[Funland] Tên lửa tầm xa và tên lửa đạn đạo của Việt Nam, cùng thảo luận

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
3,621
Động cơ
487,851 Mã lực
Phân tích chuẩn đây ạ:
Có rất nhiều sự kết hợp khác nhau của các loại chất lỏng sử dụng trong qúa trình đốt nóng của tên lửa. Một trong số đó là sự kết hợp giữa nguyên liệu là Hidro và chất Oxi hoá là oxi lỏng. Dầu lửa cũng là một trong số những nguyên liệu thông dụng. Động cơ tên lửa chất lỏng được sử dụng phổ biến trong tên lửa với kích thước lớn phóng lên vũ trụ như American Delta và Titan, Russian Soyuz, Proton và tên lửa European Ariane

Một dạng khác của tên lửa là tên lửa chất rắn. Cũng như tên lửa chất lỏng, nó mang theo nhiên liệu và chất Oxi hoá trên tên lửa. Điểm khác nhau là nguyên liệu và chất Oxi hoá được trộn với nhau thành hình khối rắn. hỗn hợp này trơ và không thể đốt cháy dưới điều kiện bình thường. khi đặt hỗn hợp vào nhiệt độ cao, như mồi lửa, ngọn lửa sẽ được truyền trên bề mặt của khối rắn và được đốt nóng. Lúc này nguyên liệu và chất Oxi hoá sẽ tác dụng với nhau và tạo áp lực khí thoát ra. Một khi quá trình này được kích hoạt, nó không thể dừng lại cho đến khi khối rắn sử dụng hết.

Động cơ tên lửa chất rắn được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quân sự nhờ vào khả năng lưu trữ 1 khối lượng lớn nguyên liệu trong 1 thời gian dài và để vận chuyển như Thực đơntaman, AMRAAM và HARM.
Động cơ tên lửa chất rắn tuy là an toàn hơn nhưng lại không mạnh bằng động cơ tên lửa chất lỏng. Ngoài ra tên lửa chất lỏng còn có 1 lợi điểm khác, đó là diêu chỉnh tốc độ bằng cách tăng hoặc giảm lượng nhiên liệu. Trong khi đó tên lửa chất rắn không thể dừng lại được 1 khi đã hoạt động. Chính vì thế ngày nay người ta phải tính toán chính xác khối lượng nhiên liệu cần thiết của từng tên lửa để sử dụng động cơ tên lửa chất rắn.
Để hạn chế mặt thiếu sót của 2 loại tên lửa, người ta đã tạo ra 1 loại tên lửa lai tạo giữa 2 loại tên lửa trên. Loại tên lửa này sử dụng nguồn nguyên liệu là chất rắn nhưng chất Oxi hoá lại là chất lỏng. Chính vì thế mà ta có thể dễ dàng điều chỉnh tốc độ và đảm bào được an toàn.

Nói ngắn gọn, điểm khác nhau then chốt giữa 2 loại động cơ là động cơ mang tên lửa mang theo nguồn nhiên liệu và chất Oxi hoá còn động cơ phản lực thì lây không khí từ bên ngoài. Điều này giải thích rõ ràng cho động cơ tên lửa được sử dụng để phóng lên vũ trụ nơi không có không khí, còn động cơ phản lực thì không.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Cái này e nghe trên tv cái *** cô vơ ry nó bẩu thế
Chứ đời e chưa đc sờ vào cái tên lửa nào khác ngoài mấy cái bảo tàng đỉnh nhất là sam 3 . Hết ạ
 

dop_con_mec

Xe tải
Biển số
OF-179154
Ngày cấp bằng
29/1/13
Số km
465
Động cơ
341,680 Mã lực
Tuổi
28
Phân tích chuẩn đây ạ:
Có rất nhiều sự kết hợp khác nhau của các loại chất lỏng sử dụng trong qúa trình đốt nóng của tên lửa. Một trong số đó là sự kết hợp giữa nguyên liệu là Hidro và chất Oxi hoá là oxi lỏng. Dầu lửa cũng là một trong số những nguyên liệu thông dụng. Động cơ tên lửa chất lỏng được sử dụng phổ biến trong tên lửa với kích thước lớn phóng lên vũ trụ như American Delta và Titan, Russian Soyuz, Proton và tên lửa European Ariane

Một dạng khác của tên lửa là tên lửa chất rắn. Cũng như tên lửa chất lỏng, nó mang theo nhiên liệu và chất Oxi hoá trên tên lửa. Điểm khác nhau là nguyên liệu và chất Oxi hoá được trộn với nhau thành hình khối rắn. hỗn hợp này trơ và không thể đốt cháy dưới điều kiện bình thường. khi đặt hỗn hợp vào nhiệt độ cao, như mồi lửa, ngọn lửa sẽ được truyền trên bề mặt của khối rắn và được đốt nóng. Lúc này nguyên liệu và chất Oxi hoá sẽ tác dụng với nhau và tạo áp lực khí thoát ra. Một khi quá trình này được kích hoạt, nó không thể dừng lại cho đến khi khối rắn sử dụng hết.

Động cơ tên lửa chất rắn được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quân sự nhờ vào khả năng lưu trữ 1 khối lượng lớn nguyên liệu trong 1 thời gian dài và để vận chuyển như Thực đơntaman, AMRAAM và HARM.
Động cơ tên lửa chất rắn tuy là an toàn hơn nhưng lại không mạnh bằng động cơ tên lửa chất lỏng. Ngoài ra tên lửa chất lỏng còn có 1 lợi điểm khác, đó là diêu chỉnh tốc độ bằng cách tăng hoặc giảm lượng nhiên liệu. Trong khi đó tên lửa chất rắn không thể dừng lại được 1 khi đã hoạt động. Chính vì thế ngày nay người ta phải tính toán chính xác khối lượng nhiên liệu cần thiết của từng tên lửa để sử dụng động cơ tên lửa chất rắn.
Để hạn chế mặt thiếu sót của 2 loại tên lửa, người ta đã tạo ra 1 loại tên lửa lai tạo giữa 2 loại tên lửa trên. Loại tên lửa này sử dụng nguồn nguyên liệu là chất rắn nhưng chất Oxi hoá lại là chất lỏng. Chính vì thế mà ta có thể dễ dàng điều chỉnh tốc độ và đảm bào được an toàn.

