1/Cụ đấu cực E vào hệ thống chống sét thì đồ điện nhà cụ sẽ đi sạch thậm chí nguy hiểm đến tính mạng các thành viên trong nhà nếu ông thiên lôi táng vào cột thu lôi nhà cụ.
2/ Cụ đấu vào hệ thống ống nước thì có thể một ngày nào đó cụ tắm cụ sẽ có cảm giác rất yomost.
3/ Nếu 1 thành đồng không đủ cụ đóng thêm thanh nữa.
Cọc 1.5 m của cụ chưa đủ, cụ đóng dăm bảy cọc L 50x50 dài 2.5m, cách nha vài mét, sâu cách mặt đất cỡ 0.5m, hàn nối với nhau may ra ổn!
Nối vào chống sét thì một ngày đẹp trời tất cả các thiết bị điện của cụ ra tro mà không rõ lý do.
Vào ống kẽm thì khả năng làm mát không bảo đảm.
Chỉ còn phương án thứ 3, và phải làm tử tế.
Em làm cái atomat chống giật nhanh hơn cụ ạ. Còn nếu buộc phải tiếp đất thì tốt nhất đóng lấy ít cọc thép dồi mượn cái đồng hồ đo ôm về đo thử đến bao giờ trở kháng đạt yêu cầu thì cụ đấu vào là ok. Chứ đấu vào chống sét với ống nước thì nguy hiểm lắm ạ.
Nối đất thiết bị còn gọi là nối đất an toàn, theo TCVN nối đất an toàn phải có điện trở nhỏ hơn hoặc bằng 4 OHM, chông sét là 10 OHM. các cụ đừng làm theo cảm tính có ngày chết oan đó.
Muốn dùng an toàn và đồng bộ mặc dù tiền ko thành vấn đề nhưng khổ nỗi mấy ông thợ điện làm được đâu các cụ.
Tất cả các ý kiến của các cụ này đều rất chuẩn. Cụ nào có ý định làm nên tham khảoTheo em, ở đây cụ có hai vấn đề cần giải quyết:
1. Làm hệ thống tiếp địa an toàn cho các thiết bị điện trong nhà.
2. Lựa chọn kiểu aptomat phù hợp cho từng vị trí, có chỗ phải nhạy, có dòng rò ra là nhảy ngay, có chỗ cần loại thông thường.
Để giải quyết vấn đề 1:
# Tốt nhất là đóng cọc làm hệ tiếp địa riêng, ko được chung với tiếp địa chống sét.
# Ngoài ổ cắm 3, nên bố trí thêm các thanh/bản/vít tiếp địa ngoài để tiếp đất trực tiếp cho một số đồ điện phát sinh khi cần.
Để giải quyết vấn đề 2:
# Những chỗ nhậy cảm như aptomat bình nước nóng, hoặc giả nhà ai có trẻ nhỏ thi nên lắp loại aptomat có rơ le dòng, hoặc ổ điện có thêm rơ le dòng phòng trẻ sờ vào.
# Các chỗ khác dùng aptomat thường cho hợp lý.