Sau một khoảng cách cả ngàn km từ Hanoi đến Vientiane với kiểu ngủ vạ ngủ vật trên một cái ghế bé xíu, chúng tôi đã tới Thủ đô nước Triệu Voi.
Gà gật trong tiếng nhạc lăm vông, đôi khi chen lấn những giọng ca Laos nhưng không dấu nổi mấy cụm từ "Hanoi-Vietiane", "Vietnamese - Laos xamakhi", chúng tôi vừa háo hức, vừa buồn ngủ. Kết quả là cả lũ gần như bỏ cuộc chương trình Vientiane by night mà chỉ thức bằng sáu cái đầu gối trong một khách sạn ven bờ Mekong.
Buổi sáng, sau một vòng lượn lờ phố Tây, chúng tôi lên một loại tuktuk nhằm thẳng trung tâm thẳng tiến. Ngực ưỡn ra như người lính Đại Việt viễn xứ khi xưa đã biến cả tỉnh Xiêng khoảng thành đất nhà Đại Việt.
Kể ra thì chẳng hiểu Nước Việt với Laos ai bắt kẻ kia gọi bằng anh, do các quan chức Laos hầu hết lấy vợ Việt, sau những cua học của họ tại Việt nam, kết quả đa phần người Việt ở Lào phải gọi người Lào của họ bằng anh.
Chúng tôi tới biểu tượng nước Lào là Thạt Luông. Theo Wiki
Thạt Luông hay
(Pha) That Luang (
Thạt Lớn trong
tiếng Lào) là một
thạt (
stupa)
Phật giáo ở
Viêng Chăn,
Lào. Thạt này được xây từ năm 1566 dưới triều vua
Xệt-thả-thi-lạt, theo hình một nậm rượu, trên một phế tích của một ngôi đền
Ấn Độ thế kỷ 13. Bên ngoài ngôi chùa được dát
vàng.
Thạt Luông đã bị phá hủy trong cuộc xâm lược của
người Thái vào
thế kỷ 19 nhưng sau đó đã được khôi phục nguyên trạng. Kiến trúc ngôi chùa tháp mang phong cách
văn hóa và bản sắc Lào và đã trở thành một biểu tượng quốc gia của Lào, được in trên tiền giấy và quốc huy của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Hiện nay khuôn viên chùa đã được rào lại không cho xe vào, trước kia khách tham quan có thể lái xe chạy xung quanh chùa.
Theo truyền thuyết, trong tháp có lưu giữ
xá lợi của Đức Phật là một sợi tóc và rất nhiều châu báu. Thạt Luông gồm tháp chính cao 45 thước, bao quanh là các tháp phụ, sơn thếp vàng.
Truyền thuyết của người Lào kể lại rằng, vào năm 236 Phật lịch (thế kỷ thứ III Tr.C.N), năm nhà sư người Lào tên là Phạ Mạ hả Lắt Tanathểla, Phạ Mạhả Chumlạlắttạnathể la, Pham Mạhả Xuvăn nạpaxảthạthểla, Phạ Mạhả Chunlaxuvăn nạpaxảthạthểlạ và Phạ MạhaXẳngkhạvi xảthểlạ sau khi học xong ở ấn Độ trở về quê hương. Họ đem về Lào chiếc xương đầu gối của Đức Phật. Năm nhà sư tới mường Viêng Chăn và thuyết phục châu mường là Chămthabuli Pạ Xitthi xắc cho dựng Thạt Luổng để cất giữ xá lỵ Phật. Châu mường Viêng Chăn vui sướng nhận lời và cho dựng lên ngôi tháp Đại Phật Tích (Thạt Luổng).
Vào năm 1563, sau khi giành được một loạt chiến thắng quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Miến Điện ở Hatsỏi, Pakhoui Mường Xén, Vua Xẹt thảthilạt, vì những lý do chiến lược đã dời đô từ Luổng Phạ bang về Viêng Chăn. Tại đây ông cho xây dựng thành quách, lâu đài, cung điện, Vào năm 1566, ông cho dựng Thạt Luổng trên một ngôi chùa cũ, cách Viêng Chăn chừng khoảng hai cây số.
Tuy nhiên càng ngắm, chúng tôi càng thấy Thạt luông giống như một cái vương miện bị vị đế vương thua trận bỏ rơi trên đường tháo chạy năm xưa.
Gần đến tháp chúng tôi nhìn thấy một cánh cổng khóa chặt như một ngôi nhà giam giam vị đế vương kia. Cánh cổng ỉm ỉm như giam chặt ước mơ của người Laos trong cái góc bé con con, chẳng thoát nổi lên trời xanh.
Nhưngcai ngục lại là một nàng tiên Áp xa ra, thế này thì làm gì trái tim chả bị bỏ sâu trong lọ.
Một ngôi chùa Phật ngay bên cạnh hoàng cung, nói lên vị trí thống trị của Phật giáo trong trái tim tâm hồn người laos. Ngày trước, khi một tiểu đoàn Pathet bị chặn bởi một tiểu đoàn Hoàng Gia Laos. Những người lính Pathet đói khát đã bị tấn công bằng một trận mưa...cơm nắm và nước uống. Sau này khi bị chất vấn do để tiểu đoàn Pathet đi thoát, viên sĩ quan Hoàng gia trả lời viên cố vấn Mỹ: "ngừoi Laos đều theo Phật, là anh em nên không bắn nhau":
Có một cái tháp nhỏ hơn, nó thờ những con người hy sinh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc Laos. Trong đó chắc không ít những người con đất Việt đã ngã xuống trong màu áo tình nguyện. Họ vẫn phải chiến đấu vì đất nước anh em, bất kể trong hay ngoài giờ hành chính, do người Laos chỉ chiến đấu trong giờ hành chính mà thôi.