Nói ngắn gọn, điểm khác nhau then chốt giữa 2 loại động cơ là động cơ mang tên lửa mang theo nguồn nhiên liệu và chất Oxi hoá còn động cơ phản lực thì lây không khí từ bên ngoài. Điều này giải thích rõ ràng cho động cơ tên lửa được sử dụng để phóng lên vũ trụ nơi không có không khí, còn động cơ phản lực thì không.

Cái đỏ đỏ là chuẩn luôn :D , bây giờ khoa học công nghệ phát triển hơn trước rồi cụ ơi , nên loại nhiên liệu rắn phát huy hết tính năng ưu việt của nó là : đánh võng , bay xa và nhanh hơn lỏng đối với tên lửa hành trình đối đất , hải đối đất , không đối đất hoặc ngược lại .

Loại lai giữa lỏng và rắn thì SA - 2 đã có mà cụ , loại SA - 2 em đã tận mắt nhìn và sờ quả tên lửa được cắt mặt cắt nghiêng nhìn thấy hết ruột gan lòng mề kể cả đầu đạn rồi , các tên lửa phòng không tầm trung - thấp của VN đều lai giữa lỏng + rắn , lính hay gọi tầng phóng khô và tầng phóng ướt , nhưng loại rắn hoàn toàn thì mình chưa đủ tiền và công nghệ để làm được , tựu chung lại những gì em đọc được thì rắn lợi ích nhiều mặt hơn lỏng nhưng đầu tư ban đầu lớn + công nghệ cao hơn
 

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
3,621
Động cơ
487,851 Mã lực
Nga đang chào bán hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển tầm gần và trung Bal - E để kết hợp với Bastion - P mà Việt Nam hiện có. Theo đánh giá của cá nhân e nếu nhà mềnh kết hợp hệ thống này vào nữa thì chắc là vành đai bờ biển mềnh sẽ được bảo vệ dày đặc các lớp, việc tấn công từ biển Đông và tiếp cận đổ bộ vào bờ của các nước lạ nếu chiến tranh sảy ra sẽ gần như bất khả xâm phạm.

Nga: Việt Nam cần mua tên lửa phòng thủ bờ biển mới

(ĐVO) - Theo trang KTRV, tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tầm trung Bal-E giúp năng lực phòng thủ của Hải quân Việt Nam tăng lên gấp bội.
Với đường bờ biển dài trên 3.200 km, trải dài từ Móng Cái tới Hà Tiên, cùng vùng biển mặt nước có diện tích rộng hơn 1 triệu km2 trên Biển Đông, việc bảo đảm bảo vệ vững chắc toàn bộ khu vực đường biển, lãnh hải, các đảo và quần đảo... là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất, được Hải quân Việt Nam ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh tình hình an ninh trong khu vực luôn biến động khó lường như hiện nay.
Việt Nam đang có những lá chắn nào để bảo vệ chủ quyền lãnh hải?
Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh hải và biển đảo của Tổ quốc, trong những năm qua, Hải quân Việt Nam không ngừng xây dựng lực lượng ngày càng lớn mạnh, thể hiện bằng việc đưa vào trang bị nhiều hệ thống vũ khí tiên tiến của Nga như 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, 2 tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển mạnh nhất thế giới K-300P Bastion trang bị tên lửa hành trình siêu thanh Yakhont, tiếp nhận thêm các chiến đấu cơ đa năng tiên tiến Su-30MK2V... Các hệ thống vũ khí mới giúp khả năng chiến đấu của Hải quân Việt Nam đã tăng lên đáng kể.

Hải quân Việt Nam được trang bị 2 tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P thuộc thế hệ mới nhất và tối tân nhất của Nga​

Hiện nay, Hải quân Việt Nam cũng đang vận hành và triển khai một số lượng đầy đủ nhiều hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển ở các thế hệ khác nhau. Trong đó, các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh có khả năng bảo vệ vùng biển gần bờ với cự li bắn 80km; Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K44B Redut với tầm bắn lên tới 500km, có khả năng tấn công mọi mục tiêu thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Hai loại hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Rubezh và Redut đều được phát triển từ thời Liên Xô, đạn tên lửa có độ chính xác không cao và tốc độ bay cận âm nên gặp nhiều khó khăn, dễ bị đánh chặn bởi các hệ thống phòng thủ trên tàu chiến của đối phương.
Để khắc phục những nhược điểm này, Hải quân Việt Nam đã đặt mua và đưa vào trang bị 2 tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P thuộc thế hệ mới nhất và tối tân nhất của Nga hiện nay. Các tổ hợp Bastion-P trang bị loại tên lửa hành trình siêu âm Yakhont có tầm bắn xa lên tới 300km với độ chính xác rất cao, có khả năng tấn công và phá hủy nhóm tàu chiến, kể cả tàu sân bay của đối phương trên Biển Đông.
Câu hỏi đặt ra là: Hai tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P đã đủ để đáp ứng yêu cầu bảo vệ toàn bộ lãnh hải Việt Nam hay chưa? Trong trường hợp cần trang bị thêm những tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển mới, vừa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ lẫn cả chi phí giá thành và năng lực trong nước thì Việt Nam có những lựa chọn nào?
Theo ý kiến đánh giá của một số chuyên gia quân sự trong và ngoài nước, hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển tầm trung Bal-E do công ty thành viên OAO KBM thuộc Tập đoàn Tên lửa Chiến thuật KTRV của Nga phát triển có thể là một ứng viên tiềm năng.
Bal-E - tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển lý tưởng!
Theo thông cáo báo chí của KTRV, trong năm 2012, tập đoàn này đã chuẩn bị và tiến hành trình diễn tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E, cùng tên lửa chống tàu X-35E (Kh-35E) cho Việt Nam
Nhiệm vụ xây dựng các hệ thống phòng thủ các khu vực bờ biển quan trọng, công trình hải cảng, căn cứ hải quân... yêu cầu phải có các hệ thống vũ khí phòng thủ hiệu quả. Nắm được nhu cầu đó, KTRV quyết định chọn Việt Nam là khách hàng đầu tiên có thể mua hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E với tên lửa Kh-35, có tầm bắn xa 130km.
"Trong năm qua, đã cung cấp cho khách hàng nước ngoài (Việt Nam) những đánh giá về giá cả của hệ thống" - KTRV cho hay.

