tập mấy bạn bè Việt để sinh hoạt cho đỡ nhớ nhà, nhưng do ko tự giác nên chủ yếu là game, shoping ... nên kiến thức ko vào mà tiếng lại các ko lên. Thậm chí kiểm tra học kỳ đầu tiên của STK cũng téc. Và cũng có bạn đổi trường, thi lại STK, học thêm tiếng ... Có người vào được nhưng cũng có bạn ngậm ngùi ra về.

Bước 3: Bắt đầu học ĐH. Sau 1 năm STK thi đỗ thì sẽ gửi hồ sơ apply ngành,trường mình thích trong toàn bộ nước Đức. Họ nhận thì bắt đầu nhập học. Và đây mới là thử thách vì học nhiều môn hơn, cùng nhiều đối tượng hơn, cung cách giảng dạy cũng khác. Vượt qua được áp lực này thì sẽ OK. Kiến thức ĐH ko khó nhưng họ ko dạy kiểu trình bày như ở ta mà chủ yếu gợi ý, nêu vấn đề, đưa tài liệu đọc. Sau đó thành lập nhóm trao đổi, làm bài ... Có thể có môn khó ko qua, nhưng quan trọng là phải hoàn toàn tự giác, chủ động. Nay F1 nhà em đang sang năm thứ ba (chưa bị chậm time nào) và bắt đầu đi thực tập (được trả lương 1K/tháng). Và chỉ 1 năm nữa là sẽ TN ĐH.

Sơ bộ như vậy, túm lại theo em để du học thành công
1. Chuẩn bị tốt, hiểu về quá trình chuẩn bị, cho F1 tham gia cùng. Rất nhiều bố mẹ nhiều xiền, thuê tư vấn, họ bảo gì mình làm nấy hoặc mình thích gì họ chiều. F1 chỉ chờ có đủ giấy là lên đường. Đo là sai lầm đầu tiên.
2. Khi F1 sang bên kia, có người nhà thì tốt nhưng họ cũng phải biết cách hỗ trợ để các cháu tự vươn lên, ko e ngại. Còn không bản thân các cháu phải chủ động. Nếu có điều kiện qua hay trao đổi qua sky để tư vấn cho F1 thêm nếu cần.
3. Cuối cùng vẫn tùy thuộc vào F1. Năng động là tốt nhưng học ở bên Đức mà mải đi kiếm tiền thì học khó có thể thành công.
Nhật cũng tương tự như vậy. Chuẩn chung rồi, chỉ khác biệt văn hóa, tính cách...
 

lovecarhpqn

Xe điện
Biển số
OF-470778
Ngày cấp bằng
16/11/16
Số km
3,079
Động cơ
248,268 Mã lực
Tuổi
48
Tôi sống và làm việc xa quê hương. Tôi đã gặp rất nhiều các bạn trẻ đuợc cha me cho đi du học . Phần ít thì rất Ok , nhưng số đông thì ko như bố mẹ ở nhà nghĩ . Các bạn học tốt tiếng anh mà sang những nước nói tiếng anh thị còn tốt . Nhưng hãy kiểm tra một cách nghiêm khắc xem vốn tiếng của con mình đã đủ để nghe giảng bài hay chưa ? Vi tiếng là rào cản lớn nhất cho các bạn trẻ có thể tiếp thu kiến thức tốt nhất . Đặc biệt là du học một số nước ko dùng tiếng anh là ngôn ngữ chính vi dụ như du học Đức . Bản thân tiếng Đức là một ngôn ngữ khó , bằng B1 của tiếng Đức thi o Việt Nam sang Đức chỉ nhu mới học abc . Vậy nên nhiều e đã không hiểu bài đâm chán nản. Bên cạnh đó là thôi thúc làm thêm cùng bạn bè để có thêm tiền chi tiêu cho thoải mái nên cũng ko có thời gian nhiều cho học hành . Chưa kể đến ko co người bên cạnh là điện tử , bạn bè , giải trí quá đà ... làm cho các em vào thì dễ mà tốt nghiệp thì khó.
Chưa hết , sau khi học xong nhiều e muốn ở lại , nhưng để Tây ho bỏ tiền thuê mình làm đúng nghề thì phải giỏi, được việc , có hiệu quả . Thuế và bảo hiểm ở các nước phát triển rất cao nên các doanh nghiệp lựa chọn đầu vào rất kỹ. Nếu bạn muốn xin việc để được cấp giấy đinh cư thì phải đúng nghề được đào tạo , nếu ko phải lựa chọn con đuờng khác để định cư. 90% con đường khác là kết hôn. Và như vậy thì ko biết có như mục đích đi du học ban đầu nữa hay không? Con đường gian nan nơi đất bạn là ko ít. Vậy nên hãy thận trọng để lựa chọn tương lai cho con .
Cụ nói làm cháu bâng khuâng quá, định hết c3 cho con gái du học đức, nhà cháu bên đấy đông lắm nhưng toàn cu ly cửu vạn bán hàng thôi vì ko theo học được phải tự out, con cháu học lực cũng khá nhưng chỉ học tiếng anh vì xa thủ đô ko có chỗ học tiếng đức thế mới quan ngại chứ
 

letsgotoCanada

Xe đạp
Biển số
OF-705261
Ngày cấp bằng
24/10/19
Số km
10
Động cơ
92,600 Mã lực
F1 nhà e tiếng Anh ổn. Có năng khiếu về tin học. Đang nghiên cứu xem trường nào đào tạo về IT phù hợp nhất. Cụ có gợi ý gì giúp nhà cháu ko?
Đang phân vân ko biết nên đi luôn từ DH hay học xong trong nc rồi học sau DH bên đó. Cháu nó chỉ thích Úc. Ko thích nước nào khác.
Cám ơn cụ.
Cuối cùng cụ chọn cho cháu hay cháu nó chọn nước nào hả cụ?
 

hóng với

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508488
Ngày cấp bằng
5/5/17
Số km
2,106
Động cơ
204,553 Mã lực
Cụ liên hệ hỏi Mợ UdeM bên Câu chuyện các chuyến đi xem !
Về tiếng Anh thì bên Montre'al sử dụng bình thường, kể cả Que'bec không có vấn đề gì.
Bên Toronto thế nào?. Cụ cho cháu tí thông tin nhé.
Thank.!
 

Dobian

Xe buýt
Biển số
OF-728706
Ngày cấp bằng
11/5/20
Số km
756
Động cơ
80,453 Mã lực
Em nào có tố chất tốt thì học ở đâu, môi trường nào cũng vẫn thành đạt...và ngược lại...
 

hóng với

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508488
Ngày cấp bằng
5/5/17
Số km
2,106
Động cơ
204,553 Mã lực
Em nào có tố chất tốt thì học ở đâu, môi trường nào cũng vẫn thành đạt...và ngược lại...
Bổ xung thêm.
Những cháu nào có tố chất tốt hơn các cháu ( có tố chất tốt) thì không đi học vẫn thành đạt.
Fun🤔🤪😋🤣
 
Biển số
OF-740181
Ngày cấp bằng
21/8/20
Số km
36
Động cơ
62,550 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
thực ra học ở đâu cũng vậy, do năng lực bản thân mình là chủ yếu cụ ạ, h thế giới đang hỗn loạn vì dịch bệnh cũng k nhất thiết phải đi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top