- Biển số
- OF-366731
- Ngày cấp bằng
- 14/5/15
- Số km
- 1,091
- Động cơ
- 264,241 Mã lực
nhà em ba gái nên chả chúc chiếc gì, cứ ăn chơi sướng mình, sướng nó đã, sau này mình đi bán muối còn bao nhiêu chúng nó chia nhau theo luật.
Nhà chồng em thì ngược lại ạ. Lúc sắp cưới và mới cưới thì ông bà gióng giả sẽ cho/định cho hoặc hoặc nhà này đất kia tên chồng em. Rồi dần dần chuyện đó càng lúc càng ít được nhắc đến. Năm 2020 có 1 lần ông anh rể chồng gọi 2 vợ chồng em về ký giấy tờ, em vừa ký vừa liếc qua thì thấy là hợp đồng bán mấy trăm m2 đất ở quê (không biết chỗ nào) của chồng em bán cho vợ chồng bà chị gái giá hợp đồng tầm hơn 3 trăm triệu. Bên mua ký tá đủ cả rồi và 2 vợ chồng em ngồi ký tá 1 mớ ngay tại UBND xã trước mặt đồng chí cán bộ tư pháp, địa chính xã mất khoảng 10 phút rồi về, không 1 lời giải thích. Sau vụ đó thì không nhắc gì đến đất này nhà kia của chồng em nữaNhà cháu cũng chả có xu nào, mãi đến 1-2 năm gần đây tự nhiên ông bà gióng giả cho cái nhà ông bà đang ở nhưng với điều kiện là phải abc, xyz. Tính cháu nó lắng, cho là cho, kèm theo điều kiện thì thôi. Với tính tình 2 ông anh trai thì cháu đoán là cũng ko ai tranh chấp gì mảnh đất đấy. Nhưng mà lúc đến tay mình chắc cũng hơn 50 gần 60 rồi. Lúc ấy còn thiết tha gì nữa đâu.
Để lại di chúc là đề phòng con cái ko chia được lại nảy sinh mâu thuẫn đó mợ.Em gõ tắt khiến cụ hiểu nhầm. Ý là các con tự chia đều cho nhau. Ai không muốn lấy thì có thể nhường cho anh em. Trường hợp đặc biệt anh em mà tranh giành nhau mới phải nhờ đến pháp luật ạ
Nhà ở quê í, về thực tế sử dụng chắc hiệu suất không cao đâu vì xa lắm, già rồi, bố mẹ mà đã khuất núi thì chắc cũng ít về. Tự dưng bán đi thấy cũng sao sao ấy, thôi thì nếu được chia chắc cũng để đấy cho đẹp hồ sơ thôyMợ để cái nhà đấy dưỡng già. Giờ mợ cứ tiêu hết cái đống đang có cũng mệt phết đấy
Mợ như thế là quá hiền và chồng mợ còn chưa tôn trọng vợ khi không chia sẻ/trao đổi chuyện thực là gì. Em thời trẻ cũng thế, nếu giúp đỡ anh chị cái gì toàn dấu vợ như mèo dấu mứt ấy. Sau em nghĩ chả dại nữa, hễ có việc gì cần là em cứ bảo dạo này em bí lắm với vợ nó quản hết (mà thực tế đúng vậy) nên chị cứ điện trực tiếp cho vợ em ấy không nó lại bảo chị em mình dấu diếm chứ nó đồng ý thì chả nhẽ em lại không giúp ah. Làm như thế vừa đỡ vụng trộm, đỡ bị vợ nghi hoặc lại nâng tầm vợ mình lên cho dễ sống với nhà nội!Nhà chồng em thì ngược lại ạ. Lúc sắp cưới và mới cưới thì ông bà gióng giả sẽ cho/định cho hoặc hoặc nhà này đất kia tên chồng em. Rồi dần dần chuyện đó càng lúc càng ít được nhắc đến. Năm 2020 có 1 lần ông anh rể chồng gọi 2 vợ chồng em về ký giấy tờ, em vừa ký vừa liếc qua thì thấy là hợp đồng bán mấy trăm m2 đất ở quê (không biết chỗ nào) của chồng em bán cho vợ chồng bà chị gái giá hợp đồng tầm hơn 3 trăm triệu. Bên mua ký tá đủ cả rồi và 2 vợ chồng em ngồi ký tá 1 mớ ngay tại UBND xã trước mặt đồng chí cán bộ tư pháp, địa chính xã mất khoảng 10 phút rồi về, không 1 lời giải thích. Sau vụ đó thì không nhắc gì đến đất này nhà kia của chồng em nữa
Ko Di chúc thì cái gì cũng sở hữu riêng, thủ tục sau đó xử lý phức tạp hơn, phải có đơn ra phường rồi xác nhận ko tranh chấp. Kể cả sổ tiết kiệm 3 triệu muốn rút cũng phải đủ chữ ký các con, nên mệt hơn.Ko di chúc thì có mất tiền cho chính quyền chia hộ ko nhỉ?