Đánh giá của KTRV cho rằng, các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tầm trung Bal-E có khả năng hỗ trợ đắc lực cho 2 tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P tầm xa mà Hải quân Việt Nam đang sử dụng trong khi giá thành lại thấp hơn. Bal-E được cho là một sự lựa chọn hợp lý bởi 4 điểm sau đây:
Một là, Việt Nam đã có một thời gian dài sử dụng và vận hành loại đạn tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E do Nga sản xuất, trang bị trên các tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 và tàu tên lửa cao tốc Project 1241.8 Molniya. Vì vậy, ta có thể giải quyết được các nhiệm vụ chiến thuật-chiến dịch với chi phí tối thiểu nhờ xây dựng một hệ thống khai thác và sửa chữa tên lửa duy nhất, bởi loại đạn tên lửa Kh-35E trang bị cho tổ hợp Bal-E đã không còn xa lạ đối với Hải quân Việt Nam.
Hai là, mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Tập đoàn Tên lửa Chiến thuật KTRV của Nga đã có truyền thống từ lâu. Trong những năm qua, Việt Nam không ngừng đặt mua thêm các lô đạn tên lửa chống hạm 3M-24E Uran của KTRV để trang bị và dự trữ vũ khí cho các tàu tên lửa Gepard, Molniya cũng như đang tích hợp tên lửa này lên 2 chiếc tàu tên lửa Molniya nội địa M1 và M2 đầu tiên do nhà máy đóng tàu Ba Son ở TP. Hồ Chí Minh xây dựng.
Ba là, Việt Nam và KTRV đang cùng nhau hợp tác phát triển một phiên bản tên lửa hành trình chống tàu Kh-35EV có tầm bắn xa lên tới 260km. Dự kiến sau vài năm nữa, khi dự án này hoàn thành, Việt Nam sẽ có thể tự sản xuất được đạn tên lửa Kh-35EV theo dây chuyền công nghệ mà phía Nga chuyển giao. Vì vậy, việc "chuẩn hóa" đạn tên lửa cho các hệ thống vũ khí trên biển, trên bờ của Hải quân Việt Nam sẽ nằm trong tầm tay.
Đây là một trong những điểm quan trọng nhất, bởi nếu một cuộc xung đột tiềm năng xảy ra trong tương lai, cơ số đạn có đủ để chiến đấu hay không là một trong những yêu cầu đặc biệt quan trọng, nhưng khi đó Việt Nam đã tự lực sản xuất được đạn tên lửa để đủ đảm bảo cung cấp cho các đơn vị tên lửa chiến đấu.
Bốn là, với việc tiếp nhận 2 tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên vào cuối năm nay cùng việc hoàn thiện khu vực cầu cảng, căn cứ cho tàu ngầm. Việt Nam cần xây dựng một hệ thống cảnh báo, giám sát và vũ khí đủ mạnh để bảo vệ cho căn cứ tàu ngầm. Trong khi các tổ hợp Bal-E hoàn toàn có thể bảo vệ được căn cứ tàu ngầm từ xa.
Bal-E có khả năng cơ động cao, hỏa lực mạnh và độ chính xác cao, có thể tác chiến trong điều kiện thời tiết tốt hoặc phức tạp, cả ngày và đêm, với khả năng dẫn tên lửa hoàn toàn tự hoạt sau khi phóng trong điều kiện có sự đối kháng hoả lực và vô tuyến điện tử của đối phương. Vì thế, tổ hợp tên lửa Bal-E sẽ giúp cho năng lực phòng thủ của Hải quân Việt Nam tăng lên gấp bội.
Tên lửa chống hạm Kh-35E (3M-24E) của Bal-E là tên lửa có điều khiển tiêu chuẩn, còn được sử dụng cho các hệ thống tên lửa hạm-đối-hạm Uran-E, trang bị cho máy bay chiến thuật và máy bay hải quân, cũng như máy bay tuần tra-tìm cứu và trực thăng. Kh-35E dùng để tiêu diệt chiến hạm nổi có lượng giãn nước đến 5.000 tấn và tàu vận tải biển.
Kh-35E (3M-24E) có thể sử dụng trong thời tiết tốt và phức tạp, ban ngày và ban đêm, khi có sự đối kháng hỏa lực và vô tuyến điện tử của đối phương. Nhờ có kích thước nhỏ, bay ở độ cao cực nhỏ và sử dụng thuật toán dẫn đặc biệt nên bảo đảm độ bí mật tối đa cho hoạt động của đầu tự dẫn trên tên lửa, vì thế tên lửa có độ bộc lộ rất thấp.
 

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
3,621
Động cơ
487,851 Mã lực
YJ-82 'Exocet' của Trung Quốc có địch nổi Kh-35E Việt Nam trên biển Đông?

Trong số các tên lửa chống hạm của Trung Quốc, YJ-82 đóng vai trò nòng cốt nhưng nếu so sánh với tên lửa chủ lực của Hải quân Việt Nam là Kh-35E, liệu YJ-82 có xứng đáng là đối thủ hay không?

Bản copy thành công nhất của Trung Quốc

Trong thời gian Trung Quốc và Pháp có mối quan hệ nồng ấm suốt thập kỷ 1970, Bắc Kinh đã tìm cách có được các công nghệ của tên lửa chống hạm Exocet nổi tiếng. Sau đó, qua 8 năm liên tục nghiên cứu và thử nghiệm, năm 1985, bản copy đầu tiên của Exocet là YJ-8 (phiên bản xuất khẩu là C-801) chính thức ra đời.



