- Biển số
- OF-520204
- Ngày cấp bằng
- 7/7/17
- Số km
- 1,529
- Động cơ
- 191,439 Mã lực
- Tuổi
- 38
Ôi e chỉ tạo thớt giải dốt 1 vấn đề mà đc học cả lịch sử luôn. Quý hóa quý hóa quá.
Cụ trích đoạn sử tàu nào nói Lục dận thế cho em mở mắt với, quả thật em ko biết!Chém láo.
Lục Dận là nhân vật có thật, tên tự là Kính Tông làm quan Ngự Sử và chỉ huy 8000 quân Đông Ngô dẹp loạn Triệu Ẩu (Bà Triệu) năm 248.
Sử Tầu cũng ghi lại Lục Dận là cháu họ của Đại đô đốc Lục Tốn và là con ruột của Tả thừa tướng Đông Ngô Lục Khải.
Sử Tầu còn ghi lại Lục Dận chơi thân với Thái tử Tôn Hoà (con thứ 3 của Tôn Quyền) sau được truy phong Ngô Văn Đế (là cha của Ngô Mạt Đế Tôn Hạo).
Các đại tướng quân đi chinh phạt phương Nam đều có thật, như Triệu Đà, Mã Viện, Lục Dận...
Tam quốc chí chép: “Tháng tư mùa hạ năm thứ sáu(năm 263). Người huyện Tuyền Lâm nói là có rồng vàng xuất hiện. Tháng năm, quan lại của quận Giao Chỉ là bọn Lữ Hưng làm phản, giết Thái thú Tôn Tư. Lúc đầu Tư bắt hơn nghìn thợ khéo trong quận đưa lên Kiến Nghiệp, vừa lúc quan Sát chiến đến, sợ lại bị bắt, cho nên bọn Hưng nhân đó phát động quân dân, chiêu dụ người rợ vậy”.Cụ trích đoạn sử tàu nào nói Lục dận thế cho em mở mắt với, quả thật em ko biết!
Em chưa thấy chỗ nào nói Lục Dận có họ với Lục Tốn ạ? Em có bảo là nhân vật này ko có đâu, chỉ nói gán cho họ hàng với danh tướng là ko có cơ sởTam quốc chí chép: “Tháng tư mùa hạ năm thứ sáu(năm 263). Người huyện Tuyền Lâm nói là có rồng vàng xuất hiện. Tháng năm, quan lại của quận Giao Chỉ là bọn Lữ Hưng làm phản, giết Thái thú Tôn Tư. Lúc đầu Tư bắt hơn nghìn thợ khéo trong quận đưa lên Kiến Nghiệp, vừa lúc quan Sát chiến đến, sợ lại bị bắt, cho nên bọn Hưng nhân đó phát động quân dân, chiêu dụ người rợ vậy”.
Tam quốc chí chép: “Năm Xích Ô thứ mười một(năm 248), người rợ ở quận Giao Chỉ, Cửu Chân đánh dẹp thành ấp, Giao Châu nhiễu động. Lấy Dận làm Giao Châu Thứ sử, An nam hiệu úy. Dận vào miền nam, dùng ân tín để dụ, ưa việc chiêu nạp, hơn ba nghìn người phe đảng của bọn cừ súy Hoàng Ngô ở huyện Cao Lương đều ra hàng. Dẫn quân xuống phía nam, tuyên bố rất thật, đem tiền của để trao tặng. Hơn trăm tướng giặc, năm vạn người dân ở nơi sâu xa khó quản, chẳng ai không cúi đầu, do đó Giao Châu yên bình. Liền bái chức An nam tướng quân. Lại đánh giặc ở ở huyện Kiến Lăng quận Thương Ngô, phá chúng, trước sau đem hơn tám nghìn quân để cấp vào quân đội”.
Rất có thể, khi Quyền dựng sửa cung Kiến Khang, Thái thú Giao Chỉ tên Tôn Tư đã bắt hơn nghìn thợ khéo trong quận đưa lên Kiến Nghiệp. Do đó đã khiến người rợ ở quận Giao Chỉ, Cửu Chân nổi dậy chống đối, đánh dẹp thành ấp.
Thái Bình ngự lãm chép: “Sách “Giao Châu kí” của Lưu Hân Kì nói: Triệu Ẩu, vũ dài mấy thước, không lấy chồng, vào núi tụ tập bọn giặc cướp. Rồi làm phản lại quận thường đi guốc vàng, lúc đánh trận rút lui liền giương màn trướng, giao cho người trẻ khỏe truyền lệnh, để mấy chục người gái hầu ở bên. Thứ sử Lục Dận đánh dẹp cô ta”.
Giao Châu ký chép: “Triệu Ẩu, là người con gái huyện Quân An, quận Cửu Chân. Vú dài mấy thước, không ở nhà, vào núi tụ tập bọn trộm cướp, thường đi guốc mui cong”.
