[Funland] Tên lửa tầm xa và tên lửa đạn đạo của Việt Nam, cùng thảo luận

gauchip83

Xe tải
Biển số
OF-120725
Ngày cấp bằng
15/11/11
Số km
435
Động cơ
386,260 Mã lực
Nơi ở
Nhà trên núi
Cho em hỏi hơi ngu tí ạ ...Có phải cái hệ thống này ngày trước Nam Tư dùng để đốt chết cái thằng tàng hình F117 của mẽo phải không ạ ..???
Không phải cái này cụ ạ. Cái mà Nam Tư dùng là đài Tamara thụ động bố trí theo hình tam giác ợ.
 

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
3,621
Động cơ
487,851 Mã lực
Ừ nhỉ, cụ chỉ em mới rõ:)) Đúng là mấy ông phóng tinh viên:)) Nhưng thế thì cụ thớt mới trích đăng để ta chém.
Haizza. Cụ cứ cạy bộ đội nên nói thế. E thì nhờ các cụ và cụ chém nhưng phải chuẩn tí
 

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
3,621
Động cơ
487,851 Mã lực
Cái này trước nhà em có đọc bài của cụ Đoành bên quansuvn ợ. Thùy link cho cụ đây
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=521


Vostok E và tamara thực chất là một, chỉ là thế hệ phiên bản khác nhau thôi. Là bộ ra đa thụ động, triển khai hoạt động theo mạng tam giác, trên băng tầng sóng vô tuyến VHF. Vostok E là thế hệ sau nên được cải tiến mạnh mẽ hơn, hiện đại hơn đàn a.

Được công ty KB Radar tại Belarus phát triển, radar Vostok E phát sóng trên dải tần VHF là lựa chọn thay thế hoàn hảo cho hệ thống radar P-18 của Liên Xô cũ, với khả năng phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công từ máy bay tàng hình,

Theo KB Radar, radar Vostok E có thể phát hiện các loại chiến đấu cơ tàng hình như F-117A Nighthawk của Mỹ từ khoảng cách 74 km trong môi trường nhiễu loạn. Đặc biệt, trong môi trường quang đãng, khoảng cách phát hiện mục tiêu sẽ tăng lên thành 350 km.

Vostok E được thiết kế để cải thiện độ nhạy tần số chống lại các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới nhất. Thậm chí, ngay cả khi đối mặt với loại máy bay tàng hình tiên tiến hơn như F-22, Vostok E vẫn có thể phát hiện các mục tiêu từ khoảng cách 57 km và hạ thủ đối tượng bằng tên lửa đất đối không S-300. Do đó, đây là một thiết kế mới thách thức sự thống trị bầu trời bấy lâu nay của máy bay tàng hình Mỹ.

Việt Nam sẽ trở thành quốc gia đầu tiên sử dụng hệ thống radar Vostok E nhằm ngăn chặn các chiến đấu cơ tàng hình của Trung Quốc bao gồm J-20 và J-31 hoạt động trên Biển Đông.

Theo tạp chí Military Analysis, Belarus đã đồng ý bán khoảng 20 hệ thống radar Vostok E cho Việt Nam đồng thời cử các cố vấn viên sang đào tạo cho quân đội Việt Nam sử dụng loại vũ khí tối tân này.
 
Chỉnh sửa cuối:

hoinhap

Xe tăng
Biển số
OF-15974
Ngày cấp bằng
5/5/08
Số km
1,905
Động cơ
527,610 Mã lực
Mấy ông Việt Nam là chuyên gia giấu hàng, điển hình là vụ cả con tàu to tướng với lượng giãn nước >1200 tấn mà Hàn Quốc tặng cho Cảnh Sát Biển VN, giờ mang số hiệu CSB - 8003. Về đến VN từ hồi nào đến khi sơn lại xong thì mới đưa lên Web và dân tình lúc đó mới biết :D
Chỉ giấu được dân đen thôi cụ ơi, bọn mẽo nó thông kế đến từng quả tên lửa, từng khẩu pháo mua của ai bao giờ đây ạ!
 