Ở góc độ luật thì hình như ko tính đến vấn đề hương hoả, thờ phụng khi chia đất thừa kế thì phải. Giả dụ đang kiện cáo chưa ngã ngũ, bố mẹ mất ko có di chúc gì thì mảnh đất đó chia đều bằng nhau cho cả con gái lẫn con trai. Anh cả hay anh thứ cũng được 1 phần bằng nhau bất kể có con trai sau này cúng giỗ hay ko?Để lại di chúc là đề phòng con cái ko chia được lại nảy sinh mâu thuẫn đó mợ.
ngày trước ở văn phòng cũ của cháu có 1 bạn người Đan Phượng, trước chưa nhập về HN thì đất ĐP rẻ bèo nên ko ai để ý. Nhà bạn cháu có 2 anh em trai và 1 số chị gái. Anh trai lớn lên cái là đi du học Liên Xô ngay và sau đó về lấy vợ, sinh sống ở HN, ông em là lái xe, ở nhà nuôi nấng chăm sóc bố mẹ đến lúc bố mẹ mất. Ông anh có 2 cậu con trai, ông em có mỗi 1 cô con gái. Ông em vẫn ở căn nhà bố mẹ để lại và sổ vẫn tên ông bà bao nhiêu năm như thế và mặc định là nhà của mình, ông bà có cho miệng hay không thì ko rõ vì nói cho cùng lời nói gió bay. Đến lúc Hà Tây nhập về HN, đất ĐP đắt lên thì ông em đi làm giấy tờ đất đai lúc đó mới biết ông anh đâm đơn xuống xã tự bao giờ là đất đấy là đất tranh chấp nên ko cấp sổ. Lúc này mâu thuẫn mới nổ ra vì ý ông anh thì đất đấy là đất hương hoả, nhà ông em ko có con trai do đó chỉ được ở và thờ phụng ông bà đến hết đời là phải trả về cho 2 đứa cháu nội nó tiếp tục cúng giỗ. Ý ông em thì ông ấy ở đấy suốt cả cuộc đời, phụng dưỡng, chăm sóc bố mẹ, thờ cúng ông bà tổ tiên nên đương nhiên là nhà đất của ông ấy. Sau căng thẳng quá thì đòi chia nhưng ông anh ko đồng ý. Các bà chị đứng hết về phía ông anh vì bà nào cũng nhờ vả ông ấy trong vấn đề xin việc cho các cháu. Ông ấy là thư ký viện trưởng 1 viện lớn. Căng thẳng mãi sau 10 năm cuối cùng cũng chia được 1 miếng nhỏ cho ông em, còn lại của ông anh hết. Nhưng sau đó thì hai anh em tuyệt giao.
cho nên có ts để lại cho các con tự chia đôi khi cũng nguy hiểm phết đấy.
Đồng ý với mợ, tiền em giúp đỡ bm gd nhiều gấp mấy lần số "thừa kế" ấy chứ, nhưng bm phân chia thừa kế rõ ràng là có thể hiện tình cảm. Người ta nói "đồng tiền đi liền khúc ruột", nếu không có lý do gì hợp lý có thể nói rõ ra được (ví dụ cần giúp đỡ ai học hành hay cs khó khăn, hay thờ cúng) thì tại sao lại thiên vị nếu không phải là tình cảm/ vị trí trong gd khác biệt?Nói gì thì nói, tình cảm nó sẽ thể hiện qua việc chia tài sản đó ạ. Không có để chia - vẫn đứa con nó nó chả thắc mắc đâu, nhưng nó khác với có mà cho không đều , thiếu hợp lý. Các cụ thừa hiểu một điều : đứa được cho ít hơn kiểu gì nó cũng tổn thương và mặc cảm không được yêu thương, chẳng qua nó ngoan thì nó im lặng thôi. Nhưng các cụ vẫn chia thằng nhiều thằng ít - thì tính ra tình cảm của các vối con cũng không đầy đặn. Em vẫn nhớ mẹ đẻ em có lần vui miệng bảo : 2 cái nhà sau mẹ cho mày 1 cái thằng V ( em em ) 1 cái ( Giá trị gấp 4 lần cái nhỏ kia). Xong tiện bà lại bảo: mà mày giàu có rồi, thương em thì cho em tất cả đi . Em đầu choáng váng luôn. Vì em không ngờ bố mẹ lại có thể nói với em như thế dù khi ấy em mới khoảng 30t, em chưa hề nghĩ tới tài sản bố mẹ . Bố mẹ nói thế nhưng bất cứ sự quan tâm nào của con gái đều nhận tất và rất tự hào vì nó hiếu thảo, còn con trai chả thấy quan tâm gì thì cho đó là bình thường. Khi xây nhà ở mảnh đất rộng ( mà để cho em em ), em biếu một nửa cũng nhận. Em có sân si không , em chả biết,mà em thì cho rằng em là người phàm trần thôi chả phải phật thánh nên sân si cũng chả xấu. Em chỉ biết giây phút ngắn ngủi đó em đau nỗi đau của con người phàm trần khi nhận ra tấm lòng của người ruột thịt với mình .