Tên lửa YJ-8 được phóng từ tàu

Tên lửa chống hạm YJ-8 có hình dáng bên ngoài và kích thước hoàn toàn giống với Exocet của Pháp. Các thông tin cho biết, trong tháng 9/1985, mẫu thử nghiệm YJ-8 đã đánh trúng mục tiêu cố định trên biển trong tất cả 6 lần thử nghiệm. Tên lửa chính thức được phê duyệt đưa vào trang bị năm 1987.

YJ-8 là loại tên lửa được thiết kế đa năng có thể triển khai phóng trên nhiều phương tiện khác nhau từ tàu chiến, tàu ngầm, máy bay và bệ phóng trên mặt đất.

Tên lửa có thân hình nhỏ gọn với 4 cánh ổn định ở giữa thân, 4 cánh điều khiển ở đuôi và 4 cánh ổn định lớn ở tầng đẩy phụ. Cánh ổn định ở tầng đẩy phụ sẽ tách khỏi tên lửa khi hết nhiên liệu.

Tên lửa sử dụng hệ thống dẫn hướng quán tính và radar chủ động giai đoạn cuối, radar của tên lửa được quảng cáo là có độ kháng nhiễu cao, hệ thống đo độ cao chính xác cho phép tên lửa bay ở độ cao tối thiểu so với mực nước biển.

Trong quá trình bay đến mục tiêu, tên lửa được kiểm soát bởi hệ thống lái quán tính và máy đo độ cao, tên lửa bay với tốc độ Mach-0.9, ở giai đoạn cuối tên lửa khóa mục tiêu bằng radar và hạ thấp độ cao xuống còn 3-5m để tấn công. Tên lửa được trang bị đầu đạn bán xuyên giáp với khả năng phát nổ bên trong thân tàu để tăng độ thiệt hại.

Tên lửa được Trung Quốc công bố là có khả năng cơ động ở giai đoạn cuối để tránh hệ thống đánh chặn của đối phương. Nhờ kích thước nhỏ gọn, khả năng bay hành trình thấp chỉ từ 10-30m, tên lửa YJ-8 được cho là khó bị phát hiện và đánh chặn bởi các hệ thống phòng thủ trên chiến hạm.

Tầm bắn của tên lửa từ 40-180km (tùy biến thể), xác suất tiêu diệt mục tiêu trong điều kiện thử nghiệm được giới thiệu lên đến 98%.

Đến nay, các biến thể được phát triển gồm: phóng từ trên không YJ-8A (C-801A), YJ-8K(C-801K), phóng từ tàu ngầm YJ-8Q (C-801Q).



Tên lửa hành trình chống hạm C-801 (YJ-8)



Tên lửa hành trình chống hạm C-802 (YJ-82)

YJ-82 (C-802) là biến thể nâng tầm bắn lên 120km, YJ-82A (C-802A) là biến thể nâng cấp, gồm thay thế radar đo độ cao bằng máy đo độ cao laser giảm khả năng bị phát hiện bởi các hệ thống chiến tranh điện tử, bổ sung hệ thống dẫn đường hồng ngoại, tầm bắn tăng lên 180km, biến thể này được giới thiệu vào năm 2005. Còn YJ-82K là biến thể phóng từ trên không.

YJ-82 được trang bị rộng rãi trên các tàu chiến của Trung Quốc, trong đó có một số chiến hạm chủ lực như tàu khu trục Type-052C, Type-054A/D.. Hải quân Trung Quốc bắt đầu thực hiện các hoạt động vượt ra khỏi vùng biển gần bờ của nước này.

YJ-82 còn được xuất khẩu rộng rãi cho một số quốc gia Trung Đông và Nam Á, trong đó chủ yếu là Iran và Pakistan và một số quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Myanmar, Indonesia

Kh-35E và YJ-82: Mèo nào cắn mỉu nào?

Các tàu được trang bị tên lửa YJ-82 đã hiện diện và nhiều lần tập bắn đạn thật trên vùng biển Đông. Do vậy, nghiên cứu và tìm cách khắc chế YJ-82 là một nhiệm vụ mang tính cấp thiết.

Trước hết, đánh giá về tính năng chiến kỹ thuật, YJ-82 có tầm bắn xa hơn Kh-35E (180 km so với 130 km) của Việt Nam nhưng ngoài điều đó ra thì các chỉ số khác đều kém xa.

Dữ liệu về mục tiêu của Kh-35 có thể được nạp từ tàu phóng hoặc từ các trực thăng chỉ thị mục tiêu, radar chủ động của tên lửa có thể lựa chọn mục tiêu trong nhóm mục tiêu phát hiện được, radar Gran-KE băng tần X có khả năng khóa mục tiêu tốt hơn, độ kháng nhiễu cao hơn so YJ-8.

Kích thước, trọng lượng của Kh-35E nhỏ hơn nhiều, chiều dài của Kh-35E chỉ có 3,75m, còn YJ-8 dài đến 6,4m, trọng lượng của Kh-35 chỉ 600kg, trong khi YJ-8 là gần 750kg. Với lợi thế này nên Kh-35E có khả năng được trang bị với số lượng lớn trên các tàu chiến nhỏ mà không ảnh hưởng đến kết cấu thân tàu.

Ví dụ, tàu tên lửa lớp Molniya với lượng giãn nước chỉ có 550 tấn nhưng có thể trang bị 16 tên lửa Kh-35E, trong khi các tàu chiến Trung Quốc kể chỉ có thể mang 8 tên lửa YJ-8, điều này mang lại lợi thế về hỏa lực.



Mỗi tàu lớp Molniya được trang bị tới 16 tên lửa Kh-35E

Như vậy, so sánh về các thông số kỹ thuật (theo công bố) có thể kết luận, Kh-35E và YJ-82 là tương đương nhau. Mặc dù kết luận này có thể khiến nhiều người không đồng ý do chất lượng vũ khí tự chế tạo thường bị Trung Quốc thổi phồng quá mức.

