Tên Lửa cờ lắp !!!

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Mở thớt, em xin giới thiệu về 7 loại tên lửa chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam

1, Tên lửa chống tàu chiến Uran-E ( tên lửa SS-N-25 ) :

Trọng lượng: 630 kg
Trọng lượng đầu chiến đấu : 145 kg
Tầm bắn tối đa: 130 km
Tốc độ chiến đấu: 300 m/s ( bằng tốc độ âm thanh)
Chiều cao bay từ 5 - 10 m trên mực nước biển
Ngoài ra phiên bản phóng từ tàu chiến còn có phiên bản phóng từ máy bay ( Su 22, Su 27, Su 30 ) và trực thăng ( KA 12, KA 25).
Nguồn gốc: Mua từ Nga


Tên lửa Uran E được trang bị cho tàu tên lửa Molniya . (Việt Nam đã được Nga chuyển giao 2 tàu này và 20 chiếc khác sẽ được đóng tại Việt Nam theo công nghệ do Nga chuyển giao. Mỗi tàu Molniya mang 16 quả tên lửa Uran E ).





Loại tên lửa này cũng được trang bị cho loại tàu BPS 500 của Hải quân Việt Nam

2, Tên lửa hành trình Moskit ( SS-N-22 ):




Mua từ Nga. Được trang bị cho tàu tên lửa Tarantul ( mỗi tàu 4 quả ) . Việt Nam có khoảng 8-10 tàu này . Đây là loại tàu sử dụng tốc độ cao để bất ngờ tấn công rồi nhanh chóng rút chạy .





Sang năm 2009, Nga sẽ giao cho VN 2 khu trục hạm Gepard , loại tàu này có khả năng tàng hình, chống tàu ngầm, phòng không tốt, có thể phóng cả tên lửa Uran và Moskit.


3, Tên lửa diệt tàu chiến Yakhont ( tên lửa SS-N-26 ):

Nguồn gốc: Mua từ Nga. Tên lửa nặng khoảng 7 tấn, tấm bắn 200 km ( có thể khống chế mặt biển ở vịnh Bắc Bộ ) , có khả năng tàng hình trước ra đa, thích hợp với mọi địa hình bắn.

Theo hợp đồng quân sự đã kí giữa Nga và Việt Nam thì Nga đã chuyển giao công nghệ sản xuất Yakhont với giá 300 triệu đô cho Việt Nam. Hiện Việt Nam mới chỉ có thể phòng Yakhont từ đất liền, VN chưa thể phóng Yakhont từ tàu chiến vì nó đòi hỏi phải có kĩ thuật làm bệ phóng để lắp đặt Yakhont trên tàu chiến .



4, Tên lửa Shaddock ( tên lửa SS-N-3 ) :

(Ảnh dưới: Tên lửa Shaddock của VN )




Đầu đạn nặng 800kg hay 100 kT (hạt nhân)
Tầm xa 460 km ( bao trùm vịnh Bắc Bộ, đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa )
Tốc độ Mach 1,4 /480m/s ( gấp 1,4 lần tốc độ âm thanh )
Chiều dài 10m
Đường kính 0,9 m

Sải cánh 2,6 m.

Trọng lượng phóng 4500kg


Nước sử dụng: Chỉ có Liên Xô ( nay là Nga ) và Việt Nam có loại tên lửa này .

Gần đây trên mạng internet của TQ có xuất hiện nhiều bài viết mang tính chất khiêu khích ( VD: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...st_china.shtml) . Trên thực tế lực lượng tên lửa phòng thủ bờ biển của Việt Nam dư sức đánh tan về cơ bản đội tàu đổ bộ của đối phương khi chúng còn cách bờ biển Việt Nam trên 200 km và trước khi các máy bay của đối phương có thể phát hiện ra các vị trí phóng tên lửa .


Theo 1 bài viết trên mạng Sina của TQ thì Việt Nam đang nghiên cứu cải tiến 1 loại tên lửa của Nga. Nếu thành công loại này có tầm bắn 550 km, mang được đầu đạn 1 tấn , tốc độ gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh.

5, Tên lửa Brahmos:

Theo nhiều nguồn tin thì Ấn độ đã bán cho VN tên lửa chống tàu chiến Brahmos . Tên lửa này nặng 3 tấn, có tầm bắn 290 km , tốc độ gấp 2,8 lần tốc độ âm thanh, mang đầu đạn 300 kg có thể phóng từ bệ phóng trên mặt đất, tàu chiến hoặc máy bay ( VN có Su 30 có thể mang và phóng loại tên lửa này ).





