- Biển số
- OF-723568
- Ngày cấp bằng
- 3/4/20
- Số km
- 673
- Động cơ
- 84,651 Mã lực
Sao cửa sổ giữa hai phòng trong nhà xưa hay làm hình số 4 vậy trước nhà em phòng trong và ngoài cũng có cửa hình số 4
Hình như đường dây 500kv hoạt động thì bỏ súp vôn tơ cụ ạ.
Jo cụ nói e mới biết cụ Giang tử là ng quê e đấy. E rất thích nghe cụ Giang tử hátQuê cụ có khá nhiều người nổi tiếng đấy chứ cụ, như mợ Ốc Thanh Vân, diễn viên Phạm Cường, Robert Hải, Thiệu Ánh Dương, Duy Mạnh, Giang Tử...
Hàng Quạt Cụ ơi.Năm 95 e đạp xe chở banj gái đi chơi Tết Chùa Thầy rồi sang Tây phuong. trèo lêm tận đỉnh cao nhất ngồi khắc tên trên đó, sáng đi chiều về tổng 80-90 km tối về ngủ đau hết 2 đùi
Đây là phố Hàng nón cụ ạ
E thấy dân đs gốc ko nói nhiều đến nhà cụ ấy cụ ạWiki bảo quê ngoại NS là HPG, quê nội là Đà Nẽng. Vậy là mẹ NS ko phải HPG xịn à cụ?
Vâng, cửa chính là mặt phố ĐTH, cửa phụ hồi trước có 2 cửa ở bên sườn, về sau chỉ để 1 cửa phụ. Nói chung mấy cái cửa hàng ở đoạn này nhà cháu hay lang thang hồi bé suốt. Đầu tiên là cửa hàng mậu dịch quốc doanh cạnh bốt nhà tròn, vừa làm đồn công an vừa làm trạm nghỉ chân giao ban của các lái tàu, sơ vơ bán vé tàu điện, vừa làm trụ sở của tổ thương nghiệp ( thuế vụ- qltt). Toà nhà mậu dịch quốc doanh có 3 tầng, tầng 1 bán đồ kim khí phụ tùng xe đạp, có 1 quầy bán đồ gia dụng hàng xén xà phòng, diêm, bấc bếp dầu...vv. Tầng 2 bán quần áo vải vóc đồ thời trang may sẵn, tầng 3 bán đồ lưu niệm, chiếu. Cửa hàng này cửa sau thông ra phố Cầu Gỗ đối diện phố Đinh Liệt. Đi lui xuống 1 đoạn đối diện với bến tàu điện là cửa hàng bách hoá 12 Bờ Hồ. 12 không phải là số nhà mà là số của cty mậu dịch bách hoá Hà nội, cửa hàng này cách đây mấy năm đội bán quần áo M2 thuê làm mặt bằng kinh doanh. Cửa hàng Bách hoá 12 Bờ hồ này chỉ kinh doanh tầng 1, cũng bán những mặt hàng mà dân phải mua bằng tem phiếu, 1 số mặt hàng không phải mua bằng tem phiếu ở đây là thiết bị học sinh, đồ chơi trẻ con, văn phòng phẩm, còn mua bằng tem phiếu là đường sữa, vải vóc quần áo, phụ tùng xe đạp. Tuy nhiên cửa hàng 12 BH này thời bao cấp rất vắng vì mặt hàng kd thường xấu ko hot để ng dân xếp hàng mua, còn nếu có món tốt thì các mợ mậu dịch viên tuồn hết cho người nhà hoặc đội phe.Đúng rồi ngày xưa phân biệt gớm có người lớn thì là hiệu sách nhân dân hình như cả Hà Nội có mỗi một hiệu sách thiếu nhi thì phải nhưng em nghĩ hiệu sách thiếu nhi mặt chính trông ra phố Đinh Tiên Hoàng chứ
Ở Tp như cơ quan vẫn dùng cục lưu điện Lioa mà cụ.Giờ vùng nông thôn vẫn bị điện chập chờn nên món Ổn áp Lioa vẫn sống khỏe
Ở Tp như cơ quan vẫn dùng cục lưu điện Lioa mà cụ.
