- Biển số
- OF-318476
- Ngày cấp bằng
- 5/5/14
- Số km
- 7,300
- Động cơ
- -697 Mã lực
Tâm quốc là truyện mà nhỉ?mà truyện viết sao thì nên thế thôi
Có hai vấn đề của lịch sử trong thời Tam Quốc.Thật quý hiếm. Thanks cụ share
Tốc độ trung bình của ngựa theo e biết là 55-70km/h(ngựa tốt truyền tin), khoảng cách từ bắc kinh đến bằng tường(giáp đồng đăng) là 2550km( đấy là đường bây h, ngày xưa thì ko biết)E cũng thắc mắc ngoài thực tế...trc kia hành quân xâm chiếm của phương bắc..
Đi hàng mấy vạn binh mã rừng thiêng, nước độc ..thế mà ntn từ Tq kéo sang tận ải chi lăng, thành thăng long?!
Bây giờ oto đi từ hn lên cao bằng còn mất 5-6 tiếng..thế mà ngày xưa đi bộ, đường xá ko có ko hiểu đi kiểu gì?!
Chưa nói có sử ghi chép..có tướng nhận lệnh từ Bắc Kinh..xa hàng mấy nghìn km như thế..đến đc biên giới nước ta đã mất bố mấy năm?
Việc loạn tại Giao Châu có liên quan tới gia tộc Sĩ Nhiếp.Cụ cho thêm thông tin đi cụ
Tam quốc e biết mỗi Điêu Thuyền
Hội đồng dâm hành hiệp giang hồThuỷ hử em biết mỗi Kim Liên
Em nhớ chính xác đoạn chém Hoa Hùng (vì đầu truyện bao giờ cũng nhớ hơn), còn đoạn chém Nhan Lương có rót rượu hay ko thì ko nhớ gì cả.Nhà chau không nhầm thì lúc ấy Quan Vũ lưu lạc ở bên Tào Tháo, Lưu Bị lưu lạc bên Viên Thiệu. Nhan Lương là tướng bên Thiệu sang đánh Tào ạ.Trước khi ra trận Tào Tháo rót rượu mời Quan Công, nhưng QC bảo để ra trận đã. Chém xong xách đầu Nhan Lương vào chén rượu vẫn còn nóng ạ.
Sau khi biết tin Quan Vũ mới bỏ Tào về với Lưu Bị nên qua 5 ải chém 6 tướng đấy ạ. Còn chém Hoa Hùng là vụ khác cụ ạ.
Khoảng cách nó ko phải là từ tay em hay tay cụ đến bàn phím ipad đâu, thời gian nó cũng ko nhanh đc như thời gian gõ phím. Quân tướng vào đó chết hết, ông là thánh à mà ông ko chết cũng trong hoàn cảnh đó.
Chẳng phải chạy chỗ nào hết, quân phòng thủ thì người ta bố trí trận địa thế nào cho có lợi nhất hết rồi, đâu cần ai dậy.
Lớp ngồi lớp đứng, tầng thấp tầng cao, lớp này buông tên lớp kia mới buông, thời gian trống giữa 2 đợt tên đó chính là để tra tên tiếp theo.
Trừ ngồi trong M113 tiến vào trận tên thôi chứ mặc giáp thì chỉ giáp giờ mới đỡ đc, khiên thuẫn nào che kín cả người đc.
Có những trận quân cũng đánh nhau chứ cụ. Cái trận mà 1 bên làm ra cái thiết xa rồi cho người vào trong đẩy xe chạy đấy. Trận đầu thắng rất nhanh, trận sau quân đồi phương nó lật cả xe lên, chém chết người ở trong => vỡ trận.Truyện chỉ túm lại thế thôi không mô tả chi tiết đc. Trận đánh chắc chắn là ko chỉ hai ông tướng đánh nhau
Bọn Phalanx centurion trong Tam Quốc được chỉ huy bởi Mã Siêu nhé. Anh này 1 mình tẩn Tào Tháo tý tô rồi. Tào thắng ngược là vì chiến thuật mưa dầm đái khai thôi, đấu tay đôi với quân Tây Lương thua to
Cụ viết dài thế làm gì. Em ko đọc đc nhiều chữ thế đâu.Cụ đừng nói chuyện gõ phím nữa, em phân tích rõ ràng về thời gian, khoảng cách, còn đương nhiên viết ra được lập luận thì vẫn phải gõ phím mới hiện ra được, cụ nói gõ phím với ý đó em thấy như bọn trẻ trâu ấy.