Theo tính toán, cần 3 quả Brahmos để đánh đắm 1 tàu chiến cỡ 20 000 tấn và cần khoảng 10 quả để đánh đắm 1 tàu sân bay. Có tin nói rằng VN đã nhờ Ấn Độ cải tạo loại tàu chiến Petya của hải quân Việt Nam để có thể chở và phóng tên lửa Brahmos :



(Ảnh: Tàu chiến Petya Việt Nam mua từ thời Liên Xô )


6, Tên lửa phòng không S300 :

Năm 2000 Việt Nam đã mua 2 tiểu đoàn tên lửa S300 của Nga . Đây là loại tên lửa siêu âm, tầm bắn 150 km ( gấp 7 lần tên lửa Sam).











Việt Nam đang đàm phán với Nga để mua loại S400 - loại hiện đại hơn .


7, Tên lửa đất đối đất Scub C :

Phóng từ mặt đất để tấn công các mục tiêu mặt đất . Năm 1998 VN đã mua 50 tên lửa Scud C của Bắc Triều Tiên có tầm bắn 500 km . Nhưng quan trọng hơn có nhiều nguồn tin trên internet có kèm các hình ảnh nói rằng Việt Nam đã cải tiến được tên lửa Scud nâng tầm bắn lên 600 đến 900 km . Quân đội VN chưa công bố việc này nên chưa thể khẳng định chắc chắn nguồn tin đó có đúng hay không nhưng tên lửa Scud không phải là loại quá hiện đại nên nếu Việt Nam dựa vào hình mẫu có sẵn để chế tạo được loại riêng cho mình thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên .


Tên lửa Scud-B

Tên lửa Scud có độ chính xác không cao ( có thể rơi cách mục tiêu hàng trăm mét) nên chỉ hiệu quả khi tấn công các căn cứ quân sự lớn hoặc ... thành phố đông dân .

----------

Ngoài ra Nga đang mời Việt Nam mua loại tên lửa đất đối đất Iskander-E (SS-26 Stone). Đây là loại tên lửa đất-đối-đất chiến thuật có độ chính xác cao nhằm vào nhiều mục tiêu trên mặt đất với tầm bắn 280 km. Iskander-E mang một đầu đạn với lượng thuốc nổ 400kg.

Nga chỉ chào bán loại tên lửa này cho một số ít những nước thân thiết với Nga ( TQ không nằm trong số đó ).

Nếu mua loại tên lửa này Việt Nam có thể dùng để phòng thủ biên giới trên bộ, tấn công lực lượng địch tập kết gần biên giới cũng như phá hủy các căn cứ hậu cần, quân sự của đối phương .
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ngoài ra Nga đang mời Việt Nam mua loại tên lửa đất đối đất Iskander-E (SS-26 Stone). Đây là loại tên lửa đất-đối-đất chiến thuật có độ chính xác cao nhằm vào nhiều mục tiêu trên mặt đất với tầm bắn 280 km. Iskander-E mang một đầu đạn với lượng thuốc nổ 400kg.

Nga chỉ chào bán loại tên lửa này cho một số ít những nước thân thiết với Nga ( TQ không nằm trong số đó ).

Nếu mua loại tên lửa này Việt Nam có thể dùng để phòng thủ biên giới trên bộ, tấn công lực lượng địch tập kết gần biên giới cũng như phá hủy các căn cứ hậu cần, quân sự của đối phương .
Thông tin chi tiết đây :69::69:




Iskander ( NATO gọi là SS 26 Stone) là hệ thống tên lửa đạn đạo di động tầm ngắn tân tiến của Nga, sử dụng nhiên liệu rắn, được bắt đầu trang bị trong quân đội Nga từ năm 2006.

Hiện nay, có Iskander có 2 phiên bản chính là Iskander M ( phiên bản cho quân đội Nga ) và Iskander E ( phiên bản để xuất khẩu ), ngoài ra còn có phiên bản mới nhất- Iskander K vẫn đang trong quá trình thử nghiệm .


Tên lửa Iskander được đặt trong bộ phóng thẳng đứng cơ động, có khả năng đem cùng lúc 1-2 tên lửa. Tên lửa được trang bị công nghệ "tàng hình"plazma (hoàn toàn khác với công nghệ “tàng hình” của người Mỹ ) và có khả năng tự thay đổi quỹ đạo bay.



Tên lửa Iskander còn được lắp hệ thống điều khiển đặc biệt, nên có thể cơ động rất linh hoạt. Vì thế, hệ thống phòng không của đối phương rất khó đánh chặn, nếu không muốn nói là không thể, bởi trong khi “bay lượn như chim”, độ quá tải của Iskander có thể vượt quá 20-30 lần sức hút của Trái Đất, trong khi đó những kiểu tên lửa phòng không đánh chặn của Mỹ và NATO chỉ có thể chịu được mức độ quá tải 3-4 lần. Để xác định mục tiêu bắn cho tổ hợp tên lửa Iskander, có thể sử dụng vệ tinh do thám bay trên quỹ đạo quanh Trái Đất, máy bay trinh sát, hoặc thậm chí cả những người lính đặc nhiệm hoạt động đơn lẻ.

