Tết của người Hà Nội xưa

yellow monkey

Xe buýt
Biển số
OF-115839
Ngày cấp bằng
7/10/11
Số km
693
Động cơ
391,920 Mã lực
Sắp Tết rồi, em lượm được trên vnexpress, gửi các cụ thưởng lãm:



Tết của người Hà Nội xưa qua ảnh

Hà Nội xưa không ồn áo, náo nhiệt như bây giờ và đến Tết thì không khí của chốn phồn hoa Hà Thành càng khác biệt rất nhiều.


Gói bánh chưng cho ngày Tết là một trong những việc không thể thiếu của người Hà Nội xưa



Một góc chợ hoa đào Tết



Thiếu nữ ngoại thành Hà Nội vo gạo



Một góc khác của chợ hoa đào



Đi mua gà làm mâm cỗ giao thừa



Trò chơi đánh đu xuất hiện mỗi dịp Tết



Chuẩn bị cây Nêu cho 3 ngày Tết



Cửa hàng bách hóa chợ Đồng Xuân những ngày gần Tết



Ông đồ cho chữ dịp Tết Nguyên Đán



Chợ hoa hồ Hoàn Kiếm



Chợ hoa đào xưa trong cái rét cắt da cắt thịt



Các cụ/mợ chắc cũng có nhiều bức ảnh của 1 thời trẻ thơ, cùng share đón Tết đi nào các cụ/mợ ơi!!!



 
Chỉnh sửa cuối:

redhood

Xe hơi
Biển số
OF-79764
Ngày cấp bằng
8/12/10
Số km
128
Động cơ
417,790 Mã lực
Sắp Tết rồi, em lượm được trên vnexpress, gửi các cụ thưởng lãm:



Tết của người Hà Nội xưa qua ảnh

Hà Nội xưa không ồn áo, náo nhiệt như bây giờ và đến Tết thì không khí của chốn phồn hoa Hà Thành càng khác biệt rất nhiều.


Gói bánh chưng cho ngày Tết là một trong những việc không thể thiếu của người Hà Nội xưa



Em rất thích hình ảnh này vì nó là một việc mà hồi còn bé em có được làm! Nhớ những lúc đãi đỗ, rửa lá, gói bánh, rồi chờ bánh chín, phải canh đổ thêm nước...! Có một năm em và ông nội em nấu bánh bị cháy vài cái mà cứ tiếc đứt ruột!

Giờ chả có điều kiện để mà làm như thế nữa nhỉ!
 

Linh_piano

Xe điện
Biển số
OF-47101
Ngày cấp bằng
21/9/09
Số km
2,782
Động cơ
485,370 Mã lực

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
23,094
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Vod mợ Khỉ vàng ná. Thớt hay, bình yên và đậm chất Tết. Không như bây giờ, Tết là đau đầu, là bon chen, là "kiễng chân" đọ lì xì....
 

boemcun

Xe điện
Biển số
OF-17649
Ngày cấp bằng
20/6/08
Số km
2,330
Động cơ
525,743 Mã lực
Vod mợ Khỉ vàng ná. Thớt hay, bình yên và đậm chất Tết. Không như bây giờ, Tết là đau đầu, là bon chen, là "kiễng chân" đọ lì xì....
gái hở, về rồi hở,

ko những kiễng chân, còn kê ghế lên để kễng, rồi chụp mũ, rồi nhét chữ vào mồm =))
 

leprowind

Xe buýt
Biển số
OF-11629
Ngày cấp bằng
18/11/07
Số km
581
Động cơ
530,537 Mã lực
Nơi ở
Otofun.net
Mợ Canh Thân ưa lục lọi ký ức gớm. Bữa có cái thớt Thứ Bảy giờ lại có món tết HN thuở xưa. Ngày xưa thích thật. Giờ chật chội quá, em toàn đánh đu và trồng cây nêu trong nhà.
 

