[Funland] Thái Bình xưa

TungThoc

Xe điện
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
4,833
Động cơ
500,912 Mã lực
Cụ nội em là phú nông yêu nước của làng, giúp cách mạng nhưng nhà cụ em sau cải cách ruộng đất còn bị tịch thu hết tài sản, ông nội em suýt bị giam đấy cụ.
Vâng, mỗi người dân đều yêu nước theo cách của mình. Thời đại và nhận thức quản lý đôi khi cũng có chỗ này chỗ khác sai lầm cụ ạ, lịch sử là vậy chẳng thay đổi được. Rất may cho gia đình cụ đã không phải chịu oan khuất.
Ông nội em cũng trong tình cảnh tương tự, là người rất giỏi cả chữ nôm, chữ hán, tiếng Pháp, lúc còn trẻ đi làm cai thầu cho Pháp và triều đình khắp nơi từ Hà Nội Hải Dương Hải Phòng - ông cũng có khá nhiều tiền (cuối đời ông chợt nhớ mới sai con cháu đào góc vườn lên 7 thúng tiền đã bị gỉ sét hết), sau theo Đảng làm du kích về quê kháng chiến, nhiều lần bằng vào dự báo và tính toán khôn ngoan nên đã giúp du kích giúp làng tránh khỏi những trận đối đầu trực diện với quân Pháp. Ruộng đất của nhà rất nhiều, ngay khi biết đến chủ trương cải cách ruộng đất, ông đã chủ động mang ruộng của nhà mình chia cho toàn bộ người trong họ hàng làng xóm, chia hết, chỉ giữ lại rất ít cho nhà mình. Đến đồ đồng, đồ gỗ, đồ sứ trong nhà cũng sớm mang ra chia đều hết cho làng xóm... Nhờ vậy mà nhà cháu tránh thoát được nạn đấu tố trong cải cách ruộng đất. Ông yêu nước theo cách của ông, cách mạng thành công ông không đi làm cán bộ vẫn chỉ làm nông dân kèm theo việc dạy chữ nôm, đi cúng bái nhưng trong nhà không có điện thờ chẳng có bát hương.
Lúc còn sống ông nội thường dạy con cháu tránh tham lam quá mức.
Bọn trẻ con nhà em mỗi lần giỗ ông hoặc thăm mộ lại hỏi sao cụ nhà mình giỏi thế không làm lãnh đạo? Lúc bé em cũng hỏi ông như vậy, ông chỉ cười gõ đầu em mà rằng: thành lãnh đạo để làm gì?, em chỉ mong ông làm lãnh đạo để mua kẹo cho cháu, để chở xe cháu đi lên tỉnh. Thế là ông đi mua kẹo, đi mua xe đạp Fovourite chở em đi lên thị xã chơi mỗi khi em được nghỉ học.
Nhớ về quê hương Thái Bình xưa, nhớ về ông nội kính yêu, em dù đã sắp qua tuổi ngũ tuần vẫn thấy mình như con trẻ.
 

vinsmoker

Xe máy
Biển số
OF-768429
Ngày cấp bằng
20/3/21
Số km
63
Động cơ
42,383 Mã lực
Ông nội vk nguyên là trưởng ban tuyên truyền ở tx TB, là liệt sỹ kháng chiến chống pháp. Ông hoạt động bí mật, bị chỉ điểm, bọn pháp cột dây ông hơn 10 người bắn ngay sông Trà Lý ko tìm dc xác. Con cháu luôn tự hào về ông.
 

Tuongtien1977

Xe điện
Biển số
OF-623327
Ngày cấp bằng
13/3/19
Số km
2,738
Động cơ
153,161 Mã lực
Tuổi
47
25-5-1954 – binh sĩ Pháp và Việt Nam càn quét ở Quốc lộ 10 giữa Nam Định và Thái Bình. Một trong những bức hình cuối cùng của Robert Capa trườc khi ông trúng min chết lúc 14 giơ 55 phút. Ảnh: Robert Capa
Photographer_Robert Capa (21).jpg
Photographer_Robert Capa (22).jpg
Photographer_Robert Capa (23).jpg
Photographer_Robert Capa (24).jpg
Photographer_Robert Capa (25).jpg
7/5/1954 mình chiến thắng điện biên phủ rồi sao 25/5 pháp vẫn đi càng ở thái bình ?
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,187
Động cơ
455,271 Mã lực
7/5/1954 mình chiến thắng điện biên phủ rồi sao 25/5 pháp vẫn đi càng ở thái bình ?
Thì 25/5 pháp vẫn giữ ở đồng bằng, mãi 10/10 mới tiếp quản thủ đô, hơn một năm sau pháp vẫn ở Hải phòng mà
 
Chỉnh sửa cuối:

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
309
Động cơ
23,838 Mã lực
Tuổi
32
Khắp các tỉnh miền Bắc trong kháng chiến chống Pháp không thiếu gì những làng tổ chức giỗ tập thể cả làng, thực tế là giỗ toàn bộ những người đàn ông trong làng. Cứ mỗi lần du kích chống càn thành công là lại bị quân Pháp và lính tề bao vây bắt toàn bộ đàn ông trong làng giết hết để trả thù, bất kể ai dù ở làng hay đi qua làng là bị giết hết. Nhiều làng ở Thái Bình vẫn còn tổ chức giỗ làng, nỗi đau cùng cực của người dân mất nước là như vậy nên dân tộc VN đã vùng lên sẵn sàng hi sinh đến giọt máu cuối cùng để giành lấy độc lập tự do.
Quê em làng Đại đồng xã Tân Hòa huyện Vũ Thư, ông nội em cùng nhiều đồng chí tham gia du kích, mỗi lần phục kích tiêu diệt lính Pháp hoặc chống càn xong là toàn bộ đàn ông trong làng cũng du kích đêm bơi qua sông Trà Lý trốn sang huyện Tiên Hưng, Hưng Hà hoặc thậm chí trốn lên tận tỉnh Hà Nam hoặc Hưng Yên, lâu lâu êm êm lại về đánh tiếp.
Làng bên cạnh là làng tề chúng thường rình mò mỗi lần đàn ông trong làng xuất hiện là lại gọi lính Pháp về càn, đầu ngõ nhà em là nơi chúng thường chặt đầu đàn ông nếu đi càn bắt được... quá khứ đau thương và oai hùng của cha ông kháng chiến chống xâm lược là mạch nguồn chảy mãi trong mỗi đứa con của làng em.
Cho đến bây giờ đã gần 70 năm trôi qua, nhiều làng đã xóa nhòa ranh giới địa chính, nhưng vẫn còn gờn gợn trong lòng người dân có chút phân biệt làng mình với làng tề, nhất là trong những nhà có người thân bị giặc giết thì con cháu cưới gả với người ở làng bên các cụ xem xét kỹ lắm, nhiều đôi bị phản đối quyết liệt đến mức chia rẽ.
Cháu thuộc thế hệ 9x thôi, quê gốc cả cha lẫn mẹ đều ở Thái Bình. Cháu biết làng tề bác nói nghĩa là làng theo tôn giáo ấy ấy. Quê cháu làng Bương Thượng - Bương Hạ bị Pháp về thảm sát cả làng. Khét tiếng "bốt Quỳnh Lang" Pháp và tề chôn sống mấy trăm người: "Thái Bình có bốt Quỳnh Lang, có hầm chọc tiết có hang chôn người". Ông nội cháu vì tránh bị giết nên tản cư sang Hải Dương rồi mới lấy bà nội. Cả ông nội và bà nội đều là du kích. Thời đó quê mình là vùng địch hậu, ông nội cháu tham gia du kích, rất giỏi đánh "độn thổ", sau khi bộ đội chủ lực về thì theo đi bộ đội, từng tham gia đánh sân bay Bạch Mai rồi bị thương. Hiệp định Giơ ne vơ lập lại hòa bình phục viên về làm ruộng.

Ông nội kể nhiều chuyện về bọn Pháp, Nhật, tề cực kỳ dã man tàn bạo. Quân Nhật đi trên đường, ai không tránh đường kịp cho nó đi nó rút kiếm đâm chết, giết cả đàn bà chửa. Còn bọn lính Tây đen càn vào làng nhặt xác lợn chết pháo đốt đống lửa nướng ăn rồi vẫn mặc nguyên đồ lính nhảy ùm xuống ao tắm, lính Tây đen hãm hiếp cả bà già..

Nhà cụ nội cháu thì trước là địa chủ, làm lý trưởng nhưng vì cụ nghiện thuốc phiện, con cái toàn con trai phá gia tri tử ông thì mê đánh bạc, ông khác thì mê hát xẩm nên bán sạch nhà cửa, té ra lại may vì khi cách mạng về thì đã nghèo rồi, thành phần bần cố nông không bị đấu tố. Đến thời các em của ông nội và các bác đi bộ đội đánh Mỹ, chiến đấu khắp các chiến trường đến cả thời đánh Campuchia, có người về có người nằm lại mặt trận. Em trai của cụ nội có ông giàu làm địa chủ thì bị đấu tố chết, con trai trốn chạy vào nam làm đến đại tá ngụy rồi chạy sang Mỹ năm 1975, chết ở bên Mỹ, con cháu có về quê nhận họ nhưng cả họ không cho nhận...
 
Chỉnh sửa cuối:

Trà Lý

Xe tăng
Biển số
OF-835712
Ngày cấp bằng
20/6/23
Số km
1,836
Động cơ
30,676 Mã lực
Cháu thuộc thế hệ 9x thôi, quê gốc cả cha lẫn mẹ đều ở Thái Bình. Cháu biết làng tề bác nói nghĩa là làng theo tôn giáo ấy ấy. Quê cháu làng Bương Thượng - Bương Hạ bị Pháp về thảm sát cả làng. Khét tiếng "bốt Quỳnh Lang" Pháp và tề chôn sống mấy trăm người: "Thái Bình có bốt Quỳnh Lang, có hầm chọc tiết có hang chôn người". Ông nội cháu vì tránh bị giết nên tản cư sang Hải Dương rồi mới lấy bà nội. Cả ông nội và bà nội đều là du kích. Thời đó quê mình là vùng địch hậu, ông nội cháu tham gia du kích, rất giỏi đánh "độn thổ", sau khi bộ đội chủ lực về thì theo đi bộ đội, từng tham gia đánh sân bay Bạch Mai rồi bị thương. Hiệp định Giơ ne vơ lập lại hòa bình phục viên về làm ruộng.