Theo số liệu của chính các chuyên gia trong Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, tên lửa Iskander có những tính năng độc nhất vô nhị, khả năng ưu việt và hiệu quả gấp 5-8 lần so với các tên lửa cùng loại của các nước ngoài. Chỉ cần vài tổ hợp tên lửa Iskander cũng có khả năng thay đổi so sánh lực lượng trong bất kỳ cuộc xung đột khu vực nào

Tại một cuộc họp báo được tổ chức ở Moscow gần đây, Cục trưởng Cục vũ khí tên lửa và pháo binh của quân đội Nga, thượng tướng Zariski, tuyên bố rằng, Iskander sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt trước năm 2010.Nhiều nước như Syria, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Malaysia, Ấn Độ rất quan tâm tới tổ hợp tên lửa này Nga còn xem xét xuất khẩu tên lửa này cho Algeria, Kuwait, Singapore, VIỆT NAM, và Nam Triều Tiên, ông nói thêm.



Các thông số kĩ thuật cơ bản :

Bắt đầu được đưa vào biên chế : 2006

Nhà sản xuất : KB Mashynostroyeniya (Kolomna)

Nặng : 3800 kg.
Dài : 7.2 m.
Đường kính : 950 mm.
Tải trọng tối đa : 480 kg ( đầu đạn ).
Trọng lượng ống phóng : 40 tấn .

Tuổi thọ : 10 năm .
Cơ số tên lửa mỗi hệ thống :
- 9P78E : 2 quả .
- 9T250E :2 quả.
Tầm bắn : tuỳ từng phiên bản :
+Với Iskander M : max 400 km ( min 50 km )
+Với Iskander E : max 280 km
Sai số vòng tròn : 5-7 m ( Iskander M)
có thể trên 30 m với Iskander E ( nếu ko có homing systems )

Thời gian chuẩn bị phóng : 4-16 phút .
Thời gian chuyển giữa 2 lần phóng : khoảng 1 phút .
Điều kiện nhiệt độ bên ngoài : -50 tới +50 độ C


phần 7 :
ảnh là SCUD B mà
VN đổi gạo lấy SCUD B của bắc hàn không phải là C
Em tưởng đợt đấy mình chỉ đổi lấy Tàu ngầm thôi chứ, hoá ra là cả Tên lửa àk anh :69::69:
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC

Sơ đồ chi tiết tên lửa SCUB ợ :69::69::69:

Các nước đang sử dụng
 

boemcun

Xe tăng
Biển số
OF-17649
Ngày cấp bằng
20/6/08
Số km
1,976
Động cơ
525,743 Mã lực
Cụ En tớn què cứ như lính tên lửa nhể :21:
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
TOPOL-M
Topol-M trang bị động cơ đẩy,nhiên liệu rắn,khả năng bay cực nhanh,vô hiệu hóa mọi sự can thiệp bằng tên lửa khác ngay trên bệ phóng,không những thế nó còn có thể chống được các loại vũ khí bằng la-de, được trang bị phương tiện vận hành cực kỳ dễ dàng khi tên lửa quay lại khí quyển trái đất. Nó cho phép Topol-M thoát khỏi mọi ý đồ đánh chặn của đối phương bằng cách thả ra 3-4 đầu đạn tinh xảo đánh lừa.

Kích thước đồ sộ : toàn bộ xe tự hành Tên lửa nặng 100 tấn,động cơ 720 sức ngựa,14 bánh xe,Đường kính mỗi bánh xe:2 mét, xe có thể hoạt động trên mọi địa hình, vào bất kể thời tiết, khí hậu nào. Vận tốc tối đa: 60 Km/h. Trên đường tốt : Vận tốc 40 Km/h.Trên đường xấu, đường núi : 15-20 Km/h.



Tính năng và sức mạnh khủng khiếp: Tên lửa Topol-M nặng 47 tấn có thể bắn tới các mục tiêu ở cự ly xa 10.000 Km với sai số chỉ vài mét vuông.
Máy tính hoàn toàn tự động điều khiển bắn theo lệnh của kíp chiến đấu. Tên lửa có thể bắn mục tiêu bất kỳ nào trên Trái Đất này ngay trên đường cơ động hoặc tại trận địa cố định. Từ khi nhận được lệnh báo động chiến đấu, mở máy cho đến khi phóng Tên lửa chỉ mất vài phút. Tên lửa có khả năng cơ động rất cao.Theo các nhà chế tạo thì tên lửa này hoàn toàn miễn nhiễm bởi tác động của sóng điện từ.Một loạt Tên lửa Topol-M không chỉ có khả năng xóa sổ một thành phố mà còn có thể biến cả một Châu lục thành đống tro tàn.Thực tế diễn tập cho thấy : Các Vệ tinh và máy bay trinh sát hầu như không thể phát hiện được loại tên lửa lợi hại này.Với loại tên lửa này thì hệ thống phòng thủ của Mỹ đành phải có sao dùng vậy,5 ăn 5 thua.Tổng thống Putin còn nói : “Điều quan trọng là không một quốc gia nào có được hệ thống tương tự trong nhiều năm tới”.
Dưới đây là clip phóng thử của Topol-M