Cửu Long

Xe buýt
Biển số
OF-17718
Ngày cấp bằng
21/6/08
Số km
724
Động cơ
513,280 Mã lực
Tết ngày sưa vui thật cụ nhỉ giờ thì chẳng vui tí nào . khi đó là ngày đi biếu các lãnh đạo
 

Xeđịahình

Xe container
Biển số
OF-2426
Ngày cấp bằng
18/11/06
Số km
5,849
Động cơ
622,087 Mã lực
Website
fr.pg.photos.yahoo.com
em lại nhớ đén tiếng pháo đì đùng. Giờ ứ được nghe nữa...
 

hungbm

Xe điện
Biển số
OF-17394
Ngày cấp bằng
15/6/08
Số km
3,622
Động cơ
539,630 Mã lực
Nơi ở
NTL
Tết xưa mà không có Pháo thì k phải là tết
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
23,094
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3

lin.levis

Xe buýt
Biển số
OF-44473
Ngày cấp bằng
25/8/09
Số km
510
Động cơ
466,454 Mã lực
Úi giời!
Bây giờ mà vớ được mấy cái radio to to trong tủ kính kia thì dân loa đài bọn cháu có mà mừng phát khóc.
Nó có giá trị tầm ntn hả cụ. Ở quê nhà em có một cái radio y như trong hình luôn.
 

Viva la vida

Xe tăng
Biển số
OF-97013
Ngày cấp bằng
25/5/11
Số km
1,493
Động cơ
409,666 Mã lực
"Yêu tháng chạp không biết bao nhiêu, nhưng yêu nhất là những ngày giáp tết, thời tiết sao mà đĩ thế, con mắt tấm lòng sao mà đong đưa thế, lời nói, tiếng chào sao mà duyên dáng tơ mơ thế.
Tôi yêu hết và tôi nói là tôi yêu hết; yêu ngọn cỏ gió đùa, mây trôi lãng đãng, ngọn núi đồi sim, nhựa cây mạch đất, yêu con sâu cái kiến nằm co ro trong tổ bấy giờ trỗi lên tìm lá mới hoa non, yêu cô gái mặc quần lĩnh hoa chanh lại cài một cánh hoa hồng trên mái tóc, yêu con bướm đa tình bay lượn trên giàn hoa thiên lí, cái áo nhung xanh nổi bật lên trong vườn quýt đỏ, cam vàng, trông mới lại càng yêu những giọt mưa bé tỉ ti đọng lại trên nhung mướt làm cho người đẹp óng a óng ánh như thiên thần trong mộng."