Cụ nói về chuyện bắn tên, nhưng cụ chưa trả lời em khoảng cách tên bắn, thời gian tên bay đến nơi, thời gian chạy chỗ của quân bị bắn, trang bị của quân bị bắn, chứng tỏ cụ chưa tính toán thực tế.
Cụ nghĩ xếp lớp là bắn được à, bắn ra là nó phải chết à, cụ hơi bị nhầm đấy, nếu có khiên mộc đầy đủ, bắn đến hết tên cũng chưa chắc ngăn được, thời gian bắn và thời gian tra tên đồng hành với thời gian di chuyển của bên bị bắn, với cung tên thì hết tên là phải chạy, phải trốn, nếu đối phương che chắn tốt, tổn thất ít, thì hết tên rồi mà giáp mặt nhau thì ai thắng ai thua, ai sống ai chết, cụ cũng nên biết, quân cung thủ trừ cung với rất nhiều tên ra, phần trang bị còn lại cực kỳ đơn sơ và mỏng nhẹ, nên khi bị áp sát thì thua rất nhanh, kiểu như cụ nói chỉ là bắn tên thôi, còn thua và bị giết chỉ là vấn đề thời gian, vì cụ bỏ qua các trang bị chống cung tên, đội hình chống cung tên, thời gian khi đối mặt với đội hình như vậy.
Em lấy ví dụ:
Cung tên bắn xa 100 bước, tên bay bằng thời gian bước 3 giây, thời gian lắp tên lại khoảng 5 giây, mỗi bước bình thường tương đương 1 giây, vậy cung tên của cụ chỉ có thể tấn công khi đối phương vào khoảng 103 bước, tạm bỏ qua gió tạt, gió xuôi thì cộng thêm khoảng cách, gió ngược thì trừ bớt khoảng cách, nếu có gió ngang thì vừa trừ bớt khoảng cách vừa bị cộng thêm thời gian bắn do phải ngắm lại hướng và cung đường tên bay dài hơn. Quân cung thủ có 300 người, mỗi người mang tối đa 50 tên, tạm xếp 3 lớp, mỗi lớp 100 người lại xếp 3 hàng 33 người, vì mỗi đội cung tên sẽ có 1 chỉ huy, thằng này không bắn mà đứng quan sát và ra lệnh bắn thế nào, như vậy 300 quân cung thủ cơ bản có 297 thằng bắn, xếp thành 9 hàng 33 người, khoảng cách các hàng có thể vào khoảng 3 bước chân, em cho đứng cả, chứ đứng lên ngồi xuống còn ảnh hưởng cả thời gian bắn lắp tên. Trường hợp vừa bắn vừa lùi, sẽ là 3 lớp đầu bắn 1 lượt, vừa lui về vừa lắp tên, chạy được đến về sau lớp thứ 3 sẽ là 7 bước chân, tốc độ chạy khoảng gấp đôi tốc độ đi thường vậy sẽ mất dưới 5 giây, tạm tính tra tên 5 giây đã bao gồm cả chạy chỗ, cứ thế lần lượt mỗi một lượt bắn sẽ mất 5 giây. Trường hợp bắn cùng lúc thì với tốc độ chạy của đối phương thì sau 103 bước sẽ khoảng 50 giây, vậy thì quân cung thủ giỏi thì bắn được 8-9 lượt vì sau đó sẽ cận chiến. Trường hợp vừa bắn vừa lùi thì sẽ bắn được cỡ gấp rưỡi, 16-17 lượt là cận chiến.
Thực tế trong chiến trận không bên nào để quân cung phải đối mặt quân bộ hoặc quân kỵ, mà luôn phải có 1 hoặc vài khối quân bộ đứng chắn trước bảo vệ, khoảng cách vì thế lại rút ngắn lại, và quân bộ lại phải chống đỡ quân cung của đối phương.
Kỵ binh mạnh nhất thời Tam Quốc chưa phải là quân Tây Lương đâu cụ nhé , đội quân kỵ mạnh nhất là dân Ô Hoàn ở phía Bắc thuộc Mông Cổ sau này khi Viên Thiệu thua thì hàng Tàu và được mệnh danh là Thiên Hạ Đệ Nhất Kỵ Đội !Sai Cụ nhé.
Mã Siêu thống lĩnh quân Tây Lương (trước thời họ Mã làm Thái Thú thì vùng này Thái Thú là...Đổng Trác).
Quân Tây Lương ứng với những quân kỵ binh Hán tộc và các du mục bộ lạc gốc Hung nô ở vùng Cam Túc hiện tại quy phục nhà Hán phên dậu chống lại quân Hung nô.