[video=youtube;e4XzipgqfbY]http://www.youtube.com/watch?v=e4XzipgqfbY[/video]
 

Lamborghini78

Xe điện
Biển số
OF-18383
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
2,204
Động cơ
509,388 Mã lực
Em hỏi khí ko phải. Tên lửa để lâu bắn có xịt ko ợ :102:
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
VN miềng mà có khoảng 2 quả Topol-M chắc bọn Khựa run phải biết :)):)):))
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
@PTP: ý là với đầu dạn hạt nhân nó mang đc thì xóa sổ cả 1 châu lục là điều đương nhiên 2 quả BIG BOY đã đủ san bằng 2 thành phố Nhật rồi mà

@ LAM78 : hên xui bác ợ :)):)):)):))
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Taepodong-2​


Taepodong-2 (đọc như Tê-pô-đông) là loại tên lửa tầm xa do Bắc Triều Tiên chế tạo. Đây là loại tên lửa thế hệ thứ 2 của Taepodong-1. Ngày 5 tháng 7 năm 2006 cuộc thử nghiệm thất bại.

Taepodong-2 nặng 79.189 kg, có chiều dài khoảng 35.8m, đường kính từ 2,0 - 2,2m tốc độ là 7.927-8.980 m/s .

Taepodong-2 có thể mang đầu đạn hạt nhân và có tầm bắn từ 6.000-9.000 km. Còn tên lửa ICBM Taepodong-2 đủ sức công phá các mục tiêu Mỹ không chỉ ở khu vực Thái Bình Dương mà cả các thành phố Chicago, bang Illinois, Hoa Kỳ...



Trong kho vũ khí tên lửa của Bình Nhưỡng tên lửa Taepodong-2 được xem là loại tên lửa đáng sợ nhất. Taepodong-2 có tầm bắn trong khoảng từ 4.000km đến 10.000km. Mặc dù được thiết kế để khắc phục những khiếm khuyết của người anh em Taepodong-1 nhưng Taepodong-2 vẫn đòi hỏi phải được bắn đi từ một vị trí cố định.

Vụ thử Taepodong-2 đầu tiên vào tháng 7 năm 2006 được xem là một thất bại sau khi nó bay được khoảng 40 giây thì nổ tung.

Nếu vụ thử trên thành công, việc tăng sức mạnh cho Taepodong-2 có thể đặt Anh, Australia, và cả khu vực miền Trung, miền Tây nước Mỹ vào trong tầm tấn công của nó.


Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận tên lửa Taepodong-2 chỉ có thể mang một lượng chất nổ nhỏ khi bắn tới tầm xa nhất. Ngoài ra, độ chính xác của Taepodong-2 cũng được các chuyên gia quân sự đánh giá không cao.

Theo các chuyên gia quân sự, phiên bản gốc Taepodong-2 hiện đã được thay thế bởi một phiên bản mới với tầm bắn mở rộng lên tới 15.000km.

Lần gần đây nhất Triều Tiên bắn thử tên lửa Taepodong-2 là vào ngày 5/4. Nhiều chuyên gia nhận định vụ phóng thử Taepodong-2 mới nhất của Bình Nhưỡng đã chứng tỏ "sự tiến bộ đáng kể" trong công nghệ tên lửa tầm xa của nước này.

Ảnh con Taepodong này thì em tìm mãi dc nhõn 2 cái nhưng mà mờ quá nên hok post lên đây nữa :)
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Em ngược về ngày xưa một tí nhé :69::69:
SAM-2, khắc tinh của không quân Mỹ :69::69::69::69:




Chuẩn chưa


Tên lửa SAM-2 (Surface to Air Missile Type 2) (tên lửa đất đối không kiểu 2) quen thuộc thực ra lại là ký hiệu do Mỹ và NATO đặt ra để gọi loại tên lửa phòng không có ký hiệu CA-75 của Liên Xô sản xuất từ những năm 50. SAM-2 còn được gọi là Đơ-vi-na (tên một con sông nước Nga) ký hiệu CA-75M, cải tiến từ SAM-1 được Liên Xô giúp trang bị cho Việt Nam từ đầu năm 1965. Bản thân SAM-2 có tính năng bắn rơi mục tiêu ở độ cao 27 km, độ xa 34 km, vượt hơn hẳn trần bay cao của B-52. Đầu đạn SAM-2 chứa một khối lượng thuốc nổ bằng 200 kg TNT. Khi viên đạn bay lên, còn cách mục tiêu 60 m, hiệu ứng vô tuyến sẽ kích thích đầu đạn tự nổ. Nếu “dính” SAM-2, máy bay địch sẽ cùng một lúc phải chịu đựng sức dồn ép cực mạnh của sóng xung kích và sức nóng hàng ngàn độ của một quả cầu lửa bùng lên, với số lượng 12 nghìn mảnh đạn phóng ra.