Như vậy thủ lĩnh của người rợ tên là Triệu Ẩu, người huyện Quân An, quận Cửu Chân. Cuộc nổi dậy rộng khắp hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân, khiến Giao Châu nhiễu động. Cuộc nổi dậy bằng vũ lực, đánh dẹp thành ấp. Trong cuộc nổi dậy này không có sự hiện diện của quận Nhật Nam. Cho thấy quận này do người Man Di kiểm soát.
Tam quốc chí chép: “Tính Dận vốn thông đạt, tài lược trong sách, xưa làm Tuyển tào, công lao đáng ghi. Trở về tại Giao Châu, ban bố ân đức của triều đình, dân ly tán nương dựa, góc biển yên ổn” và “chưa có ai như Dận chỉ dùng ân tín mà thôi. Nhận lệnh ở châu, được hơn mười năm, làm khách đất lạ”
Lục Dận được lấy làm Thứ sử Giao Châu. Dận vào miền nam, dùng ân tín để dụ, ưa việc chiêu nạp, nên hơn ba ngàn người của cừ súy Hoàng Ngô ở huyện Cao Lương quận Hợp Phố ra hàng. Chưa bao giờ, nhà Ngô cai trị yên ổn ở Cao Lương. Từ Bộ Chất tới Lữu Đại và giờ tới Lục Dận. Hãy xem cái cách mà người được coi là dẹp giặc Cao Lương tốt nhất như thế nào.
Tam quốc chí chép: “Năm Diên Khang nguyên niên(năm 220), Đại lên thay Bộ Chất làm Thứ sử Giao Châu. Lúc đến châu tên đầu lĩnh của giặc ở Cao Lương là Tiền Bác xin hàng, Đại nhân đó thừa chế, lấy Bác làm Cao Lương tây bộ Đô úy”.
Tam quốc chí chép: “Lữ Đại đi đến, có biến loạn của họ Sĩ. Đem quân đánh phía nam, ngày ngày đánh dẹp, đổi đặt trưởng lại, nêu rõ phép tắc, uy phong đến vạn dặm, lớn nhỏ chịu phục. Do đó nói rằng, vỗ về biên giới, thực là có người này. Dùng quan đi cai trị thì nên dùng người trong sạch, có khả năng, vùng ngoài cõi hoang phục thì họa phúc rất khác thường. Ngày nay cõi Giao Châu tuy tiếng là yên ổn, vẫn có giặc cướp huyện Cao Lương; bờ cõi bốn quận Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Châu Quan của châu ấy chưa yên, dựa vào đó làm cướp bóc, giặc chuyên làm phản trốn chạy đến tụ tập. Nếu Đại không ở lại phương nam, thì quan Thứ sử mới phải kĩ càng như Đại, coi sóc tám quận, bày ra phương lược, kế sách, mới có thể dần dần sửa trị giặc Cao Lương, mượn uy đức của ông ta, nhờ uy quyền của ta, lấy lòng thật thà, dân thường mới có thể sửa lại. Còn như người thường chỉ dùng phép tắc thường để giữ, không có mưu kế kì lạ thì bọn giặc thêm nảy nở, lâu ngày thêm gây hại. Cho nên việc an nguy của nước nhà là do người làm việc tại đấy, không thể không xem xét vậy”.
Qua đó thấy Đại được coi là người dẹp loạn Giao Châu thuộc hạng nhất. Khi đến là giặc Cao Lương tên Tiền Bác xin hàng, nhưng khi ông còn tại vị chức Thứ sử thì vẫn có giặc cướp huyện Cao Lương. Việc này chỉ cho chúng ta thấy: Các vị quan cai trị ở Giao Châu, cũng chỉ đủ sức quân tâm tới những nơi trung tâm mà thôi. Ở những nơi khác “sâu xa khó quản” vẫn có giặc.
Dận tiếp tục dẫn quân xuống phía nam, tới Giao Chỉ tuyên bố rất thật, đem tiền của để trao tặng, hơn trăm tướng giặc, năm vạn người ở vùng sâu xa khó quản đều cúi đầu. Nếu như ở Cao Lương chỉ có hơn ba nghìn người thì ở Giao Chỉ có tới trăm tướng giặc và năm vạn người. Nếu ở Cao Lương là ân tín chiêu dụ thì ở Giao Chỉ là đem tiền của để trao tặng. Qua việc dẹp loạn kỳ lạ của Dận, chúng ta phán đoán: Khi Tôn Tư bắt dân đưa lên Kiến Nghiệp, người rợ ở Giao Châu và Cửu Chân nổi dậy, đánh dẹp thành ấp. Tư phải đóng giữ thành. Dận sang dùng tiền của trao tặng. Người rợ lại hòa thuận, thôi không đánh dẹp huyện ấp. Tự trị ở vùng sâu xa khó quản.
Nếu Dận chỉ biết dùng ân tín chiêu dụ thì không phải. Dận còn đánh phá giặc ở huyện Kiến Lăng quận Thương Ngô. Như vậy, chúng ta phán đoán: Bản thân Dận cũng thấy khó mà thắng được giặc ở Giao Chỉ, Cửu Chân vì, giặc đông, lại tụ tập ở vùng núi, nơi sâu xa khó quản. Nên đã dùng kế chiêu dụ là thượng sách, có thể yên được Giao Châu. Người rợ thì làm phản, mấy lần đánh nhưng không công được những nơi trọng yếu của địch. Nay địch xin hòa, đem tiền của trao tặng. Do đó người rợ lấy hòa thuận. Tự trị ở vùng núi sâu xa. Qua việc “để mấy chục người gái hầu ở bên” cho thấy đã lập chính quyền nơi vùng tự trị.