"Về khuya, bắt tay bạn hữu ra về, đi thơ thẩn trên đường hoa một mình, anh thấy lòng anh cũng căng lên một thứ nhựa như cây cỏ và hình như có những bàn tay bé nhỏ mơn man trái tim anh lúc ấy đập mạnh hơn vì máu chảy dồn dập và nóng hổi.
Lúc ấy, nhà đã trang trí xong xuôi. Đèn nến thắp la liệt trên bàn thờ. Nhìn vào chỗ nào cũng thấy khói hương nghi ngút. Cây đào và những cánh mẫu đơn in bóng lên tường làm cho anh ngỡ mình đương đứng trước một bức tranh cổ của Tàu. Ở ngoài kia, có tiếng gì nhỏ bé như tiếng sóng xa xa mà lại như tiếng đàn hát của thần tiên, tiếng chuyển mình của sông hồ, của lộc cây, của giàn hoa thiên lí?
Người chồng ngờ đó là tiếng của mùa xuân, nhưng không nói cho ai biết, lẳng lặng mở bình Mai Quế Lộ, rót ra hai cốc nhỏ mời vợ một, còn mình uống một. Thỉnh thoảng, ở ngoài sân lại có tiếng tạch, tiếng đùng: ấy là lúc các trẻ trong nhà bắt đầu “đốt pháo một” tung lên trời. Mùi thuốc pháo thơm thơm bay vào trong nhà, lảm cho cả vợ cả chồng hơi ngột, nhưng ngột một cách du dương.
Trong khi ấy, từ xa xa vọng lại tiếng ống bương nện xuống đất đều đều, hoà với những tiếng hát trầm trầm, bổng bổng của những em đi “súc sắc súc sẻ” ca ngợi sự hoà ấm của gia đình “có rồng ấp trên giường cao, có rồng chầu dưới giường thấp” và chúc cho ai nấy “sinh đẻ những con tốt lành, những con như tranh, những con như vẽ”, sống lâu một trăm tuổi lẻ mà lại giàu có đề đa, có voi buộc trong tàu, có ngựa giỡn nhau trên cỏ…
Cái tết đẹp nhất, mê li nhất chính là ở vào giây phút thần tiên đó. Lát nữa, cúng kiến trời đất tổ tiên xong rồi, người vợ thoa tí phấn, điểm một giọt hồng lên má rồi bận cái áo nhung màu hoa sim cùng chồng vả con mở cửa đi ra đền Ngọc Sơn, rẽ sang đình Hàng Trống, đi lên Hồ Tây, vào đền Quan Thánh lễ giao thừa, rồi người thì cầm cành lộc, người cầm hương lộc, đi thong thả về nhà, sự mê li còn gấp trăm gấp ngàn lần nữa.
Những đêm như thế thường thức cho đến gần sáng bạch cả nhà mới đi nằm. Là vì về đến nhà, còn bao nhiêu việc nữa chớ đã được nghỉ ngay đâu. Mở cửa vào xông đất lấy. Khoái và Lăng chạy ngay vào buồng khách lấy bánh pháo Điện Quang dòng từ trên mái xuống đốt lấy may; vợ thì lễ xì xà xì xụp; xong rồi cả nhà quay ra ăn uống, nếm thứ này một tí, nếm thứ kia một tí, rồi trò chuyện, rồi lập chương trình đánh tam cúc và rút bất, bắt đầu từ tối mồng hai, rồi chồng mở hàng cho vợ; vợ mở hàng cho con… Ối, cứ thức đến sáng bạch cũng vẫn cứ được đi, nhưng sợ là mai mệt nên hai ba giờ sáng phải đi ngủ cả.
Chẳng biết lũ trẻ đi nằm như thế thì có ngủ được không, chớ người chồng mơ lại lúc mình còn nhỏ, nhớ mang máng rằng giấc ngủ đêm ba mươi tết chập chờn, không mấy khi ngon. Ấy là tại vào cái thuở thanh bình ấy, pháo đốt suốt cả đêm không ngớt một phút nào, người đi lễ đông nườm nượp, lại thêm có những người có lẽ vì vui quá cứ ngửa mặt lên trời đi ngâm thơ bô bô ở ngoài đường!

Ôi những đêm giao thừa xa xôi, những đêm giao thừa cực lạc, đi không bao giờ trở lại, ta chẳng còn thấy thần thánh xuống trần để vui cuộc đời trần tục, ta chẳng còn thấy Đức Tin ngời lên trong ánh mắt của muôn người… Cố nhân ơi, cố nhân đem theo biết bao nhiêu hương vị đậm đà của kiếp sống khiến cho những giao thừa còn lại chỉ là thừa mà thôi…

Em ở mình đây, trời nắng lắm,
Sài Thành không biết có xuân sang.
Một đêm trăng khuyết đầy thuơng nhớ
Đất Bắc xa vời không tiếng vang.
… Ôi, vườn dâu cũ ai cười đó,
Xào xạc bên sông tiếng chợ tàn.
Mưa bay đầy ngõ hoa đào rụng,
Này đã giao thừa pháo nổ ran…