Hóa giải ẩn số YJ-82

Sự hiện diện đông đảo các tàu chiến trang bị YJ-82 ở biển Đông rõ ràng là một ẩn số mà Việt Nam cần tìm cách hóa giải. Để YJ-82 không còn là một thách thức cho các chiến hạm của Việt Nam thì cần làm tốt các vấn đề sau:

Chiến thuật bí mật, bất ngờ, linh hoạt, dựa vào sự cơ động của các tàu nhỏ lớp Molniya tiến hành bao vây, đột kích tiêu diệt các tàu mang tên lửa của đối phương.

Tác chiến hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng tàu ngầm, không quân hải quân sử dụng đòn đánh từ dưới lòng biển và từ trên không vào các tàu mặt nước của đối phương. Kể cả các lực lượng tên lửa bờ như tổ hợp Bastion cũng có thể tham gia hỗ trợ lực lượng tàu mặt nước. Đây chính là những tử huyệt khó chống đỡ của các tàu mang YJ-82.

Có thể bố trí các bãi thủy lôi trên đường cơ động đối phương. Đây là một đòn đánh rất hiệu quả nếu như chúng ta dự báo, năm bắt được phương án tác chiến của đối phương.

Nâng cao hiệu quả sử dụng các vũ khí chống tên lửa hành trình trên tàu như hệ thống pháo bắn nhanh AK-730, hệ thống mồi bẫy RK-10, các loại tên lửa phòng không. Ngoài việc nâng cao hiệu quả sử dụng, các tàu Gepard 3.9 hoặc Molniya sẽ đưa vào trang bị trong tương lai gần cần nâng cao năng lực phòng không và chống tên lửa. Khi đó, có thể bố trí trong một biên đội xen kẽ các tàu thiên về chống hạm, chống ngầm, phòng không với nhau nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu.

Vũ khí trang bị hiện đại đến đâu con người cũng là yếu tố quyết định thắng lợi, và vũ khí để phòng thủ bảo vệ chủ quyền thì hiệu quả luôn luôn vượt trội so với khi dùng để tấn công.
 

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
3,621
Động cơ
487,851 Mã lực
Nga giúp Việt Nam sản xuất tên lửa chống hạm
Người đứng đầu Tập đoàn Hợp tác Kĩ thuật Quân sự Liên bang Nga, Mikhail Dmitriyev cho biết, Nga và Việt Nam đang có kế hoạch hợp tác sản xuất loại tên lửa chống hạm cận âm Uran ngay tại Việt Nam.
RIA Novosti dẫn lời ông Dmitriyev cho biết: “Chúng tôi đang có kế hoạch xây dựng tại Việt Nam một cơ sở sản xuất loại tên lửa đối hạm Uran (SS-N-25 Switchblade), theo một dự án tương tự như việc hợp tác sản xuất loại tên lửa BrahMos giữa Nga và Ấn Độ."


Tên lửa chống hạm Uran.
Tên lửa đối hạm cận âm Uran có thể được phóng đi từ máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng, tàu chiến và các hệ thống phòng vệ bờ biển nhằm tiêu diệt chiến hạm của đối phương. Tầm bắn của loại tên lửa này lên tới 250km với khả năng mang theo một đầu đạn chứa 145kg thuốc nổ. Uran có thể bay với vận tốc siêu âm và đạt 1.110 km/h. Các nguồn tin cho biết, loại tên lửa Uran Nga hợp tác sản xuất với Việt Nam có khả năng vượt mọi hệ thống phòng không của đối phương.

Uran có thể được sử dụng trong mọi kiểu thời tiết, nhiều điều kiện chiến đấu và những vùng khí hậu khác nhau. Uran thường được biên chế chiến đấu dưới dạng tổ hợp phóng, có khả năng chuyển từ chế độ chờ sang chế độ chiến đấu và ngược lại trong khoảng thời gian ngắn.

Cũng theo ông Dmitriyev cho biết, việc tiến hành phát triển một phiên bản sửa đổi của loại tên lửa đối hạm Uran có thể được bắt đầu ngay tại Việt Nam trong năm nay. Trước đó, Nga và Ấn Độ đã cùng nhau hợp tác sản xuất thành công loại tên lửa tương tự với tên gọi BrahMos. Nó đã vượt qua tất cả các cuộc thử nghiệm và sẵn sàng được biên chế trong quân đội và Hải quân Ấn Độ.
 

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
3,621
Động cơ
487,851 Mã lực
Hôm nay update nhà mềnh một loại tên lửa hay còn gọi pháo phản lực đã hơn 70 tuổi xuân mà vừa rồi anh Hamas a ấy chơi sang Israel phải trang bị vòm sắt để đánh chặn đây. May mà a Hamas có ít chứ có mấy giàn như VN mềnh thì A Is cũng gay:
“Bão lửa” Kachiusa Việt Nam và các loại pháo phản lực

Hệ thống pháo phản lực đã trở nên nổi tiếng trong chiến tranh thế giới thứ 2. Dàn pháo phản lực với sức hủy diệt khủng khiếp khiến quân Đức khiếp sợ được những người lính Xô Viết đặt một cái tên khá trìu mến Kachiusa cũng có mặt trong quân đội Việt Nam.
Kachiusa BM-13 đã thật sự trở thành loại pháo phản lực bắn loạt vì nó mang đầy đủ các tính năng kỹ chiến thuật của pháo binh: Kích thước nhỏ, đơn giản, có khả năng trong cùng một lúc tiêu diệt nhiều mục tiêu trên một diện tích rộng và có khả năng cơ động rất cao.

Sau năm 1945 lực lượng vũ trang Xô Viết nhận được hàng loạt các hệ thống tên lửa phản lực khác nhau, được sản xuất dựa trên kinh nghiệm của chiến tranh vệ quốc vĩ đại như BM- 24 ( 1951) BM-14 200 mm 4 nòng trên xe BMD – 20 (1951) và 140 mm 16 nòng BM-14-16 (1958) hoặc loại pháo phản lực dàn 17 nòng RPU-14 trên thân của pháo D-44.

