Tên Lửa cờ lắp !!!

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Tên lửa club là cái gì ạ. Cụ chủ thớt mở thớt này với tiêu chí gì, chỉ là để giứoi thiệu các loại TL thì trên TG có nhiều loại lắm ợ.
Em mở thớt để giới thiệu và để anh em vào tranh luận về vấn đề Tên lửa cụ ợ !!!
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Các cụ cho nhà cháu hỏi cơ cấu điều khiển của tên lửa chống hạm Uran (SSN-25), Moskit (SSN-22) Yakhont (SSN-26) hay Shaddod (SSN-3) với ạ.
Tầm bắn của nó chí ít cũng hơn 100km thì xác định mục tiêu, tìm bạn/thù & dẫn đường khi bắn ra sao. Các loại rada quét biển do độ cong của trái đất chỉ có hiệu quả tầm 40-60km là cùng .. vậy trong trường hợp không có vệ tinh quân sự, máy bay do thám như của nước mình thì khai thác hết tầm bắn của tên lửa ntn nhỉ ????
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
cơ cấu điều khiển của các loại tên lửa hải đối hải thường là thé này ạ
RADAR cả passive, semi active , ir , hệ thống inertial, GPS ....
các loại của anh cả Ngố chính xác sử dụng các hệ thống dẫn như sau

KSShch (SS-N-1 SCRUBBER) inertial
P-15 Termit (SS-N-2 STYX) active radar, IR
P-5 Pyatyorka (SS-N-3 SHADDOCK) Inertial, mid course correction, active radar
Moskit (SS-N-22 SUNBURN) active radar, IR
P-120 Malakhit (SS-N-9 SIREN) Inertial, mid course correction, active radar
P-800 Oniks (SS-N-26) active-passive, radar
BrahMos Inertial, active radar
Như ở trên ta thấy có hệ thống inertial đc sử dụng khá nhiều
vậy nó là cái gì >??

An Inertial Navigation System (INS) is a navigation aid that uses a computer, motion sensors (accelerometers) and rotation sensors (gyroscopes) to continuously calculate via dead reckoning the position, orientation, and velocity (direction and speed of movement) of a moving object without the need for external references. It is used on vehicles such as ships, aircraft, submarines, guided missiles, and spacecraft. Other terms used to refer to inertial navigation systems or closely related devices include inertial guidance system, inertial reference platform, and many other variations.
thựa ra đây là 1 thuật toán cybernetic được đưa vào 1 hệ thống máy tính phân tích các dữ liệu từ những hoạt động của đối phương rồi sau đó tính ra vị trí của đối phương
về độ chính xác của inertial được diễn giải như sau
 

MU 4ever

Xe tải
Biển số
OF-50254
Ngày cấp bằng
5/11/09
Số km
213
Động cơ
458,530 Mã lực
Nhà cháu thành thật xin lỗi cụ Kingpin.
Nhà cháu đã ktra lại. Chế độ ngòi nổ trong đạn SAM có 2 chế độ ngòi nổ là chế độ ngòi nổ K3 và chế độ ngòi nổ vô tuyến. Chế độ K3 là chế độ lệnh từ đài điều khiển. Chế độ ngòi nổ vô tuyến là chế độ đạn tự dò vàà kích nổ như cháu đã nói ở trên. Cả cháu với cụ mỗi ông lơ mơ 1 kiểu.:P
Thực ra khi cháu học thì chỉ tập trung học chế độ ngòi nổ vô tuyến vì K3 ko mang tính học thuật. Tuy nhiên K3 là chế độ đc dùng nhiều trong chiến đấu cũng như luyện tập.
 

T 70

Xe máy
Biển số
OF-54325
Ngày cấp bằng
5/1/10
Số km
68
Động cơ
450,916 Mã lực
Website
www.dangerousgoods-hangnguyhiem.blogspot.com
Chào các cụ,

Em đang thấy các cụ bàn về tên nửa Việt Nam, đùng 1 cái thấy của Ấn, Mỹ, Nga (mấy loại mới ra lò, không nhiểu gì cả.

Thôi, tặng các cụ SAM 3 này, em chưa thấy cụ nào nhắc đến.

 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC

Tên lửa phòng không tầm ngắn SAM III




SAM III bảo vệ vùng trời Hạ Long


SAM III là loại tên lửa được phát triển từ SAM II, Mỹ gọi là SA-3. Nó đã khắc phục được nhược điểm của SAM II là sử dụng nhiên liệu lỏng bằng cách chuyển sang dùng nhiên liệu rắn. Nó lại gọn nhẹ hơn nên dễ cơ động và có từ 2 hoặc 4 rãnh dẫn hướng nên nâng cao được khả năng tác chiến của một khẩu đội tên lửa (theo tính toán thì 1 mục tiêu cần dùng tới 3 quả đạn tên lửa mới đạt hiệu suất tiêu diệt cao). SA-3B là loại tên lửa đa dụng, ngoài khả năng phòng không còn có thể tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và tàu chiến. Người Nga đã đưa SA-3 vào sản xuất hàng loạt từ 1961, nhưng SA-3 đến VN rất muộn (sau 1972). Sau này (1980), Nga lại viện trợ cho VN một số tiểu đoàn S-125 M Neva, loại này đã được cải tiến có 4 rãnh dẫn hướng và giảm bớt các thiết bị phụ trợ, giảm thời gian thao tác.