Nó là nòng cốt của quân đội Tần thống nhất Trung Quốc, là chủ lực của Đổng Trác khi nhập Trường An cứu giá trong loạn Hà Tiến nó cũng là đám quân của An Lộc Sơn - Sử Tử Minh làm tàn Đường.
Tức là nó phải tương đương Thiết kỵ binh tinh nhuệ phòng thủ Hung nô của Hán triều.
Theo kiểu bọn Tầu thì nó là Tinh anh của Tinh anh.
Còn quân của Tào Tháo ban đầu, đa phần là mộ từ tàn quân Khăn Vàng ở vùng Thương Châu (Hà Bắc) được họ Tào mộ lại đánh nhau với quân Tây Lương, đa phần là dân nghèo làm phản đội khăn vàng thì tuổi tôm mà đòi so với Tây Lương.
Kỵ binh mạnh nhất của họ Tào là Hổ Báo Kỵ, là những gia binh gia tướng họ Tào - Hạ Hầu cũng không có cửa so với Tây Lương.
Quân của Viên Thiệu thì tuy vẫn là Hà Bắc nhưng lại là gia binh của họ Viên.
Quân của Công Tôn Toản - Lưu Bị lại là quân từ bán đảo Liêu Đông bao gồm cả Bắc Triều Tiên.
Cụ viết dài thế làm gì. Em ko đọc đc nhiều chữ thế đâu.
Nói trong còm cụ gì trước ấy, tướng khác vào chỗ đó là là chết hết, chẳng lý do gì ông cũng vào lại ko chết, trong khi trang bị là như nhau, hoàn cảnh chiến đấu là như nhau. Ko những ko chết ông còn chém chết hàng chục tướng địch, đao cùn thay đao chém tiếp trong khi vẫn bị tên bắn.
Cổ nhân có công thì ghi công, nhưng nó đừng có thánh tướng lên làm gì.
Nói để thấy cái vô lý, cái sự nâng bi kiểu thô thiển ko nên tồn tại, thế thôi.
Chứ em ko phải cung thủ, ko phải nhà nghiên cứu quân sự để đi sâu vào tranh cãi với cụ, tự nhiên cụ từ chỗ nào xuất hiện quất còm em xong viết cả trang như tờ sớ ấy bắt em đọc rồi tính toán thế nọ, trả lời thế kia. Em ko rảnh đến mức ấy. Cụ đừng quất còm em nữa, em chặn nick cụ ngay sau đây.
Kỵ binh mạnh nhất thời Tam Quốc chưa phải là quân Tây Lương đâu cụ nhé , đội quân kỵ mạnh nhất là dân Ô Hoàn ở phía Bắc thuộc Mông Cổ sau này khi Viên Thiệu thua thì hàng Tàu và được mệnh danh là Thiên Hạ Đệ Nhất Kỵ Đội !
Nó tuỳ tình huống chứ, thường thì tướng dẫn quân phá trận giặc:tướng có ngựa và giáp coi như cái xe tăng nhân thịt tiên phong phá đội hình để quân bộ ùa theo chiếm đất cướp cờ, phá đại trận gồm nhiều nhóm quân của giặc.
Khi có đại chiến mà thế trận, lượng quân cân bằng, dàn quân xong thấy không bên nào xông lên trước thì phải có tướng ra thách đấu để tỉa thủ lĩnh bên kia, tạo điểm yếu trong đại trận địch để oánh dzô. Chuyện Taras Bulba cũng tả như vậy.
Vả lại, tướng xưa luyện binh khí cũng kỹ, tâm lý háo thắng cũng thích lôi thằng ngang tầm ra đọ, nếu thắng lấy luôn quân bên kia thành quân mình, thế chả tiện quá mà đỡ mỏi tay .
Chém Hoa Hùng khi Viên Thiệu hội quân, tướng của Viên Thiệu ra tên nào là chết tên đó nên khi Quan Vũ ra thì ban cho 1 chén rượu lên cót. QV ra chém Hoa Hùng rồi về chén rượu vẫn còn nóng.
Chém Nhan Lương là chém trước trận còn chém Văn Sú là phi thẳng vào trận của Văn Sú mà chém.
Kỵ binh mạnh nhất thời Tam Quốc chưa phải là quân Tây Lương đâu cụ nhé , đội quân kỵ mạnh nhất là dân Ô Hoàn ở phía Bắc thuộc Mông Cổ sau này khi Viên Thiệu thua thì hàng Tàu và được mệnh danh là Thiên Hạ Đệ Nhất Kỵ Đội !
Theo sử liệu và Tam quốc chí thì người chém Hoa Hùng là Tôn Kiên.
Nhan Lương bị Quan Vũ chém chết thì đúng, còn Văn Xú là bị quân Trương Liêu giết chết.