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
3,621
Động cơ
487,851 Mã lực
Tuy cái này nhà mềnh chưa có nhưng e góp thêm tí kiến thức để các cụ giải trí. Biết đâu vài năm nữa biến thể mới nhất lại nằm trong "túi quần" nhà mềnh :D
(Kienthuc.net.vn) - Kh-55 là tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ trên không có tầm bắn lên đến 3.000km và mang theo đầu đạn hạt nhân.

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Không quân Liên Xô có phần lép vế so với Không quân Mỹ. Quân đội Liên Xô cần một vũ khí phóng từ trên không để có thể khắc chế sức mạnh quân sự của Mỹ. Phòng thiết kế Raduga được chính phủ Liên Xô giao trọng trách phát triển tên lửa hành trình mới vào năm 1971 có thể răn đe Mỹ và các đồng minh.

Nhóm thiết kế đã lựa chọn giải pháp thiết kế tên lửa có tốc độ cận âm vừa đảm bảo được tính hiệu quả vừa có chi phí thấp hơn so với phát triển tên lửa siêu âm, giảm những rủi ro trong quá trình phát triển. Tên lửa mới được chỉ định Kh-55 hay X-55 theo phiên âm tiếng Nga (NATO định danh là AS-15 Kent) được bắn thử nghiệm lần đầu năm 1976.


Tên lửa hành trình không đối đất chiến lược Kh-55 đời đầu.

Kh-55 có thiết kế khí động học tương tự như tên lửa hành trình nổi tiếng Tomahawk của Mỹ với thân hình trụ, 2 cánh ổn định sẽ bật ra sau khi phóng.

Tên lửa có chiều dài 6,04m, đường kính thân 0,514m, sải cánh 3m, trọng lượng phóng 1,21 tấn, trang bị đầu đạn thông thường nặng 400kg hoặc đầu đạn hạt nhân chiến thuật 250 kiloton.

Tên lửa Kh-55 được trang bị động cơ phản lực cánh quạt R95-300 ở phía dưới bụng phía sau đuôi tên lửa. Động cơ này được xem là một thành phần quan trọng của các công nghệ trên tên lửa Kh-55.

Đây là một loại động cơ phản lực cánh quạt nhỏ gọn, hiệu quả và rất tiết kiệm nhiên liệu trong khi cho lực đẩy tương đối lớn. Động cơ này có chiều dài chỉ 850mm, đường kính 330mm, trên thế giới chưa có loại động cơ nào tương tự.

Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp dẫn hướng quán tính, cập nhật thông số về mục tiêu thông qua liên kết dữ liệu. Ở pha cuối, tên lửa có thể sử dụng radar chủ động để tìm kiếm mục tiêu và tấn công hoặc sử dụng cảm biến hình ảnh theo công nghệ so sánh hình ảnh tương phản về khu vực mục tiêu được lưu trong bộ nhớ của tên lửa.

Công nghệ dẫn hướng này cho phép tên lửa tấn công mục tiêu với độ chính xác khá cao, bán kính lệch mục tiêu CEP của Kh-55 khoảng 15m, tầm bắn của Kh-55 khoảng 2.500km.

Kh-55 được chấp nhận vào trang bị từ năm 1984 nó được phóng từ các loại máy bay ném bom chiến lược của Nga như: Tu-95MS, Tu-22, Tu-160 và sau này là cả cường kích Su-34.


Biến thể Kh-55SM với 2 thùng nhiên liệu hình tứ giác.

Ngay khi Kh-55 được chấp nhận vào trang bị, nhóm thiết kế của Raduga đã phát triển biến thể nâng cấp Kh-55MS. Biến thể mới được bổ sung thêm 2 thùng nhiên liệu hình tứ giác ở 2 bên hông tên lửa, động cơ cải tiến với hiệu suất tốt hơn. Điểm nổi bật của Kh-55MS là được trang bị công nghệ dẫn hướng rất tinh vi hơn.

Tên lửa được trang bị một máy tính kỹ thuật số sử dụng bộ lọc dữ liệu Kalman với một bản đồ kỹ thuật số, radar đo độ cao các bộ phận cấu thành này cho phép tên lửa sử dụng công nghệ dẫn hướng kiểu TERCOM (men theo địa hình). Ở pha cuối, tên lửa sử dụng công nghệ dẫn hướng so sánh hình ảnh tương phản kỹ thuật số DSMAC cùng với sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu GLONASS.