Rồi đến gần đây, bà ngoại cho mẹ em 1 mảnh đất , mẹ em bảo mảnh này sau mẹ cho mày. Ngồi tâm sự em cũng cảm ơn và xin luôn : Cuộc sống vật đổi sao dời, nhà chồng giàu mấy thì đó là tài sản của họ, đợi đến lúc con được hưởng thì con cũng về hưu, chả có ý nghĩa gì cả. Nên sau này mẹ cho con bao nhiêu con cũng lấy , riêng tiền của con không chê . Không có để cho thì thôi , chứ có một tí cho con gái nhà chồng người ta cũng tôn trọng con mình. Mẹ không cho con thì sau cũng nàng dâu là người mẹ chả sinh thành nó hưởng thôi. Nó đẻ 2 đứa con gái thì sao, chắc gì nó đẻ được con trai để tổ tiên có mấy đời nối dõi, nên mẹ chia cho con gái là đúng . Mẹ em gật gù bảo có lý, chính mẹ cũng được bà ngoại cho đất cơ mà. Dự định của em là, sau hy vọng trời thương, em không sa cơ lỡ vận gì thì mảnh đất đó em sẽ bán đi, tiền em dùng để báo đáp cha mẹ, đưa đi chơi, hoặc đau ốm cũng được nằm viện dịch vụ tốt, hoặc đơn giản là thỉnh thoảng mời cha mẹ đi dưỡng lão ngắn hạn ở những khu dưỡng lão đẹp đẹp , em từng vào thăm ông bà ngoại chồng em rồi, các cụ có lúc ở dưỡng lão 5- 6 tháng, đẹp đẽ thanh bình, có người phục vụ tận răng. Em đảm bảo để cho thằng em em thì nó còn lâu mới sử dụng như vậy .
Cụ không hiểu, đối với 1 số người thì việc bố mẹ chia ts ngoài giá trị vật chất còn có ý nghĩa về mặt tinh thần. Nếu được chia công bằng hoặc bố mẹ có giải thích, làm công tác tư tưởng trước đó chứng tỏ ông bà có cân nhắc đến mình, và ông bà trân trọng mối quan hệ đó, hoặc giả người đó kỳ vọng quá mức về mối quan hệ, địa vị tình cảm của mình trong lòng bố mẹ nên cảm giác “không phục”.Các cụ thời trước vẫn quan niệm đùm bọc con cái , của bố mẹ là của con cái nên khi bố mẹ mất ae hay cãi nhau về việc chia tài sản , em để ý mấy nhà em quen con cái toàn chủ doanh nghiệp rồi cũng còn cãi nhau về chuyện chia mảnh đất be bé của bố mẹ
Đúng rồi ạ, vụ việc sau đó ngã ngũ là chia đều cho các anh chị em. Và các chị viết giấy từ chối tài sản nhường lại cho ông anh cả. Ông em cực kỳ cay cú vì ông ấy phụng dưỡng chăm sóc ông bà bố mẹ bao năm, và có thể (cái này cháu ko chắc vì mình cũng chỉ nghe kể) là ông bà cho cho ông em đất đai nhưng bằng mồm. Do đó tốt nhất là cứ văn bản mà phệt, ts lúc rẻ thì ko ai tranh, lúc lên giá thành nhiều tỷ (nghe đâu cách đây 10 năm, tại thời điểm chia chác đã có giá mấy chục tỷ, cháu về chơi rồi, vườn rộng dã man luôn) thì lại đổ máu chứ ko đùa. Mình nuôi con từ nhỏ thì cứ tự tin là anh em bảo được nhau nhưng đến lúc lớn nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động nên có thể thay đổi khiến lòng tham nổi lên.Ở góc độ luật thì hình như ko tính đến vấn đề hương hoả, thờ phụng khi chia đất thừa kế thì phải. Giả dụ đang kiện cáo chưa ngã ngũ, bố mẹ mất ko có di chúc gì thì mảnh đất đó chia đều bằng nhau cho cả con gái lẫn con trai. Anh cả hay anh thứ cũng được 1 phần bằng nhau bất kể có con trai sau này cúng giỗ hay ko?