Vào những năm đầu của thập niên 1950x đã chế tạo và đưa vào thử nghiệm loại pháo có tầm bắn xa và uy lực rất lớn Korsun, nhưng không sản xuất hàng loạt. Tất cả các mẫu này đều chỉ là cải tiến dưới cái bóng của pháo phản lực Kachiusa

Kachiusa trên trường quốc tế ( BM-21 Grad)

“Bão lửa” Kachiusa Việt Nam và các loại pháo phản lực

Vào năm 1963, trong biên chế trang bị của quân đội Xô Viết tiếp nhận hệ thống pháo phản lực dàn thế hệ 2. Đó là pháo phản lực dàn BM-21 (Grad). Loại pháo phản lực này cho đến tận ngày nay theo các thông số kỹ thuật được chế tạo cũng chưa hề có loại nào sánh bằng. Các giải pháp kỹ thuật được áp dụng trong quá trình thiết kế (Grad) được áp dụng cho tất cả các loại pháo phản lực khác trên thế giới.

Ví dụ như phương án lắp đặt các ống phóng tên lửa sao cho gọn và dễ thay thế, có thể sử dụng ống phóng đạn 1 lần kiểu casset, đạn 122mm có thể có những biến thể như đạn nổ phá, nhiệt áp, đạn điều khiển laser bán chủ động, đạn chống tăng tự dẫn hồng ngoại tầm bắn cầu vồng, rải mìn.

“Bão lửa” Kachiusa Việt Nam và các loại pháo phản lực

Quan trọng hơn cả, đó là pháo phản lực có khả năng cải tiến và nâng cấp rất cao. Trong 40 năm sử dụng, tầm bắn của đạn tên lửa Grad tăng từ 20 km đến 40 km. Hệ thống được nâng cấp và lắp đặt cho lực lượng đổ bộ đường không và lực lượng hải quân.

Và năm 1965, trong vòng 3 tháng đã chế tạo loại pháo tên lửa vác vai hạng nhẹ Grad-P dành cho lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam có tầm bắn 11 km. Những nòng pháo H12 (tên gọi của Việt Nam) đã theo lực lượng đặc công, pháo binh dội lửa xuống căn cứ quân sự, sân bay, bến cảng và đóng góp vào những chiến công lừng lẫy của quân đội nhân dân Việt Nam.

Đạn pháo BM-21

Cho đến ngày nay, Grad vẫn là hệ thống pháo phản lực hiệu quả nhất trên thế giới theo các thông số kỹ chiến thuật, thông số về kinh tế và những tính chất logics chiến trường. Grad được copy và sản xuất có lisence và không có lisence trong nhiều nước.

Năm 1995, 32 năm sau khi vũ khí được chế tạo, người Thổ Nhĩ Kỳ lại sản xuất hàng loạt cho quân đội nước mình. Từ năm 1964, nhà thiết kế vũ khí Ganhitrev bắt đầu thiết kế một mẫu pháo phản lực khác có uy lực mạnh hơn nhiều lần, và năm 1976, quân đội Xô Viết tiếp nhận lại pháo phản lực Uragan (bão táp) với tầm bắn lên tới 35 km và các ống phóng đạn casset.

Không dừng lại ở đó, cuối những năm 60x các chuyên gia của nhà máy NPO (Splav) bắt đầu thiết kế loại pháo phản lực cỡ nòng 300mm tầm bắn là 70 km. Nhưng thiết kế không được chấp nhận vì điều kiện kinh tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyên soái Gretrko nói thẳng với những cán bộ quân đội yêu thích loại pháo phản lực ở Bộ tư lệnh pháo binh rằng, ngân sách của nhà nước Xô Viết không phải là không có đáy. Vì thế, việc sản xuất loại pháo phản lực thế hệ thứ 3 này bị kéo dài đến 20 năm



Năm 1987, Pháo phản lực Smertr «Смерч» 300mm mới chính thực được biên chế vào quân đội Xô Viết.
– Tầm bắn tăng lên đến 90 km;
– Hệ thống bản đồ địa hình chỉ thị hỏa lực được thực hiện thông qua hệ thống định vị mục tiêu Glonass.
– Đạn pháo phản lực vừa bay vừa quay được điều khiển bằng hệ thống động cơ gas phụt làm bánh lái, điều khiển bằng hệ thống điện tử trên đầu đạn.
– Smertr «Смерч» được nạp đạn hoàn toàn tự động, đạn được nạp sẵn trong các thùng chứa và ống phóng sử dụng 1 lần.


Đạn pháo phản lực Smertr.

Đây là loại vũ khí có sức hủy diệt mạnh nhất thế giới không tính vũ khí hạt nhân. Một khẩu đội sáu xe Smertr có khả năng chặn đứng 1 sư đoàn đang tiến công hoặc phá hủy hoàn toàn một thành phố. Smertr được thiết kế hoàn hảo đến nỗi các chuyên gia quân sự cho rằng đã quá thừa thãi khi sử dụng Smertr.

Nhưng tại nhà máy HPO ( Splav) đã có một phiên bản mới hơn với tên là Taiphun «Тайфун». Không ai dám dự đoán nó sẽ thế nào, nhưng tất cả phụ thuộc vào ngân sách, mà ngân sách quốc phòng Nga trong giai đoạn này còn khó khăn hơn cả thời kỳ của Nguyên soái Gretrkov.

Vũ khí đa dụng của Mỹ

Sau đại chiến thế giới lần thứ 2 Mỹ không chú trọng phát triển pháo phản lực. Theo ý kiến của các chuyên gia quân sự phương Tây, pháo phản lực không có vai trò đáng chú ý trên chiến trường hiện đại trong đại chiến thế giới thứ 3 nếu nó xảy ra. Đến những năm 1980x pháo phản lực của Mỹ đã tụt hậu so với Liên Xô.

Trong biên chế quân đội Mỹ lúc đó sử dụng loại pháo tên lửa của Đức Nebelvelfer, ví dụ như loại 127 mm Zunhi. Sử dụng loại đạn tên lửa phóng từ máy bay. Năm 1976, Công ty Lockheed Martin Missiles and Fire Control phát triển hệ thống pháo phản lực MLRS. Năm 1983 hệ thống này được biên chế vào cho quân đội Mỹ. Hệ thống MLRS có nhiều ưu điểm hơn hẳn hệ thống pháo phản lực của Liên Xô Uragan với khả năng tác chiến độc lập và khả năng tự động hóa rất cao.