Công nghệ dẫn hướng này cho phép tên lửa có độ chính xác rất cao, CEP của Kh-55MS dưới 5m, khả năng này tương đương với BGM-109 Tomahawk của Mỹ trong khi tầm bắn đạt 3.000km vượt xa hơn nhiều so với Tomahawk và trở thành loại tên lửa phóng trên không có tầm bắn xa nhất thế giới.

Ngoài các biến thể Kh-55/Kh-55MS dùng cho Quân đội Nga, có 2 biến thể được phát triển cho xuất khẩu bao gồm Kh-65SE có tầm bắn 600km theo điều khoản của Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân tầm trung INF được ký kết giữa Mỹ-Liên Xô vào năm 1987. Một biến thể xuất khẩu khác là Kh-SD được giới thiệu vào năm 1995, có tầm bắn khoảng 300km.


Tu-160 phóng tên lửa hành trình chiến lược Kh-55.

Những năm 1990, Raduga tiếp tục phát triển một biến thể hiện đại hơn của Kh-55MS được chỉ định là Kh-101/102, trong đó Kh-101 được trang bị đầu đạn thông thường nặng 400kg còn Kh-102 được trang bị đầu đạn hạt nhân chiến thuật.

Kh-101/102 được thiết kế với khả năng tàng hình rất cao, thân tên lửa hình oval thay vì hình trụ như nguyên bản. Tên lửa có kích thước lớn hơn, dài hơn trang bị công nghệ dẫn hướng tinh vi hơn, dự kiến tên lửa có tầm bắn khoảng 5.000km sẽ đi vào phục vụ trong biên chế Không quân Nga vào cuối năm 2013.

Khi Kh-101/102 đi vào biên chế nó có thể soán ngôi Tomahawk và trở thành loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất tối tân nhất thế giới ở mọi chỉ số.
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3

x.man

Xe điện
Biển số
OF-113285
Ngày cấp bằng
18/9/11
Số km
2,948
Động cơ
410,972 Mã lực
Chỉ giấu được dân đen thôi cụ ơi, bọn mẽo nó thông kế đến từng quả tên lửa, từng khẩu pháo mua của ai bao giờ đây ạ!
Chuẩn cụ ạ. Nó thống kê được những cái công khai trên thị trường :))
 

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
3,621
Động cơ
487,851 Mã lực
Có tên lửa thì phải có cái diệt tên lửa, e mạn phép post bài để mở rộng kiến thức tên lửa ạ:

Vũ khí đặc trị tên lửa hành trình của Việt Nam Theo học thuyết tác chiến hiện đại, nhiều khả năng tên lửa hành trình sẽ là vũ khí đầu tiên được bên tấn công sử dụng. Vậy Việt Nam có những vũ khí nào có thể “điều trị” chúng?
Ngày nay, tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ tàu chiến, bệ phóng di động trên đất liền, tên lửa chiến dịch-chiến thuật đã trở thành vũ khí chủ lực trong các chiến dịch quân sự của bên tấn công. Tốc độ nhanh, hỏa lực mạnh, khả năng tấn công phủ đầu từ xa, tên lửa hành trình là vũ khí tiêu biểu cho chiến thuật áp chế phòng không đối phương SEAD. Tên lửa hành trình thực sự là một vũ khí rất khó “nhai” đối với bất kỳ lực lượng phòng không nào, nó có khả năng bay men theo địa hình nên việc phát hiện từ xa rất khó khăn. Nói như vậy không có nghĩa là tên lửa hành trình không có điểm yếu. Tốc độ chậm, dễ bị gây nhiễu chính là 2 điểm yếu chí tử của nó.
Ngoài việc gây nhiễu hệ thống dẫn đường bằng GPS làm cho tên lửa bị lệch mục tiêu, bắn hạ tên lửa bằng vũ khí phòng không cũng là một phương pháp rất hiệu quả để vô hiệu hóa khả năng chiến đấu của nó. Vấn đề đang được quan tâm là Việt Nam có những vũ khí nào có thể “điều trị” chúng.
ZSU-23-4
Một trong những vũ khí có khả năng “đặc trị” tên lửa hành trình trong biên chế phòng không Việt Nam là pháo phòng không tự hành tầm thấp ZSU-23-4. ZSU viết tắt của cụm từ Zenitnaya Samokhodnaya Ustanovka (phiên âm tiếng Nga) có nghĩa là (phòng không tự hành gắn kết), 23 là chỉ đường kính nòng pháo 23mm, 4 có nghĩa là số lượng pháo được gắn kết trên hệ thống.

Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 của Việt Nam khai hỏa tiêu diệt mục tiêu.
Đây là loại pháo phòng không tự hành được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bay tầm thấp, ZSU-23-4 thường được triển khai xen kẽ để bảo vệ đội hình tăng-thiết giáp trước máy bay đối phương. ZSU-23-4 có tốc độ bắn từ 800-1000 phát/phút, tầm bắn 2.500 mét.
Hệ thống tích hợp sẵn radar điều khiển hỏa lực và thiết bị ngắm bắn quang học trên khung gầm xe bánh xích TM-575. Biến thể nâng cấp gần đây tích hợp thêm từ 4-6 tên lửa phòng không tầm thấp 9K38 Igla hoặc 9K310 Igla-1 cùng hệ thống điều khiển hỏa lực nâng cấp, máy tính đường đạn thế hệ mới.
Sức mạnh chiến đấu của hệ thống được tăng lên từ 2-2,5 lần so với trước, việc bổ sung thêm tên lửa giúp hệ thống đối phó hiệu quả với những mục tiêu khó xơi như tên lửa hành trình.
Hệ thống phòng không tích hợp Palma
Đây là hệ thống phòng không tích hợp có khả năng “đặc trị” tên lửa hành trình mạnh nhất của Việt Nam. Hệ thống Palma được trang bị trên tàu hộ tống tên lửa Gepard-3.9 HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ.
Palma bao gồm 2 pháo bắn siêu nhanh AO-18KD 6 nòng x30mm mỗi khẩu, loại pháo này có tốc độ bắn lên đến 6000-10.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả từ 3.000-4.000 mét. Khi bắn hệ thống tạo nên một màn đạn dày đặc đủ sức tiêu diệt bất kỳ loại tên lửa hành trình nào.

Cận cảnh hệ thống phòng không tích hợp Palma trên tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard-3.9 của Hải quân Việt Nam.
Ngoài ra, hệ thống còn được tích hợp 8 tên lửa siêu thanh dẫn bằng laser Sosna-R. Palma có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000 m và bay ở độ cao tối đa 3.500 m. Palma được trang bị hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu quang-điện EOC kết hợp với radar trên tàu và hệ thống kiểm soát tự động SRSCU.
Palma được lập trình để tự động bám bắt và tiêu diệt mục tiêu. Bên cạnh đó hệ thống có thể được điều khiển thông qua hệ thống 10-P5 trên tàu chiến trong trường hợp chế độ tự động hoạt động không hiệu quả.
"Lá chắn cuối cùng" AK-630
Một vũ khí khác cũng cực kỳ lợi hại trong việc tiêu diệt tên lửa hành trình là hệ thống phòng thủ tầm cực gần AK-630. Hệ thống này được trang bị trên tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard-3.9 , tàu tên lửa cao tốc Tarantul và Molnyia , BPS-500, tàu tuần tra lớp Svetlyak, tàu pháo TT-400TP.

Chốt chặn cuối cùng AK-630 trang bị trên tàu tên lửa cao tốc lớp Tarantul của Hải quân Việt Nam.
AK-630 bao gồm một pháo AO-18 6 nòng nhân 30mm với tốc độ bắn lên đến 6.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả từ 3.000-4.000 mét. Hệ thống được điều khiển thông qua radar Vympel MR-123. AK-630 được xem là chốt chặn cuối cùng trên các tàu chiến Việt Nam trước tên lửa hành trình của đối phương.
 