Vụ đất nhà thờ đứng tên con trưởng mà con trưởng lại toàn con gái thì ko hiểu sẽ xử lí giấy tờ ntn cho ổn thoả nhỉ? ko làm gì cứ để tự nhiên thì khi mất muốn hay ko mảnh đất đó cũng được chuyển tên cho các con gái theo luật thừa kế thì cũng rắc rối nhỉ? Viết trước di chúc là sau này mất thì chuyển mảnh đất đó sang cho cháu trai (con ông chú) thì có vướng gì luật thừa kế ko nhỉ? Nếu ko thì chỉ còn cách khi đang sống, sang tên luôn mảnh đất này cho cháu trai con chú. Nhưng thế lại phức tạp kiểu khác.
Như này thì lại là không đúng nha. Em rất ghét trò bịt mắt lừa người này đậc biệt là người trong nhà.Nhà chồng em thì ngược lại ạ. Lúc sắp cưới và mới cưới thì ông bà gióng giả sẽ cho/định cho hoặc hoặc nhà này đất kia tên chồng em. Rồi dần dần chuyện đó càng lúc càng ít được nhắc đến. Năm 2020 có 1 lần ông anh rể chồng gọi 2 vợ chồng em về ký giấy tờ, em vừa ký vừa liếc qua thì thấy là hợp đồng bán mấy trăm m2 đất ở quê (không biết chỗ nào) của chồng em bán cho vợ chồng bà chị gái giá hợp đồng tầm hơn 3 trăm triệu. Bên mua ký tá đủ cả rồi và 2 vợ chồng em ngồi ký tá 1 mớ ngay tại UBND xã trước mặt đồng chí cán bộ tư pháp, địa chính xã mất khoảng 10 phút rồi về, không 1 lời giải thích. Sau vụ đó thì không nhắc gì đến đất này nhà kia của chồng em nữa
Lấy về trồng rau nuôi gà vịt ngồi lái trứngNhà cháu cũng chả có xu nào, mãi đến 1-2 năm gần đây tự nhiên ông bà gióng giả cho cái nhà ông bà đang ở nhưng với điều kiện là phải abc, xyz. Tính cháu nó lắng, cho là cho, kèm theo điều kiện thì thôi. Với tính tình 2 ông anh trai thì cháu đoán là cũng ko ai tranh chấp gì mảnh đất đấy. Nhưng mà lúc đến tay mình chắc cũng hơn 50 gần 60 rồi. Lúc ấy còn thiết tha gì nữa đâu.
Có điều kiện ở thì mới trồng rau nuôi gà ấp trứng được chứ.Lấy về trồng rau nuôi gà vịt ngồi lái trứng
Cho người thân trồng và nuôi . Đất mình vẫn lấy thôi mợ ví dụ như của em đâyCó điều kiện ở thì mới trồng rau nuôi gà ấp trứng được chứ.
Em cũng hơi giống cụ, hồi anh em mua nhà em cho vay gần hết tiền em có trong vài nằm, lúc mà lãi suất 17-18% ấy. Còn một anh là trong bất cứ sự kiện gì em cũng cho vay mà lúc đó cũng ko biết khi nào trả.Em có bà chị thời đại học em phá hết của nhà đến của chị gái, đến nỗi chị ấy tý thì không sống nổi ở nhà chồng, nhưng may có ông anh rể quý thằng cậu hết mức bao che cho. Rồi khi đi làm có tý tiền, năm 2000 hay 2001 gì đấy đưa cho chị vay tất đâu 31tr gì đấy để mua cái xe tải chạy vật liệu. Thời đấy tiền to lắm, đất mặt đường quốc lộ ở quê em có 18tr/suất hơn 100m2 (giờ một lô phải hơn 5 tỷ). Thế rồi làm ăn cũng chả đâu vào đâu, thỉnh thoảng về anh chị ấy lại tích cóp được ít trả cậu mà chưa bao giờ em cầm một đồng nào, bảo anh chị để đấy mà nuôi các cháu ăn học, khi nào dư giả thì trả sau. Thời gian thấm thoắt trôi đi, kể cả lúc em cần tiền thì cũng không đòi và đến tận giờ đây. Mợ nghĩ anh chị giờ chả em thế nào ? Số tiền ngày đấy nó to chứ giờ đáng bao nhiêu. chưa kể em còn giúp thêm nhiều lần khác tuy ko to bằng số tiền hồi đó. Cách đấy mấy năm em cũng nói luôn tất cả các khoản trước đây em giúp đỡ là cho anh chị để anh rể mình đỡ lăn tăn phiền muộn trong lòng
Em cũng giống mợ, trăm đồng tiền công ko bằng đồng tiền thưởng.Đồng ý với mợ, tiền em giúp đỡ bm gd nhiều gấp mấy lần số "thừa kế" ấy chứ, nhưng bm phân chia thừa kế rõ ràng là có thể hiện tình cảm. Người ta nói "đồng tiền đi liền khúc ruột", nếu không có lý do gì hợp lý có thể nói rõ ra được (ví dụ cần giúp đỡ ai học hành hay cs khó khăn, hay thờ cúng) thì tại sao lại thiên vị nếu không phải là tình cảm/ vị trí trong gd khác biệt?