Pháo phản lực Mỹ MLRS.

Hệ thống phóng của MLRS không có ống phóng xếp cố định trên giá quay trên xe mà được thay bằng hộp ống phóng bọc giáp thay thế giống nhau, do đó MLRS có thể sử dụng 2 loại đạn 227mm và 236 mm. Toàn bộ hệ thống điều khiển tập trung trên 1 xe, do đó có thể sử dụng dễ dàng như một đơn vị chiến đấu độc lập. Thân xe được sử dụng là thân xe M2 Bredly cho phép nâng cao khả năng cơ động và tính toán phần tử bắn trên mọi địa hình chiến trường. Pháo phản lực MLRS được cung cấp và là vũ khí chủ lực của khối quân sự NATO.

Giai đoạn những năm 1990 – 2000 quân đội phát triển thêm nhiều loại pháo phản lực với nhiều mục đích sử dụng như РСЗО RADIRS, sử dụng đạn 70-mm НУРС kiểu HYDRA. Đây là loại pháo phản lực nhiều nòng nhất trên thế giới, số lượng nòng lên đến 114. Hoặc loại pháo phản lực 6 nòng dành cho lực lượng đổ bộ, sử dụng đạn 227 mm ARBS.


Đạn pháo MLRS.

Pháo phản lực Trung Quốc

Có thể điều xảy ra là bất ngờ, nhưng hiện nay Trung Quốc là nước phát triển vũ khí pháo phản lực mạnh nhất sau Nga, có thể nói rằng sự phát triển pháo phản lực của Trung Quốc bắt đầu sau cuộc xung đột biên giới Nga – Trung trên đảo Damaski.

Nga sử dụng pháo phản lực Grad đã đem lại cho Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa một ấn tượng quá đặc biệt bởi số thương vong nặng nề. Nhưng thực tế việc phát triển pháo phản lực của Trung Quốc phát triển sớm hơn. Loại pháo đầu tiên là pháo dàn 107mm xe kéo mang tên Type 63 được biên chế trong quân đội Trung Quốc vào năm 1963. Loại vũ khí rẻ và tương đối hiệu quả này được xuất khẩu đi rất nhiều nước như Syria, Anbania, Campuchia...

Loại pháo hiện đại phổ dụng nhất của Trung Quốc hiện nay là loại pháo dàn 122 mm 40 nòng type 81 trên thực tế là copy của BM-21 (Grand). Loại pháo phản lực này được đưa vào sản xuất hàng loạt và biên chế vào các lữ đoàn pháo phản lực của Trung Quốc.

Sau này, Trung Quốc phát triển loại pháo phản lực 122mm trên thân xe bánh xích Type 89 và trên thân xe bánh hơi được địa hình Tiema SC2030 «Тype -90» Pháo phản lực loại này được hoàn thiện hơn bằng hệ thống tự động điều khiển hỏa lực và Trung Quốc đã chào bán loại vũ khí này rất mạnh trên thị trường vũ khí thế giới. Giai đoạn sau này, PLA phát triển mạnh các loại pháo phản lực khác, thông số kỹ chiến thuật hơn nhiều so với loại ban đầu.


Pháo phản lực WS-1 Trung Quốc.

40 nòng, – WS-1, 273-mm 8-nòng WM-80, 302-mm 8-nòng WS-1, Loại pháo có cỡ nòng lớn – 400-mm 6-nòng WS-2. Từ những thông tin trên, rõ ràng Trung Quốc đang trở thành cường quốc về pháo phản lực và theo thông số công báo, còn hơn cả loại pháo phản lực nổi tiếng Smertr 300mm 10 nòng với tầm bắn là 100 km. Trung Quốc cho rằng trong các cuộc chiến tranh dành ảnh hưởng trên trường quốc tế, pháo phản lực thật sự là một loại vũ khí rất mạnh.

Các nhà sản xuất châu Âu và châu Á

Không chỉ có những cường quốc quân sự mới chế tạo và sản xuất các loại pháo phản lực. Nhiều nước khác cũng đầu tư chế tạo pháo phản lực có uy lực rất mạnh và phát triển dưới rất nhiều mẫu và tên gọi khác nhau. Đầu tiên là CH Liên bang Đức, vào năm 1969 đã biên chế vào lực lượng quân đội Đức loại pháo phản lực 110 mm 36 nòng LARS, hiện nay có hai phiên bản cải tiến là LARS-1 và LARS-2.


Pháo phản lực của Đức.

Sau Đức là lực lượng phòng vệ Nhật bản. Vào năm 1973 người Nhật đã chế tạo thành công pháo phản lực 130mm và được biên chế vào lực lượng quân sự Nhật bản với mã hiệu Type -95. • Đồng thời người Tiệp chế tạo xe pháo tự hành phản lực PM-70-40 với cỡ nòng 122 mm, có thiết bị nạp đạn tự động. Một phiên bản khác của pháo phản lực là 2 hệ thống phóng mỗi hệ thống 40 ống phóng trên 1 thân xe.

Vào những năm 1970x Ý cũng chế tạo hệ thống FIROS cỡ nòng 70-mm và 122-mm, và – Teruel cỡ nòng 140 mm, với pháo phòng không trên nóc xe. Từ những năm 80x Nam Phi cũng sản xuất loại pháo phản lực 127 mm 24 nòng Valkiri Mk 1.22 («Валькирия»), đồng thời thiết kế loại pháo phản lực dành cho chiến trường cân chiến Mk 1.5.

Là một nước mà nền công nghiệp quốc phòng không phát triển, nhưng Brazil cũng đã chế tạo pháo phản lực vào năm 1983 Astros-2, có những giải pháp kỹ thuật rất thú vị và hiệu quả. Loại pháo phản lực này có thể bắn các loại đạn từ 127 mm đến 300 mm. Đồng thời Brazil cũng sản xuất loại pháo phản lực SBAT – Hệ thống ống phóng đơn giản để bắn đạn phản lực không quân (rocket) НУРС.