Tên lửa SAM chả có cách nào để nó bắt đc tín hiệu nên việc định vị máy bay là do rada đảm nhiệm . Hệ thống rada có trách nhiệm dẫn đường cho tên lửa bay đến máy bay còn cái chuyện đến gần 60m thì kích nổ cũng chỉ là lý thuyết. Việc SAM-2 có nổ hay không là do ông trắc thủ ở dưới đài rada điều khiển nó có quyết định nổ hay không chứ làm sao có thể tính toán đc nó có cách máy bay khác 60m hay không. Trên thực tế việc bắn rơi B52 là chủ yếu hên xui, khi bắn 1 mục tiêu thường là sẽ phóng từ 2 -4 quả tên lửa vào 1 tọa độ nhất định, máy bay nào bay vào khu vực nổ của mấy quả ấy là chỉ có rụng ( cái việc vạch nhiễu tìm thù chẳng qua là áp dụng 1 số thuật toán cybernetic để đoán vị trí của máy bay ) về sau thiếu đạn thì mỗi tiểu đoàn mỗi lần phóng đạn chỉ phóng 2 quả. Có nơi may mắn như tiểu đoàn 77 còn mỗi 1 quả cũng bắn rơi B52 ( theo thành viên Kingpin - Diễn đàn Otofun )
 
Chỉnh sửa cuối:

bmw74

Xe buýt
Biển số
OF-23266
Ngày cấp bằng
31/10/08
Số km
551
Động cơ
498,460 Mã lực
Tuổi
50
Nơi ở
đâu đó trên đường
Cụ Estonque cho em hỏi những tư liệu này có chính xác và đáng tin cậy không ạ? nếu đáng tin cậy thì đây cũng là một điểm mừng cho nền quân sự của VN. (b)(b)
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Tên lửa Patriot

Được "thai nghén" từ năm 1964, chương trình phát triển tên lửa phòng không hiện đại Patriot bắt đầu với cái tên chương trình AADS-70S (Army Air Defense System for the 1970s), rồi SAM-D (Surface to Air Missile Development).

Tháng 5/1967, công ty Raytheon chính thức được chọn sản xuất hệ thóng tên lửa này. SAM-D được hoàn thành và bắn thử lần đầu vào năm 1969 và chính thức mang tên Patriot từ ngày 21/5/1976.


Tên lửa Patriot rời bệ phóng.

Patriot là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa đa năng (tầm bắn xa nhất từ 70 đến 160 km), có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết với trần bay của mục tiêu lên đến 24 km.



Patriot được thiết kế để chống lại mọi loại máy bay tiên tiến cũng như các loại tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình với tốc độ lúc tấn công mục tiêu của tên lửa lên đến Mach 5, tương đương tốc độ 6.125 km mỗi giờ.


Một quả tên lửa Patriot được xuất xưởng.

Tên lửa Patriot PAC-2 dài 5,2 m, có đường kính 0,4m và sải cánh 0,85m. Đầu nổ của nó mang 90 kg thuốc nổ mạnh sẽ tạo ra một vùng sát thương lớn giúp tiêu diệt mục tiêu dễ dàng. Tên lửa Patriot được trang bị hệ thống dẫn đường TVM, có thể cập nhật liên tục dữ liệu của mục tiêu cho trung tâm chỉ huy mặt đất.



Các tên lửa Patriot PAC-3 được nâng cấp từ Patriot PAC-2 được trang bị hệ thống dẫn đường mới GEM-T ( Guidannce enhanced missile) và thậm chí có cả những tính năng ưu việt của hệ thống phòng không S-300V do Mỹ mua của Nga về nghiên cứu. Nhờ đó, Patriot PAC-3 có thể tấn công được các mục tiêu có diện tích phản xạ radar cực nhỏ như tên lửa hành trình.


Màn hình radar dẫn đường cho tên lửa Patriot.

Toàn bộ hệ thống tên lửa được dẫn đường bằng radar AN/MPQ-53. Loại radar này làm nhiệm vụ tìm, phát hiện, theo dõi mục tiêu và điều khiển tên lửa. Hệ thống radar này được đặt trên xe cơ động, có thể phát hiện mục tiêu bay ở khoảng cách lên đến 100 km trong điều kiện nhiễu mạnh và theo dõi trực tiếp 100 mục tiêu cùng lúc.


Cận cảnh dàn phóng tên lửa PAC-3 đặt tại Hàn Quốc.