Tiền "thừa kế" bm em có thể cho em chắc bằng vài tháng thu nhập của mình, thực sự không đáng báo nhiêu, em cũng không quan tâm nhà chồng nghĩ gì, nhưng số tiền đấy là tình cảm của bm với mình, hoặc với con mình, nên với em là quý. Thế nên em không quan tâm đến thừa kế từ bmc (vì không có nhu cầu cần tình cảm từ bmc) - nhưng em quan tâm đến thừa kế từ bm mình.
Em cực kỳ hết lòng với gd ngay cả những lúc mình khó khăn không dư dả, em yêu cầu bố mẹ/ gd cũng cư xử như thế với mình.
Nhà em còn có một cái "hương hỏa" thế này to kinh khủng khiếp mà con cháu tứ tán khắp nơi rồi (cũng chả có di chúc) không biết lúc cần thì xử lí sao đây. Tạm thời thì chưa có vấn đề (cũng chỉ để anh em tụ họp giỗ lễ với ai thích thì về lấy một phòng mà ở) nhưng nếu lúc ai đấy cần mà nhìn vào thì cũng khó xử.Đúng rồi ạ, vụ việc sau đó ngã ngũ là chia đều cho các anh chị em. Và các chị viết giấy từ chối tài sản nhường lại cho ông anh cả. Ông em cực kỳ cay cú vì ông ấy phụng dưỡng chăm sóc ông bà bố mẹ bao năm, và có thể (cái này cháu ko chắc vì mình cũng chỉ nghe kể) là ông bà cho cho ông em đất đai nhưng bằng mồm. Do đó tốt nhất là cứ văn bản mà phệt, ts lúc rẻ thì ko ai tranh, lúc lên giá thành nhiều tỷ (nghe đâu cách đây 10 năm, tại thời điểm chia chác đã có giá mấy chục tỷ, cháu về chơi rồi, vườn rộng dã man luôn) thì lại đổ máu chứ ko đùa. Mình nuôi con từ nhỏ thì cứ tự tin là anh em bảo được nhau nhưng đến lúc lớn nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động nên có thể thay đổi khiến lòng tham nổi lên.
Trường hợp đất thừa kế ko muốn cho con gái mà muốn di chúc cho cháu trai cũng ok mà, chẳng vướng gì cả ngoại trừ trường hợp con gái ông con trưởng tàn tật, mất sức lao động.
Vậy nhà cụ h maintain và chăm sóc nó như thế nào? Mỗi nhà 1 phòng thì chắc cũng to, còn vườn tược cây cối nhà thờ nữa … mất công mất của lắm.Nhà em còn có một cái "hương hỏa" thế này to kinh khủng khiếp mà con cháu tứ tán khắp nơi rồi (cũng chả có di chúc) không biết lúc cần thì xử lí sao đây. Tạm thời thì chưa có vấn đề (cũng chỉ để anh em tụ họp giỗ lễ với ai thích thì về lấy một phòng mà ở) nhưng nếu lúc ai đấy cần mà nhìn vào thì cũng khó xử.
Vụ này thì em không buồn, vì không phải ruột thịt của em, em chỉ cảm thấy không được tôn trọng. Còn em cũng không hiền như Cụ BDS68 nhận xét. Chồng em mới là người hiền và không tham, không để ý những chuyện đó.Như này thì lại là không đúng nha. Em rất ghét trò bịt mắt lừa người này đậc biệt là người trong nhà.