ducbill00

Xe tăng
Biển số
OF-142242
Ngày cấp bằng
17/5/12
Số km
1,604
Động cơ
375,610 Mã lực
Nơi ở
Nam Từ Liêm, Hà Nội
Website
www.facebook.com
hay ghê a, các cao thủ tiếp đi ạ, cháu mở rộng tầm nhòm nhiều lắm ạ, cảm ơn các cụ
 

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
3,621
Động cơ
487,851 Mã lực
Hôm nay up date 1 anh bạn, k phải của mình nhưng để mở rộng kiến thức:
Quỷ Sa-tăng, tên lửa lớn nhất thế giới

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sử dụng nhiên liệu lỏng có những ưu điểm khó có thể bỏ qua về khả năng mang vác các loại đầu đạn lớn, chi phí chế tạo đạn tên lửa, nhiên liệu rẻ và yêu cầu về kỹ thuật bảo đảm không qua phức tạp.


http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/nam-dam-thep-thoat-an-thoat-hien-cua-lien-xo-2859685.html
ICBM R-36M2 rời giếng phóng.
So với ưu thế nhỏ gọn và tính cơ động cao của tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) sử dụng nhiên liệu rắn, thì ICBM nhiên liệu lỏng vẫn có những ưu điểm khó có thể bỏ qua về khả năng mang vác các loại đầu đạn lớn, chi phí chế tạo đạn tên lửa, nhiên liệu rẻ và yêu cầu về kỹ thuật bảo đảm không qua phức tạp.
Chính vì những lý do trên, các thế hệ ICBM đầu tiên của Nga và Mỹ đều sử dụng nhiên liệu lỏng. Trong chiến tranh Lạnh, khi Mỹ tập trung phát triển ICBM sử dụng nhiên liệu rắn, thì Liên Xô lại phát triển song song 2 dòng ICBM với mục đích tấn công phủ đầu bằng ICBM nhiên liệu rắn và áp chế đối phương bằng ICBM nhiên liệu lỏng (chỉ ICBM loại này mới có thể mang được các đầu đạn hạt nhân cỡ lớn gây huỷ diệt diện rộng).
Đáng chú ý cho xu thế phát triển ICBM dạng này còn tồn tại tới ngày nay là dòng ICBM sử dụng nhiên liệu lỏng siêu nặng R-36M2 Voevoda (tên mã định danh NATO là SS-18 Satan). Đây là dòng ICBM vô địch thế giới về trọng lượng tên lửa khi phóng (nặng tới 211 tấn), khối lượng đầu đạn có thể mang theo (gần 9 tấn) và tầm bắn cực xa (16.000km). Với thông số trên, R-36M2 thực sự là quỷ Sa-tăng với sức huỷ diệt mà nó gây ra.
Xuất hiện để làm đối trọng răn đe với Mỹ
Trong chiến tranh Lạnh, trước việc Mỹ phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu hệ thống ICBM sử dụng nhiên liệu rắn đặt trong boongke kiên cố khó có thể tiêu diệt bằng các loại đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ đã đặt yêu cầu đối với Liên Xô về việc phát triển thế hệ vũ khí hạt nhân răn đe làm đối trọng với ICBM Peacekeeper và Minuteman của Mỹ.
Trước yêu cầu trên, Viện thiết kế Yuzhnoie (thành phố Dnepropetrosk) dưới sự chỉ đạo của tổng công trình sư V.Utkin đã nhận yêu cầu phát triển thế hệ ICBM nhiên liệu lỏng mới thay thế tổ hợp tên lửa R-36 đã lỗi thời trong những năm 1970 và tới tháng 12-1975, các tổ hợp ICBM R-36M đầu tiên đã được triển khai với các thông số vượt trội so với R-36 như:
+ Độ chính xác tăng gấp 3 lần
+ Khả năng sẵn sàng chiến đấu tăng 4 lần
+ Năng lực tên lửa tăng 1,4 lần
+ Khả năng sống sót khi bị tấn công phủ đầu tăng 15 đến 30 lần
+ Tối ưu khối lượng thiết bị phóng tăng 2,4 lần
+ Thời gian khai thác sử dụng tăng 1,4 lần
Sự xuất hiện của R-36M/M2 đã làm cho Mỹ sửng sốt. Các chuyên gia Mỹ nhận định với sức phá huỷ của dòng ICBM này rất ít bệ phóng ICBM Peacekeeper và Minuteman có thể sống sót được sau loạt tấn công đầu tiên
Trong cơ cấu lực lượng tên lửa chiến lược của Nga, ICBM sử dụng nhiên liệu rắn là vũ khí tấn công phủ đầu thường đặt trên các bệ di động đảm bảo khả năng sống sót cao, còn ICBM nhiên liệu lỏng đặt trong giếng phóng cố định chính là cốt lõi sức mạnh để huỷ diệt đối phương trong chiến tranh hạt nhân toàn diện. Chính vì sức mạnh kinh hoàng của dòng ICBM R-36M/M2, Mỹ và NATO đã đặt mật danh của dòng tên lửa này là Sa-tăng (tên một con quỷ sức mạnh vô song trong Kinh Thánh).