Các tên lửa cũng được đặt trên xe phóng M901, có khả năng cơ động cao. Mỗi xe phóng mang 4 tên lửa Patriot PAC-2 hoặc 16 tên lửa Patriot PAC-3. Các xe phóng luôn giữ liên lạc với xe chỉ huy loại AN/MSQ-104 trên dải sóng VHF với khoảng cách giữa các xe có thể lên đến 10 km, giúp Patriot có thể phòng thủ trên diện tích rất rộng.


Một hệ thống phòng không Patriot hoàn chỉnh gồm: dàn phóng, radar, xe chỉ huy....

Patriot là loại tên lửa phòng không duy nhất trên thế giới hiện nay đã bắn rụng tên lửa đạn đạo của đối phương trong thực chiến. Năm 1991, trong chiến dịch “Bão táp sa mạc”, tên lửa Patriot PAC-2 đã bắn hạ 70% tên lửa Scud của Iraq phóng đến Arab Saudi và 40 % tên lửa bắn đến Israel.



Hiện nay, hầu hết các đồng minh của Mỹ như Ai Cập, Đức, Hy Lạp, Israel, Nhật Bản, Hà Lan hay Đài Loan đều sử dụng tên lửa Patriot để bảo vệ không phận.



Theo thông tin mới nhất, năm 2005, Hà Lan đặt mua 32 tên lửa, Nhật Bản đặt mua 16 tên lửa Patriot PAC-3. Năm 2007, các Tiểu vương quốc Arập thống nhất cũng mua 9 xe phóng, 288 tên lửa PAC-3, Đài Loan cũng đặt mua 330 tên lửa Patriot PAC-3 cùng các bộ phụ tùng nâng cấp cho Patriot PAC-2.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Tên lửa S-300P​



Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-300P hiện đại được trang bị cho các lực lượng phòng không – không quân Liên bang Nga nhằm bảo vệ những trung tâm đầu não trước nguy cơ bị tấn công bằng những phương tiện trên không.

Quá trình xây dựng hệ thống tên lửa phòng không này, nhằm thay thế cho những tổ hợp tên lửa phòng không S-75 đã quá cũ, bắt đầu từ thập kỷ 60 và gần như là đồng thời với sự nghiên cứu chế tạo hệ thống tên lửa đánh chặn SAM-D Patriot của Mỹ. Theo sáng kiến và đề nghị của Bộ tư lệnh Phòng không quốc gia Liên xô cùng với phòng thiết kế số một thuộc Bộ Công nghiệp Thông tin Quốc phòng, Liên Xô bí mật triển khai thiết kế tổ hợp tên lửa phòng không mới có ký hiệu ban đầu là S-500U với tầm bắn 100km, nhằm trang bị cho lực lượng phòng không quốc gia, phòng không lục quân và hải quân.

Sau đó, qua nghiên cứu tính chất đặc thù nhiệm vụ của mỗi quân binh chủng, Bộ Quốc phòng Liên xô quyết định đầu tư nghiên cứu chế tạo một hệ thống tên lửa phòng không thật hiện đại, đa tính năng (tiêu diệt các loại máy bay và tên lửa của đối phương), sử dụng chung cho tất cả các quân binh chủng dựa trên cơ sở của những yêu cầu kỹ-chiến thuật bao quát.


Hệ thống tên lửa phòng không này có ký hiệu mới là S-300, cụ thể cho phòng không lục quân là S-300V, cho hải quân là S-300F và cho phòng không quốc gia là S-300P. Tuy nhiên do tầm cỡ của dự án quá lớn, lại phân cho nhiều đầu mối thực hiện nên không thể giải quyết triệt để được các mâu thuẫn trong quan điểm thiết kế. Chính vì vậy mà vẫn tồn tại những khác biệt khá lớn giữa các hệ thống S-300V và S-300P, chưa đạt được độ sâu cải tiến và hiện đại hóa cần thiết. Ví dụ như trong các hệ thống S-300V và S-300P mới chỉ đạt được 50% mức cải tiến cần thiết đối với các hệ chức năng của đài radar sục sạo, phát hiện mục tiêu từ xa. Việc thử nghiệm từng thành phần và cả hệ thống tên lửa phòng không S-300P do trung tâm thiết kế “Almaz” bắt đầu từ giữa những năm 70.

Đặc điểm kỹ thuật

Những đặc điểm mang tính nguyên lý mà hệ thống tên lửa phòng không mới cần có là nhiều kênh mục tiêu, tức là cùng một lúc có thể điều khiển nhiều tên lửa tới những mục tiêu đã chọn, nâng cao hiệu suất chiến đấu chống lại sự oanh tạc ồ ạt của không quân đối phương. Một đặc điểm nữa là nâng cao khả năng cơ động của hệ thống. Phần tử quan trọng nhất của hệ thống tên lửa phòng không S-300P chính là đài radar nhiều chức năng với hệ thống anten mạng pha điều khiển vị trí cánh sóng quét không gian theo nguyên lý số (digital) đảm bảo quan sát không gian với tốc độ cao và cùng lúc bám sát nhiều mục tiêu. Phương án S-300PM có hai thiết kế là S-300PMU-1 và S-300PMU-2.