Ông nội kể nhiều chuyện về bọn Pháp, Nhật, tề cực kỳ dã man tàn bạo. Quân Nhật đi trên đường, ai không tránh đường kịp cho nó đi nó rút kiếm đâm chết, giết cả đàn bà chửa. Còn bọn lính Tây đen càn vào làng nhặt xác lợn chết pháo đốt đống lửa nướng ăn rồi vẫn mặc nguyên đồ lính nhảy ùm xuống ao tắm, lính Tây đen hãm hiếp cả bà già..

Nhà cụ nội cháu thì trước là địa chủ, làm lý trưởng nhưng vì cụ nghiện thuốc phiện, con cái toàn con trai phá gia tri tử ông thì mê đánh bạc, ông khác thì mê hát xẩm nên bán sạch nhà cửa, té ra lại may vì khi cách mạng về thì đã nghèo rồi, thành phần bần cố nông không bị đấu tố. Đến thời các em của ông nội và các bác đi bộ đội đánh Mỹ, chiến đấu khắp các chiến trường đến cả thời đánh Campuchia, có người về có người nằm lại mặt trận. Em trai của cụ nội có ông giàu làm địa chủ thì bị đấu tố chết, con trai trốn chạy vào nam làm đến đại tá ngụy rồi chạy sang Mỹ năm 1975, chết ở bên Mỹ, con cháu có về quê nhận họ nhưng cả họ không cho nhận...
Bên nhà vợ em cũng vừa giỗ cụ bà, năm 1953 cụ cùng 2 cháu gọi cụ bằng bà ngồi trong bếp nấu cơm ngay cạnh Đình Làng chợ Khô - Hoa Lư - Đông Hưng bị Pháp nã pháo trúng giữa bếp, chết cả 3 bà cháu, mới giỗ chung được mấy hôm.
 

mihkun

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173291
Ngày cấp bằng
23/12/12
Số km
1,928
Động cơ
367,826 Mã lực
Ông nội em tham gia ĐBP, bị thương nên sau Hiệp Định được phân về lãnh đạo trong nghành xd của tỉnh. Sống liêm khiết đến cuối đời, nhà chả có gì. Cấm bà nội em buôn bán, bắt bố em tự bươn chải đi học đi làm chứ không nhờ vả hay hỗ trợ. Cuối cùng ông mất năm 80, có để băng cát xét ghi âm lại. Lần cuối em nghe là khoảng năm 1996, em có nhớ mỗi một câu: “cả đời bố đã tin vào Đảng… xoẹt xoẹt… không vụ lợi… xoẹt xoẹt (rất dài)… nhưng rồi sau này đất nước sẽ thay đổi”.
Và giờ thì em thấy nó thay đổi: không tìm được lãnh đạo nghành xây dựng hay bất cứ nghành nào giống như ông nội em nữa.
Chả biết nên vui hay buồn.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
1914 – những người cùi (hủi) trong trại phong ở Dương Tế (Vũ Thư, Thái Bình). Ảnh: Léon Busy
Trong bối cảnh khốn khó của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 19, người bị mắc bệnh phong khá nhiều, bị xã hội hắt hủi, bỏ rơi, không nhà cửa, sống vạ vật, lang thang khắp thành thị lẫn thôn quê.
Khi đó, trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn một trong “tứ chứng nan y” lây lan, trên hết là sự thương cảm đối với những con người có số phận thiếu may mắn này, Giám mục Pedro Muna Gomi đã có ý tưởng và xúc tiến các bước chuẩn bị để thành lập một khu tập trung, cách ly những người bệnh nhằm thuận tiện cho việc chăm sóc, điều trị.
Và, dải đất Văn Môn nằm hoang hóa, heo hút ven con sông Hồng, xa nhà cửa, vắng người qua lại ngày ấy (ngày nay thuộc địa bàn xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) được lựa chọn làm địa điểm. Đến năm 1900 thì Trại Dưỡng tế (Văn Môn) chính thức được thành lập theo quyết định của Hội Thừa sai Paris (Pháp).
Việt Nam 1914-1917 Léon Busy (479_1) Thái Bình.jpg
Việt Nam 1914-1917 Léon Busy (479_2).jpg
Việt Nam 1914-1917 Léon Busy (479_3).jpg
Việt Nam 1914-1917 Léon Busy (479_4).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Thái Bình 1937 (x1).jpg

1937 – Nhà của Tổng đốc Thái Bình Vi Văn Định ở Thái Bình
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top