*
Ờ phải, ở đây pháo cũng nổ giao thừa, nhưng còn đâu là bầu không khí dịu hiền của những ngày trước nữa. Bao nhiêu bè bạn giờ nầy đây đã về với gia đình. Người chồng cô chích cảm thấy mình lẻ loi, xa vắng hơn cả bao giờ hết, đi tha thẩn một mình trên các đường phố giới nghiêm, thỉnh thoảng lại có bóng một gã công an chìm và cảnh sát cùng quân cảnh bảo vệ an ninh trong bóng tối.
Xa xa, tiếng súng nổ như điên.
Không đâu, năm nào đến tết cũng ngưng bắn vài chục tiếng đồng hồ: mình thừa đạn thì nổ thay pháo chớ không phải là diệt địch, cứ yên tâm uống rượu, và tán láo, đừng có sợ! Chao ôi, chơi bời láo lếu mà thấy an ninh được bảo vệ kĩ càng như thế, mình lại càng thấy yêu Sàigòn không biết chừng nào. Có những nhà hàng mở cửa suốt đêm. Có những quán cà phê bày bàn ghế ra hè nhiều gái chơi bời ngồi đợi khách hơn là khách vào uống rượu. Lại cũng có những phòng trà có ca nhạc hai ba giờ sáng mà vẫn có người vào nghe.
Kì chưa, thế thì họ không lễ giao thừa à? Họ không kiêng cữ gì à? Họ không cần biết xông đất là gì à? Họ khoa học như Mỹ, không tin dị đoan chăng? Hay là khói lửa và sự chật vật trong cuộc sống đã làm lệch lạc đầu óc họ? Người mắc bệnh sầu thương cố lí, không lệch lạc đầu óc, mà cũng không bài xích dị đoan, ngồi ở đầu ngọn gió lạnh giao mùa, nhìn hàng tiếng đồng hồ vào trong bóng tối đêm ba mươi không nói, không rằng, đứng dậy, trả tiền đi thong thả trên con đường vắng ngắt. Đèn Sàigòn sáng lắm, nhưng đêm ba mươi tháng chạp thì ngửng lên trời làm sao thấy được mây lưu lạc, mà tiếng nhạc “sun” ầm ĩ như thế thì nghe làm sao thấy “tiếng sóng nhỡ nhàng ở bến cũ cây đa”?
Đêm ấy, trên con gác nhỏ leo lét một ánh đèn mệt nhọc, có một người nhớ da diết giao thừa Bắc Việt, ngồi dở những trang sách cũ xem lại những tranh con gà con lợn. Tội nghiệp, sinh vào cái thời loạn, ở ngay trên chính đất nước mình mà không có lấy mấy bức tranh con gà con lợn thực để mà coi, phải dở đồ giả chụp lại đem ra ngắm! Tự nhiên anh cảm thấy có một cái gì làm cho da dẻ tê tê, gờn gợn lạnh. Đã mấy chục năm nay, anh ta không còn được trông thấy những bức tranh gà lợn thực, đưa lên mũi ngửi mùi giấy, mùi mực, mùi màu thực của những bức tranh ấy nữa. Đêm nay, nghe tiếng pháo của nhà ai nổ vang ở chung quanh, người tương tư Bắc Việt không biết làm gì, giở lại những bức tranh gà lợn giả lên coi, cảm thấy da dẻ tê tê, lành lạnh chính là vì anh thấy hiện lên ở trên những bức tranh chụp lại, vẽ lại đó không biết bao nhiêu kỉ niệm xa xưa đã được khâm liệm trong trí óc.

Đó là những kỉ niệm lúc còn nhỏ bé ở căn nhà thấp lụp xụp phố Hàng Gai, còn cụ tổ, còn bà nội, bà ngoại, còn cha mẹ, còn đông đủ anh em chú bác.
Năm nào cũng vậy, cứ vào những ngày cuối năm mẹ tôi đi sắm tết về cũng mua cho anh em chúng tôi một cuộn chừng chín mười tờ tranh vẽ trên giấy Đáp Cầu, dọc chừng một gang tay rưỡi, ngang chừng bốn gang hay hơn một chút. Những bức tranh ấy mang những hình vẽ khác nhau: hái dứa, gà mẹ gà con, chuột vinh quy bái tổ, Phúc Lộc Thọ, Thần Trà, Uất Luỹ, cóc đi học, Ngưu Lang Chức Nữ, Đinh Tiên Hoàng cưỡi rồng v.v... Bức nào cũng xanh đỏ loè loẹt, bức nào cũng có những nét hóm hỉnh mà ngây thơ, bức nào cũng làm cho chúng tôi thích thú. Và năm nào cũng vậy, anh em chúng tôi cũng tranh giành nhau những, bức tranh gà lợn đó, có khi đến đánh nhau; nhưng rút cục thì anh em thoả thuận dán đầy cả lên tường để ngắm chung và làm như thế thì nhà tôi, đương bình thường, vụt hiện ngay ra một quang cảnh Tết vui tươi khác thường, tưng bừng nhộn nhịp không chịu được.