Israel vào năm 1984 đã tiếp nhận vào biên chế pháo phản lực ЛАР-160Ю trên thân xe tăng hạng nhẹ của Pháp АМХ-13 với 2 dàn phóng 18 ống một dàn.

Nam Tư ( cũ) phát triển pháo phản lực 262-mm M-87 Orkan, 128-мм M-77 Oganj với 32 nòng và hệ thống nạp đạn tự động tương tự như hệ thống PM-70. Đồng thời sản xuất loại pháo hạng nhẹ theo lisence Type 63 của Trung Quốc. Dù chương trình sản xuất loại súng này đã dừng, nhưng trong biên chế của các lực lượng liên quan vẫn còn được sử dụng và tham gia tích cực trong các cuộc xung đột khu vực

CHDCND Triều Tiên đã copy đơn giản hệ thống Uragan của Liên xô, chế tạo pháo phản lực 240 mm Type 1985/89. Sau đó, loại pháo phản lực này được bán tràn lan trên thị trường vũ khí giá rẻ, sau đó họ đã bán giấy phép cho Iran và hệ thống lại được thiết kế lại và mang tên mới là Fajr do tổ hợp công nghiệp Iran Shahid Bagheri Industries sản xuất. Đồng thời, Iran cũng sản xuất hệ thống Аrash với30 hay 40 nòng pháo cỡ đạn 122mm, rất giống với pháo phản lực Grad.

Arab từ năm 1981 đã phát triển hệ thống Sаkr («Сокол»), 30- nòng, bản copy từ hệ thống Grad

Phát triển muộn hơn cả là Ấn Độ với pháo phản lực 214mm 214-mm Pinaka, là thành quả của sự cố gắng nhiều năm của nền Công nghiệp quốc phòng. Pháo được thiết kế phù hợp với điều kiện chiến trưởng ở Ấn Độ nhằm thực hiện các nhiệm vụ trên các địa hình đồi núi phức tạp, có vách núi dựng đứng, có vách nghiêng và bắn trên địa hình bị đồi núi che khuất. Thử nghiệm được tiến hành vào năm 1999 và ngay tức khắc mùa hè năm đó loại pháo trên đã tham gia xung đột khu vực Ấn Độ, Pakistan tại Kasmia và Jammu.

Vũ khí của quá khứ, hiện tại và tương lai

Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng pháo phản lực đã đi vào dĩ vãng, khi các nước đều nhằm đến các loại vũ khí công nghệ cao, thông minh, hiện đại và có độ chính xác rất cao. Nhưng trong các cuộc xung đột khu vực, hỏa lực của pháo phản lực vẫn phát huy uy lực cao. Và pháo phản lực nếu xét góc độ giá thành và độ phức tạp trong thiết kế dành cho chiến tranh hiện đại vẫn là một sự lựa chọn tốt.

Với các nước phát triển, pháo phản lực là loại vũ khí rất quan trọng dành cho tác chiến cấp chiến dịch, với sự cải tiến mạnh mẽ của đầu đạn (tự tìm mục tiêu, dẫn đường laser bán chủ động, tự tìm mục tiêu, chất nổ nhiệt áp).

Và các ống phóng huyền thoại của Kachiusa vẫn là loại vũ khí quan trọng trong các cuộc chiến tranh và xung đột khu vực. Ví dụ lực lượng Hezbolla đã dùng pháo hỏa tiễn tấn công không chỉ quân đội mà còn bắn vào các khu định cư Israel.

Với các nước đã có hệ thống pháo phản lực như Grad, việc nâng cấp đạn sẽ đưa Grad lên tầm bắn mới, sức phá hủy cao hơn và độ chính xác lên tới 92% trên một mục tiêu kể cả xe tăng hiện đại.

Pháo phản lực đã nhường ngôi 'vua chiến trường' cho tên lửa, nhưng nếu nói để chúng nghỉ hưu vẫn còn quá sớm. Đặc biệt với các nước đang phát triển và còn yếu về công nghiệp quốc phòng, pháo phản lực Grad và đạn pháo 122mm vẫn là loại vũ khí hết sức hiệu quả.
[video=youtube;yLnQ_XGQ4Bk]http://www.youtube.com/watch?v=yLnQ_XGQ4Bk&feature=youtu.be[/video]

[video=youtube;k8aR-1mIIxg]http://www.youtube.com/watch?v=k8aR-1mIIxg&feature=youtu.be[/video]
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
KH 35 là dòng tên lửa cận âm của Ngố , dùng để đánh tàu có trọng tải lớn .Còn có cụ bảo nhái , em thấy thằng nào chả học của nhau cái nãy cái kia .Có thể hình dáng và tính năng của nó giống Harpoon của Mỹ mà nó không có công dụng gì .Còn tên lửa siêu âm thì Klub của Nga 1 đống , đủ các chiêu trò nhưng vẫn cần 1 tên lửa cận âm cho nhiệm vụ khác .
 

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
3,621
Động cơ
487,851 Mã lực
Thanks cụ Polar bear đã sửa cho e lỗi post video nhé. Phát hiện rồi nhưng bận tiếp khách k kịp sửa
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình

 

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
3,621
Động cơ
487,851 Mã lực
Hàng gì đới Nhỏ ơi
 

luot_song

Xe container
Biển số
OF-65216
Ngày cấp bằng
29/5/10
Số km
6,346
Động cơ
480,684 Mã lực
Có cái mới chưa mà đã lộ hàng cái cũ sớn thế nhỉ
 

anhthuan08

Đi bộ
Biển số
OF-310380
Ngày cấp bằng
4/3/14
Số km
3
Động cơ
298,430 Mã lực
báo nga dã tương đưa tin là nga đã chuyển cho khác hàng nước ngoài hệ thông này ,báo mỹ cũng đã nêu ra nghi vấn là việt nam đã nhận dược Iskander-M chứ không phải là Iskander-E,
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
báo nga dã tương đưa tin là nga đã chuyển cho khác hàng nước ngoài hệ thông này ,báo mỹ cũng đã nêu ra nghi vấn là việt nam đã nhận dược Iskander-M chứ không phải là Iskander-E,
E thôi nhưng upgradable:)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top