Cụ nói chuẩn hồi đó chắc là cụ cũng phải học cấp 2 rồi nên mới nhớ vậy. E ở Cầu Giấy thỉnh thoảng nhảy tàu điện ra bờ hồ lang thang rồi về nhờ cụ diễn giải nên nhớ ra nhiều thanks cụVâng, cửa chính là mặt phố ĐTH, cửa phụ hồi trước có 2 cửa ở bên sườn, về sau chỉ để 1 cửa phụ. Nói chung mấy cái cửa hàng ở đoạn này nhà cháu hay lang thang hồi bé suốt. Đầu tiên là cửa hàng mậu dịch quốc doanh cạnh bốt nhà tròn, vừa làm đồn công an vừa làm trạm nghỉ chân giao ban của các lái tàu, sơ vơ bán vé tàu điện, vừa làm trụ sở của tổ thương nghiệp ( thuế vụ- qltt). Toà nhà mậu dịch quốc doanh có 3 tầng, tầng 1 bán đồ kim khí phụ tùng xe đạp, có 1 quầy bán đồ gia dụng hàng xén xà phòng, diêm, bấc bếp dầu...vv. Tầng 2 bán quần áo vải vóc đồ thời trang may sẵn, tầng 3 bán đồ lưu niệm, chiếu. Cửa hàng này cửa sau thông ra phố Cầu Gỗ đối diện phố Đinh Liệt. Đi lui xuống 1 đoạn đối diện với bến tàu điện là cửa hàng bách hoá 12 Bờ Hồ. 12 không phải là số nhà mà là số của cty mậu dịch bách hoá Hà nội, cửa hàng này cách đây mấy năm đội bán quần áo M2 thuê làm mặt bằng kinh doanh. Cửa hàng Bách hoá 12 Bờ hồ này chỉ kinh doanh tầng 1, cũng bán những mặt hàng mà dân phải mua bằng tem phiếu, 1 số mặt hàng không phải mua bằng tem phiếu ở đây là thiết bị học sinh, đồ chơi trẻ con, văn phòng phẩm, còn mua bằng tem phiếu là đường sữa, vải vóc quần áo, phụ tùng xe đạp. Tuy nhiên cửa hàng 12 BH này thời bao cấp rất vắng vì mặt hàng kd thường xấu ko hot để ng dân xếp hàng mua, còn nếu có món tốt thì các mợ mậu dịch viên tuồn hết cho người nhà hoặc đội phe.
Ở khu vực này thời bao cấp có 2 cửa hàng thuộc hợp tác xã phục vụ cắt tóc. 1 cửa hàng ở cạnh rạp Hoà Bình (múa rối nước Thăng Long bây giờ) và 1 ch ở gần cửa hàng 12 Bờ Hồ. Các cửa hàng cắt tóc này đều tiếp quản thừa hưởng từ thời Pháp, thiết bị ghế gương, labavo gội đầu đều của Pháp mang sang. Hồi bé nhà cháu vẫn hay ra đây cắt tóc, quán nào đông thì ra quán kia, rổ giá như nhau cả, nhớ mang máng hồi 76-77 mỗi lần cắt hình như 2 hào thì phải.
Có phải chữ Cửu?Chữ Du chứ cụ, không phải đức. Còn chữ kia thì viết xấu vãi chịu luôn.
Em trông như Hà Nội chứ nhỉ?SG, có đoàn kịch Hải Phòng vào biểu diễn
Chắc phải đến năm 2000 mới hết hẳn subvolter. Em còn nhớ năm 96 cơ quan vẫn bỏ tiền mua cái ổn áp tổng.Có cục suýt-von-tơ huyền thoại nữa thì phải
E ko nhớ rõ khi nào thì món suýt này ko còn dùng nữa, hình như cũng tầm 95-96 gì đó. Nếu có đồ 110v thì mọi ng dùng cục chỉnh lưu riêng cho từng máy như bây giờ thôi.
Chính xác là không có mã 586, chỉ có chip pentium thôi, nhưng hồi đó dân mình cứ gọi là 586.Cái này thì cụ Doc76 nhầm rôi, hãng Intel đặt mã hiệu các CPU chip lần lượt là 8086, 80286, 80386, 80486, hay viết gọn là 086, 286, 386, 486 và 586, sau này để tránh ký tự dài và Intel chuyển luôn sang cách đánh mã mới, họ gọi 586 la dòng Pentium hay P, có các P1, P2, P3 và P4 rồi dừng. Nên không có ký hiệu Pentium 386 đâu ạ.
Chiếc Color TV 14" Sony huyền thoại kia là loại autovolt điện áp dải rộng (90-240V) nên không còn cần survoltter làm gì. Các TV màu Nhật như Sanyo, Sony khoảng nửa cuối 198x đều là autovolt và đa hệ Multi System rồi.
1 ngôi nhà cổ ở Hội An, 2 chữ Hán là : TÂm Đức
Chữ Du chứ cụ, không phải đức. Còn chữ kia thì viết xấu vãi chịu luôn.