Sức mạnh "vô song" của ICBM Sa-tăng
Kích thước khủng của ICBM R-36M.
Về cơ bản, R-36M/M2 là ICBM 2 tầng phóng sử dụng nhiên liệu lỏng kết hợp giữa N2O4 và UDMH. Thiết kế động cơ và buồng chứa nhiên liệu mới cho phép ICBM Sa-tăng mang được 188 tấn nhiên liệu và khối lượng đầu đạn tới 8,8 tấn (R-36 chỉ là 5,5 tấn). Thiết kế mới cũng cho phép tên lửa lưu trữ nhiên liệu lâu hơn với việc duy trì trạng thái chiến đấu 10-15 năm trước khi cần kiểm tra và tuổi thọ có thể đạt 25 năm.
Tên lửa được R-36M2 phóng thử lần đầu vào tháng 2-1973 và được nhận vào trang bị ngày 30-12-1975. R-36M có tới 6 biến thể (từ Mod-1 tới Mod-5) với sự khác biệt chủ yếu ở trang bị đầu đạn chiến đấu. Ở phiên bản tiêu chuẩn, R-36M mang đầu đạn hạng nặng đơn nhất có sức công phá 20-25 Megatone với tầm bắn đạt 11.200km; đầu đạn đơn khối nhẹ 8 Megatone với tầm bắn 16.000km hoặc 10 đầu đạn MIRV với sức công phá mỗi đầu đạn đạt 400 Kilotone hay 10 đầu đạn hỗn hợp (4 đầu đạn 1 Megatone và 6 đầu đạn 400 Kilotone).
Sức mạnh của đầu nổ đơn khối của R-36M2 gấp 500 lần quả bom hạt nhân Mỹ ném xuống Nhật Bản năm 1945. Với sức mạnh như vậy, ngoài khả năng tiêu diệt mục tiêu khi cho nổ ở độ cao thấp, R-36M2 còn có thể sử dụng như vũ khí điện từ (EMP) khi cho nổ ở độ cao lớn tạo "sát thương" bằng sóng điện từ và bụi hạt nhân trên lãnh thổ đối phương.
Kích thước khủng của ICBM R-36M
Điểm khác biệt nữa của R-36M2 là việc sử dụng chung giếng phóng với ICBM R-36, nhưng độ sâu giếng sâu hơn để nâng cao khả năng sống sót khi bị tấn công phủ đầu.
ICBM R-36M2 sử dụng phương thức phóng thẳng đứng nguội. Đạn tên lửa được bảo quản trong thùng vận tải – phóng, lắp trong hầm phóng được nạp nhiên liệu ở trạng thái trực chiến thời gian dài. Cơ chế phóng được thực hiện hoàn toàn tự động. Các tham số quan trọng nhất của tên lửa đều được mã hoá và kiểm soát thường xuyên để tăng cường độ tin cậy khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Cơ cấu khoang bảo quản mới cho phép R-36M2 hoạt động trong bất kỳ điều kiện thời tiết.
R-36M2 tương tự như các dòng ICBM sử dụng hệ thống dẫn đường hỗn hợp tự động quán tính ở pha đầu, nhưng được hiệu chỉnh pha giữa thông qua máy tính đạn đạo kết nối với trung tâm chỉ huy mặt đất. Theo các thông tin từ phía Nga, CEP của ICBM R-36M2 vào khoảng 500m, còn theo Phương Tây, con số này là 260m (sai số quá nhỏ cho dòng vũ khí hạt nhân huỷ diệt diện).
Lực lượng tên lửa chiến lược Nga hiện còn duy trì từ 55 đến 80 bệ phóng R-36M2 và chúng sẽ tiếp tục hoạt động cho tới năm 2026.
Tại sao Mỹ lại cố gắng triển khai lá chắn tên lửa áp sát biên giới Nga?
Tất cả các dòng ICBM đều dễ tổn thương ở những pha tăng tốc đầu tiên do tên lửa phải chiến thắng trọng lực để lấy độ cao và không thể tự cơ động. Nắm bắt được yếu điểm này, Mỹ luôn tìm cách triển khai các phương tiện đánh chặn tên lửa áp sát biên giới Nga như: Tên lửa đánh chặn, laser hàng không (ABL) để tăng khả năng đánh chặn thành công.
Ngoài ra, hệ thống NMD của Mỹ cũng được thiết kế đánh chặn đầu đạn hạt nhân của đối phương khi chúng mới thoát ly khỏi tên lửa vì 2 lý do:
Thứ nhất, đầu đạn vừa thoát ly khỏi tên lửa Mỹ chưa có gia tốc rơi lớn (tốc độ vũ trụ cấp 1) nên xác suất đánh chặn cao hơn. Thứ hai, đối với đầu đạn hạt nhân việc đánh chặn đồng nghĩa với việc kích nổ nó. Việc đánh chặn cần thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Mỹ để tránh hậu quả về bụi phóng xạ và hiệu ứng bức xạ điện từ (sức mạnh huỷ diệt không trực tiếp, nhưng hậu quả thì có khi còn nghiêm trọng hơn cả một vụ nổ hạt nhân trên mặt đất).
Theo QĐND
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3