Thiết kế chung của S-300P.
Khác biệt căn bản của phương án S-300PM và S-300PMU-1 so với các loại S-300 trước đây là việc sử dụng loại tên lửa mới 48N6 và 48N6Е (chuyên cho xuất khẩu) do Liên hiệp Fakel nghiên cứu thiết kế và Liên hiệp Xí nghiệp Bắc Leningrat sản xuất. Loại tên lửa này được hoàn thiện phần thiết bị điều khiển trên khoang, cho phép tiêu diệt những mục tiêu bay với vận tốc 1.800-2.800m/giây. Cự ly hoạt động cực đại của tên lửa là 150km đối với mục tiêu hàng không, còn đối với mục tiêu là những loại tên lửa có cánh diện tích phản xạ hiệu dụng nhỏ, bay thấp trong dải 6 - 100m cự ly tiêu diệt thay đổi trong dải từ 28km đến 38km. Khác biệt còn thể hiện trong cải tiến hoàn thiện hệ thống anten chiếu xạ và bám sát mục tiêu.


S-300PMU-1​

Phương án cuối cùng của hệ thống S-300PMU là S-300PMU-2 có tên gọi là “Favorite”. Thử nghiệm phương án này được bắt đầu từ năm 1993 và sau đó năm 1995 thì chính thức được đưa vào trang bị. Phương án có định hướng chủ yếu vào mục đích xuất khẩu và được đặc trưng bởi ý định có được cả những tính năng đánh chặn tên lửa chiến thuật và chiến lược như S-300V của phòng không lục quân đồng thời mở rộng khả năng phòng không. Để tăng khả năng tác chiến của hệ thống, trong thành phần có bổ xung thêm thiết bị tự chỉ định mục tiêu thế hệ mới, đài radar tự hành 96L6Е. Radar này được lắp đặt trên xe đặc chủng Maz-7390. Khả năng phát hiện và bám sát loại mục tiêu như tên lửa đạn đạo, tên lửa có cánh và mục tiêu bay thấp được mở rộng đáng kể. Cự ly tiêu diệt mục tiêu hàng không, kể cả chế độ bắn đuổi tăng lên đến 200km nhờ có biện pháp tối ưu hóa quỹ đạo bay.


S-300PMU-2
Loại tên lửa mới 48N6Е2 được trang bị phần chiến đấu cải tiến, đảm bảo tăng xác xuất tiêu diệt mục tiêu đối với cả mục tiêu hàng không lẫn các loại tên lửa đạn đạo. Tên lửa này có khối tự lái và ngòi nổ vô tuyến hoàn toàn mới. Khí tài S-300PMU-2 vẫn có thể sử dụng loại tên lửa 48N6Е của S-300PM.


Hệ thống điều khiển của S-300PM​
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì hiện nay “Favorite” là hệ thống phòng không hiện đại và có nhiều tính năng nhất, ưu thế xuất khẩu của nó là rất lớn. Ngoài ra, những nước đã mua các hệ thống như S-300PMU hay S-300PMU-1 đều có cơ hội sở hữu S-300PMU-2 khi yêu cầu cải tiến tại chỗ.
 
Chỉnh sửa cuối:

STARIUS

Xe buýt
Biển số
OF-48814
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
912
Động cơ
443,490 Mã lực
TOPOL-M
Topol-M trang bị động cơ đẩy,nhiên liệu rắn,khả năng bay cực nhanh,vô hiệu hóa mọi sự can thiệp bằng tên lửa khác ngay trên bệ phóng,không những thế nó còn có thể chống được các loại vũ khí bằng la-de, được trang bị phương tiện vận hành cực kỳ dễ dàng khi tên lửa quay lại khí quyển trái đất. Nó cho phép Topol-M thoát khỏi mọi ý đồ đánh chặn của đối phương bằng cách thả ra 3-4 đầu đạn tinh xảo đánh lừa.

Kích thước đồ sộ : toàn bộ xe tự hành Tên lửa nặng 100 tấn,động cơ 720 sức ngựa,14 bánh xe,Đường kính mỗi bánh xe:2 mét, xe có thể hoạt động trên mọi địa hình, vào bất kể thời tiết, khí hậu nào. Vận tốc tối đa: 60 Km/h. Trên đường tốt : Vận tốc 40 Km/h.Trên đường xấu, đường núi : 15-20 Km/h.



