Tên lửa đẩy hạng nặng của Nga và Mỹ thường được thiết kế nhiều tầng (VD: Delta IV Heavy của Mỹ - 2 tầng lõi, tên lửa Soyuz của Nga - 3 tầng lõi), tên lửa Long March 5B (Chang Zheng 5B) chỉ có một tầng lõi và 4 tên lửa đẩy tập hợp xung quanh lõi (Tầng lõi của Chang Zheng 5B có đường kính 5 mét, chứa nhiên liệu hydro lỏng và oxy lỏng - được đốt bởi hai động cơ YF-77. Bốn tên lửa đẩy tập hợp xung quanh lõi có đường kính 3,35 mét, mỗi tên lửa mang một cặp động cơ YF-100 đốt dầu hỏa và oxy lỏng) - 4 tên lửa này còn gọi là tên lửa dây đeo, đẩy phụ, nó không phải là 1 tầng.
Tên lửa của bọn Nga, Mỹ được cấu tạo để những tầng đẩy lớn đốt nhiên liệu trong vài phút giai đoạn đầu sau đó tách ra và rơi xuống, khi đó gia tốc đủ lớn, không còn sức cản không khí và lực hụt trọng trường đã giảm đi nhiều lần, tầng đẩy nhỏ cuối sẽ đưa tàu vào quỹ đạo - còn của TQ là 1 tầng đẩy lớn duy nhất làm việc ấy. Dù TQ không công khai các tính năng, nhưng qua quan sát các lần phóng trước (2016 - phóng thử. 2017 - phóng thử thất bai, 2019 - phóng thành công) bọn tây lông kết luận rằng: TQ không chế tạo phần điều khiển để tên lửa đẩy sau khi tách ra rơi trở lại khí quyển an toàn (có lẽ do họ tối ưu hoá, không để dành nhiên liệu điều khiển vỏ tên lửa khi tiến nhập khí quyển). Toàn bộ phần lõi 2 động cơ YF-77 là không thể cháy được khi rơi trong khí quyển (giản đơn vì nó đốt nhiên liệu, đẩy mấy chục tấn bay với tốc độ 12km/s vào không gian còn chả cháy) - vì thế nó nguy hiểm nếu rơi vào khu dân cư (dù đã vỡ ra). Và trạm vũ trụ của TQ chưa hoàn thiện, còn cần nhiều lần phóng nữa, lần nào cũng thế này thì cũng vãi, may mãi được đâu, vì thế chúng mới be ầm lên.
Còn mấy cái trạm không gian bị rơi của Nga và Mỹ thì do bản thân chúng có tên lửa đẩy (dùng để thỉnh thoảng tự điều chỉnh quỹ đạo) nên khi sắp rơi vào khí quyển dày đặc, chúng sẽ được kích hoạt lần cuối để phần nào chọn được điểm rơi - không phải là hoàn toàn rơi tự do.
Nên tìm hiểu cho kỹ cụ ạ! Đừng cố