dop_con_mec

Xe tải
Biển số
OF-179154
Ngày cấp bằng
29/1/13
Số km
465
Động cơ
341,680 Mã lực
Tuổi
28
Hôm nay up date 1 anh bạn, k phải của mình nhưng để mở rộng kiến thức:
Quỷ Sa-tăng, tên lửa lớn nhất thế giới

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sử dụng nhiên liệu lỏng có những ưu điểm khó có thể bỏ qua về khả năng mang vác các loại đầu đạn lớn, chi phí chế tạo đạn tên lửa, nhiên liệu rẻ và yêu cầu về kỹ thuật bảo đảm không qua phức tạp.
Nhưng tên lửa nhiên liệu lỏng lại có những nhược điểm khó có thể bỏ qua về khả năng phá hủy môi trường lâu dài và tổn hại về sức khỏe thể chất của lính , tính thiệt hại tổng thể về môi trường và sức khỏe con người bảo trì duy tu hay duy trì trạng thái trực chiến thì , tên lửa nhiên liệu lỏng đắt hơn tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn , khả năng mang vác đầu đạn của tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn với tầm bay + khả năng cơ động hơn rất nhiều tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng , khối lượng + trọng lưởng giảm nên tính cơ động rất cao , thời gian hết hạn tăng nhiều từ đó giảm thiểu chi phí sản suất mới + với yếu tố trực chiến nâng cao ..v..v..v...

Nói chung có tiền + công nghệ thì sử dụng tên lửa nhiên liệu rắn có lợi hơn tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng
 

humxam75

Xe container
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
5,146
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Nhưng tên lửa nhiên liệu lỏng lại có những nhược điểm khó có thể bỏ qua về khả năng phá hủy môi trường lâu dài và tổn hại về sức khỏe thể chất của lính , tính thiệt hại tổng thể về môi trường và sức khỏe con người bảo trì duy tu hay duy trì trạng thái trực chiến thì , tên lửa nhiên liệu lỏng đắt hơn tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn , khả năng mang vác đầu đạn của tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn với tầm bay + khả năng cơ động hơn rất nhiều tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng , khối lượng + trọng lưởng giảm nên tính cơ động rất cao , thời gian hết hạn tăng nhiều từ đó giảm thiểu chi phí sản suất mới + với yếu tố trực chiến nâng cao ..v..v..v...