Tại những cảnh nó đi kiếm tiền thì phim không quay đếnÀ, tiện thớt này, em hỏi lão là: bọn hành hiệp giang hồ chúng làm cái éo gì ra xèng mà uống như thuồng luồng, ăn như hạm nhưng vẫn có xèng trả. Rứa, là thế éo lào?
Tầu nó to là nhờ Mông Cổ nó đánh tan hết các nước mạnh rồi. Trung Quốc to như ngày nay là nhờ công Mông Cổ xóa Sổ Kim, Liêu, Tây Tạng. Sau này thì Mãn Thanh chiếm Đài Loan, Tân cương, Ngoại Mông...Tàu tk 13 14 mà có bản đồ to nhỉ ? Chắc thời Tần cũng phải to cỡ ấy. Thế thì mấy thằng đi sau như nhà Thanh nó chả có công trạng gì cả.
cụ nhầm rồi, không phải thời 2 bà mà là thời triệu thị trinh thôi, hai bà bị đánh bởi mã viện cụ tổ của mã siêu ấyLúc ý thuộc nhà Ngô cụ ạ.
Em thêm chút là thời 2 bà chính là bị Lục Dận (cháu của Lục Tốn) uýnh cho bại trận đấy ạ.
Keke, chỉnh thì mất chuẩn. Tam quốc diễn nghĩa thuần tuý là cuốn tiểu thuyết tào lao chi khươn, vô giá trị về lịch sử, nghệ thuật lởm khởm. Ra phố Đinh Lễ mua bộ "Tam quốc chí - Trần Thọ" có vài trăm cành thôi nhưng cái nhìn về giai đoạn này sẽ khoa học và hệ thống rất nhiều, không có lỗi ngô nghê. Còn những ông nào cuồng Lưu bị vs Quan vũ thì cứ ảo tiếp với TQDN cũng được
Dòng thời gian trong TQDN không chuẩn. Nhiều khi hai sự kiện cách xa nhau lại kể gần nhau. Đó là bởi tác giả thiên vị, chỉ chú ý kể về tập đoàn họ Lưu.Cụ nói sai rồi.
Ai chưa đọc TQDN thì đọc TQC sẽ rất khó hiểu. Cái hay của TQDN là nó kết nối được các sự kiện và nhân vật với nhau.
Vì vậy đọc TQDN để hiểu bối cảnh, đọc TQC để hiểu lịch sử thực.
Tiện hỏi luôn cụ Chổm sau nhà Tấn của họ Tư Mã cháu nghe bẩu Trung quốc nát bét, chia năm xẻ bảy, không rõ là bị bọn Rợ nào đánh tan, phân chia đất nước mấy trăm năm mới được thống nhất trở lại ạ ? và cái hình bản đồ Trung Hoa hậu Tư Mã trông nó thế nào ?À về vụ anh Huệ.
Ba anh em nhà anh này khởi nghĩa thành công cũng bắt nguồn từ nghề...cướp biển
https://spiderum.com/bai-dang/Hai-Tac-thoi-Tay-Son-7i1
Cám ơn cụ! Em nhầmLục Dận oánh có 1 bà, cụ vẽ đâu ra bà nữa thế?
Kiểu đọc SGK lịch sử so với xem phim, SGK thì chuẩn rồi nhưng đọc không hứng thú và chịu chả nhớ nổiTất nhiên là ko chuẩn. Nhưng ko có nó chỉ đọc TQC thì có ma mới hiểu được thời đó.
Cụ có biết google không? Cụ có vẻ giống đọc sách bằng mắt người khác nhỉ.Em chưa thấy chỗ nào nói Lục Dận có họ với Lục Tốn ạ? Em có bảo là nhân vật này ko có đâu, chỉ nói gán cho họ hàng với danh tướng là ko có cơ sở
Chúng cướp bóc, bảo kê, tiêu khách,..nó ko cho vào phim truyện vì mất timeÀ, tiện thớt này, em hỏi lão là: bọn hành hiệp giang hồ chúng làm cái éo gì ra xèng mà uống như thuồng luồng, ăn như hạm nhưng vẫn có xèng trả. Rứa, là thế éo lào?
Thời đó gọi chung là Ngũ Hồ (Hung Nô - Yết - Tiên Ti - Đê - Khương) chi tiết thì Cụ đọc Hậu Tam Quốc.Tiện hỏi luôn cụ Chổm sau nhà Tấn của họ Tư Mã cháu nghe bẩu Trung quốc nát bét, chia năm xẻ bảy, không rõ là bị bọn Rợ nào đánh tan, phân chia đất nước mấy trăm năm mới được thống nhất trở lại ạ ? và cái hình bản đồ Trung Hoa hậu Tư Mã trông nó thế nào ?