Sau này, lớn lên một chút, đi học Tây, tôi lên mặt hợm, coi thường những tranh ấy và cho là “quê một cục” vì hàng ngày học sử Hy Lạp, tôi thường thấy những bức hoạ của Gauguin, Léonard de Vinci… và tôi nghĩ rằng tranh như thế mới là tranh, vẽ như thế mới là vẽ, chớ cứ quanh đi quẩn lại chỉ có mấy chú chuột thổi kèn tàu, Chức Nữ mặt méo xẹo, mà lại có đuôi gà, cóc đi học quạt lò mà cái ấm lại to hơn cóc… thương làm sao cho nổi! Ấy là cái lúc tôi lai Tây, học sử địa “Nước tôi tên là xứ Gaulle, tổ tiên tôi là người Gaulois” và tôi tưởng rằng cái quan niệm mới mẻ ấy sẽ cứ tồn tại mãi, rồi trưởng thành, rồi già nua trong đầu óc tôi như thế mãi. Hoá ra tôi lầm. Thôi trường ra, đi lang bạt nay đó mai đây xa nhà cửa ông bà, xa quê hương bác mẹ, cái gì làm cho tôi nhớ nhất, ấy là cái tết, mà nhớ đến tết, cái mà tôi không thể nào quên được, ấy là những bức tranh gà lợn. "
.........
Thương nhớ mười hai-Vũ Bằng
http://4phuong.net/ebook/13584947/23617472/tu-ngon.html
 
Chỉnh sửa cuối:

cukiss

Xe điện
Biển số
OF-52094
Ngày cấp bằng
4/12/09
Số km
2,213
Động cơ
474,623 Mã lực
Nơi ở
cột điện
Bao giờ cho đến ngày xưa :(
[video=youtube;_sqVZKU93Pw]http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpag e&v=_sqVZKU93Pw[/video]
 

yellow monkey

Xe buýt
Biển số
OF-115839
Ngày cấp bằng
7/10/11
Số km
693
Động cơ
391,920 Mã lực
Vod mợ Khỉ vàng ná. Thớt hay, bình yên và đậm chất Tết. Không như bây giờ, Tết là đau đầu, là bon chen, là "kiễng chân" đọ lì xì....
Cám ơn cụ, em định "lại quả" cụ nhưng máy không cho, nó cứ mắng em việc gì mà để ý đến cụ nhiều thế :P?
 

yellow monkey

Xe buýt
Biển số
OF-115839
Ngày cấp bằng
7/10/11
Số km
693
Động cơ
391,920 Mã lực
Mợ Canh Thân ưa lục lọi ký ức gớm. Bữa có cái thớt Thứ Bảy giờ lại có món tết HN thuở xưa. Ngày xưa thích thật. Giờ chật chội quá, em toàn đánh đu và trồng cây nêu trong nhà.
He he, cám ơn cụ. Em "lại quả" cụ rồi đới. Cụ vào thớt "Thứ bảy" mà chẳng đồng hành thơ cùng em gì cả?
Em thích Tết ngày xưa, có tuổi roài nên hoài cổ cụ ah. Tết giờ chán lắm, như nghĩa vụ vậy :(
 

yellow monkey

Xe buýt
Biển số
OF-115839
Ngày cấp bằng
7/10/11
Số km
693
Động cơ
391,920 Mã lực
Em rất thích hình ảnh này vì nó là một việc mà hồi còn bé em có được làm! Nhớ những lúc đãi đỗ, rửa lá, gói bánh, rồi chờ bánh chín, phải canh đổ thêm nước...! Có một năm em và ông nội em nấu bánh bị cháy vài cái mà cứ tiếc đứt ruột!

Giờ chả có điều kiện để mà làm như thế nữa nhỉ!
Em nhớ có 1 cái Tết, buồn ơi là buồn. Năm đó em học lớp 5, mẹ em đi đòi tiền không được nên nhà chẳng sắm sửa gì cả. Tối, chị gái em đi chơi còn em và mẹ ngồi canh nồi bánh chưng, mẹ em ôm em khóc. Giờ mẹ em đã đi xa được 6 năm rồi nhưng em không bao giờ quên được cái Tết đó. Nghĩ lại, nước mắt lại rơi...
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top