Nói chung có tiền + công nghệ thì sử dụng tên lửa nhiên liệu rắn có lợi hơn tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng
Mỗi tội nhiên liệu lỏng dễ điều khiển hơn
 

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
3,621
Động cơ
487,851 Mã lực
Nhưng tên lửa nhiên liệu lỏng lại có những nhược điểm khó có thể bỏ qua về khả năng phá hủy môi trường lâu dài và tổn hại về sức khỏe thể chất của lính , tính thiệt hại tổng thể về môi trường và sức khỏe con người bảo trì duy tu hay duy trì trạng thái trực chiến thì , tên lửa nhiên liệu lỏng đắt hơn tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn , khả năng mang vác đầu đạn của tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn với tầm bay + khả năng cơ động hơn rất nhiều tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng , khối lượng + trọng lưởng giảm nên tính cơ động rất cao , thời gian hết hạn tăng nhiều từ đó giảm thiểu chi phí sản suất mới + với yếu tố trực chiến nâng cao ..v..v..v...

Nói chung có tiền + công nghệ thì sử dụng tên lửa nhiên liệu rắn có lợi hơn tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng
Mỗi tội nhiên liệu lỏng dễ điều khiển hơn
Nhiên liệu k quyết định trực tiếp sức mạnh tên lửa, sức mạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại đầu đạn, tốc độ, độ thông minh (điện tử và điều khiển).... Nhưng cơ bản thế này, tên lửa đạn đạo tầm xa thường đi rất xa, khi phóng lên cao thoát khỏi lực hút của trái đất đi vào bầu khí quyển (thường tới tầng 4/5 tầng, tầng 5 là tầng vệ tinh hoạt động), do vậy cần nhiên liệu lớn, đủ mạnh. Cái này chỉ có nhiên liệu lỏng mới đem tới lực đẩy lớn thoát khỏi sức hút trái đất (ít nhất đạt vận tốc vũ trụ cấp 1). Các tàu vũ trụ đều dùng nhiên liệu lỏng. Như tên lửa SATAN trên nặng hơn 200 tấn khi phóng, và tời đc khắp nơi trên trái đất k vì mặt đất đứng im mà nó bay đc, mà do nó lên tầng thượng quyển ít lực hút, nó vừa đc đẩy cùng vừa đc trái đất tự quay nên mơi bay xa thế.
Tóm lại là nó cần đủ mạnh để thoát khỏi lực hút và do vạy bay đc xa :D
Kiến thức e hạn chế, có gì các cao nhân thêm thắt cho đủ giúp e :D
 
Chỉnh sửa cuối:

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Pha đầu tăng tốc quỹ đạo đơn giản ng ta dùng rắn. Khi cần đánh võng ng ta dùng lỏng. Thằng lỏng cơ động hơn rắn về đg bay đó là lí do các loại phòng không đều dùng rắn pha đầu lỏng pha sau. Loại lắp trên máy bay là lỏng tất vì nó có sơ tốc là tốc độ máy bay rồi
Về mạnh thì rắn mạnh hơn lỏng nhưng khả năng đánh võng cực hạn chế
 

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
3,621
Động cơ
487,851 Mã lực
Pha đầu tăng tốc quỹ đạo đơn giản ng ta dùng rắn. Khi cần đánh võng ng ta dùng lỏng. Thằng lỏng cơ động hơn rắn về đg bay đó là lí do các loại phòng không đều dùng rắn pha đầu lỏng pha sau. Loại lắp trên máy bay là lỏng tất vì nó có sơ tốc là tốc độ máy bay rồi
Về mạnh thì rắn mạnh hơn lỏng nhưng khả năng đánh võng cực hạn chế
Vấn đề là tạo gia tốc ban đầu. Ý của cụ e e k chuẩn. Khi tên lửa đc thả từ máy bay bị chi phối bởi lực hút trái đất nên cần nhiên liệu lỏng. Còn đánh võng hay k liên quan gì tới loại nhiên liệu?:-/
Võng vỉa thế nào do thiết kế hệ thống điều khiển chớ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top