Tính năng và sức mạnh khủng khiếp: Tên lửa Topol-M nặng 47 tấn có thể bắn tới các mục tiêu ở cự ly xa 10.000 Km với sai số chỉ vài mét vuông.
Máy tính hoàn toàn tự động điều khiển bắn theo lệnh của kíp chiến đấu. Tên lửa có thể bắn mục tiêu bất kỳ nào trên Trái Đất này ngay trên đường cơ động hoặc tại trận địa cố định. Từ khi nhận được lệnh báo động chiến đấu, mở máy cho đến khi phóng Tên lửa chỉ mất vài phút. Tên lửa có khả năng cơ động rất cao.Theo các nhà chế tạo thì tên lửa này hoàn toàn miễn nhiễm bởi tác động của sóng điện từ.Một loạt Tên lửa Topol-M không chỉ có khả năng xóa sổ một thành phố mà còn có thể biến cả một Châu lục thành đống tro tàn.Thực tế diễn tập cho thấy : Các Vệ tinh và máy bay trinh sát hầu như không thể phát hiện được loại tên lửa lợi hại này.Với loại tên lửa này thì hệ thống phòng thủ của Mỹ đành phải có sao dùng vậy,5 ăn 5 thua.Tổng thống Putin còn nói : “Điều quan trọng là không một quốc gia nào có được hệ thống tương tự trong nhiều năm tới”.
Dưới đây là clip phóng thử của Topol-M

http://www.youtube.com/watch?v=e4XzipgqfbY
nhìn cái ảnh , so với người đứng thìđường kính bánh xe làm gì đến 2 m bác nhỉ
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Em ngược về ngày xưa một tí nhé :69::69:
SAM-2, khắc tinh của không quân Mỹ :69::69::69::69:




Chuẩn chưa


Tên lửa SAM-2 (Surface to Air Missile Type 2) (tên lửa đất đối không kiểu 2) quen thuộc thực ra lại là ký hiệu do Mỹ và NATO đặt ra để gọi loại tên lửa phòng không có ký hiệu CA-75 của Liên Xô sản xuất từ những năm 50. SAM-2 còn được gọi là Đơ-vi-na (tên một con sông nước Nga) ký hiệu CA-75M, cải tiến từ SAM-1 được Liên Xô giúp trang bị cho Việt Nam từ đầu năm 1965. Bản thân SAM-2 có tính năng bắn rơi mục tiêu ở độ cao 27 km, độ xa 34 km, vượt hơn hẳn trần bay cao của B-52. Nhưng SAM-2 không có khả năng bắt được B-52, do chúng được làm nhiễu tốt, với trí tuệ Vietnam chúng ta đã làm cả nhân loại bừng tĩnh. Đầu đạn SAM-2 chứa một khối lượng thuốc nổ bằng 200 kg TNT. Khi viên đạn bay lên, còn cách mục tiêu 60 m, hiệu ứng vô tuyến sẽ kích thích đầu đạn tự nổ. Nếu “dính” SAM-2, máy bay địch sẽ cùng một lúc phải chịu đựng sức dồn ép cực mạnh của sóng xung kích và sức nóng hàng ngàn độ của một quả cầu lửa bùng lên, với số lượng 12 nghìn mảnh đạn phóng ra.
cái đoạn anh bôi đỏ kia sửa cậu 1 tsy teo vì anh con nhà Phòng không chính hiệu . Cái quả Sam- chả có cách nào để nó bắt đc tín hiệu cả . việc định vị máy bay là do anh rada đảm nhiệm . hệ thống rada dẫn đường cho tên lửa bay đến máy bay thôi
còn cái vụ đến gần 60m thì kích nổ cũng chỉ là lý thuyết . việc nó nổ hay không là do ông trắc thủ ở dưới đài rada điều khiển nó quyết nổ hay không chứ biết thế quái nào đc là nó có cách máy bay khác 60m hay không . Trên thực tế việc bắn rơi B52 là chủ yếu hên xui
khi bắn 1 mục tiêu thường là sẽ phóng từ 2 -4 quả tên lửa vào 1 tọa độ nhất định ông máy bay nào chui vào khu vực nổ của mấy quả ấy là rụng thía thôi ( cái việc vạch nhiễu tìm thù chẳng qua là áp dụng 1 số thuật toán cybernetic để đoán vị trí của máy bay ) về sau thiếu đạn thì mỗi tiểu đoàn mỗi lần phóng đạn chỉ phóng 2 quả . có ông ăn may như tiểu đoàn 77 còn mỗi 1 quả cũng bắn rơi B52

à cậu lấy ảnh và thông tin ở đâu cũng nên ghi nguồn vào nhé
nói thêm 1 tẹo về SAM 2 nhé cái ông U2 bay do thám mà ông Gary Powell lái cũng bị em này phang chết toi cho nên cụ nào bẩu SAM2 không đủ tầm phang B52 nên xem lại
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top