Thông số kỹ thuật:
Dài 6,7m.
Đường kính : 0,6m.
Nặng : 400kg.
Tầm bắn : 6 - 25km.
Bán kính tiêu diệt mục tiêu : 12,5m.

 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Nga đã xuất khẩu sang Việt Nam hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển "Bastion–P"
Tuần báo Jane''s Defense ngày 19 tháng 5 cho hay phía Nga đã xuất khẩu sang Việt Nam hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển "Bastion–P" ,với các tên lửa siêu thanh chống tàu được cải thiện từ MZKT chassis của Belarus phát triển .

Theo báo cáo của cục thiết kế NPO Mashinostroenia Nga xác nhận rằng Nga và Belarus và các đối tác đã chuyển giao cho Việt Nam hệ thống phòng thủ bờ biển K300P "Bastion -P" dựa trên các phiên bản các hệ thống tên lửa diệt hạm .
Tin cho hay năm 2005 Việt Nam đặt một hoặc hai hệ thống này " Bastion-P" mới nhất của Nga , Việt Nam là quốc gia đầu tiên nhập khẩu hệ thống này .

Báo cáo cho biết hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển phức tạp này PBRK K300P "Bastion-P" là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động chức năng chủ yếu là tấn công các tàu mặt nước trên biển , và các mục tiêu trên mặt đất có tầm bắn khoảng 300 km .






Thông số kỹ thuật tên lửa "Bastion – P" :

Kiểu tên lửa: 3M55 Yakhont
Nơi thiết kế: NPO Mash
Dài: 8.0 m
Đường kính: 0.7 m
Sải cánh: 1.7 m
Khối lượng: 3,000 kg
Tầm bắn: 300 km (hi-lo), 120 km (lo)
Tốc độ hành trình: Mach 2.5
Dùng động cơ với nguyên liệu rắn.
Dẫn đường: Inertial + active or passive radar terminal homing
Khối lượng đầu đạn: 200 kg HE
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Nhà cháu thành thật xin lỗi cụ Kingpin.
Nhà cháu đã ktra lại. Chế độ ngòi nổ trong đạn SAM có 2 chế độ ngòi nổ là chế độ ngòi nổ K3 và chế độ ngòi nổ vô tuyến. Chế độ K3 là chế độ lệnh từ đài điều khiển. Chế độ ngòi nổ vô tuyến là chế độ đạn tự dò vàà kích nổ như cháu đã nói ở trên. Cả cháu với cụ mỗi ông lơ mơ 1 kiểu.:P
Thực ra khi cháu học thì chỉ tập trung học chế độ ngòi nổ vô tuyến vì K3 ko mang tính học thuật. Tuy nhiên K3 là chế độ đc dùng nhiều trong chiến đấu cũng như luyện tập.
em có đc học ngày nào đâu chỉ là con mọt sách của ông cụ nhà e thôi
Trưởng khoa rada trường phòng không xuân mai
nhiều thứ đọc cũng lâu nên cũng chỉ nắm lơ mơ
 

hung0910

Xe tải
Biển số
OF-51057
Ngày cấp bằng
17/11/09
Số km
209
Động cơ
457,390 Mã lực
Nơi ở
We are the champion my friends and we'll keep on f
Sao em đọc được thông tin này nhỉ:

"Why not give them the Prithvi missile if Russia does not want us to give them the Brahmos"?
Thiếu tướng Gen Bakshi nói rằng tại sao ta kg bán Prithvi nếu như Nga kg muốn ta bán Brahmos cho VN.

Như vậy là VN vẫn chưa có Brahmos?

Có cụ nào có thông tin về Prithvi kg ah?
 

zPhanAnhz

Xe tải
Biển số
OF-38344
Ngày cấp bằng
15/6/09
Số km
414
Động cơ
474,840 Mã lực
:) Quang trọng là nó có thể hạ cả TSB bác ợ !
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Tin mới đây các bác ơi, trong năm 2010, Việt Nam sẽ đưa vào trang bị hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion (Yakhont), tạp chí Kanwa (Canada) đưa tin. Họ tên lửa chống hạm Yakhont (BrahMos là biến thể Yakhont do liên doanh Nga-Ấn sản xuất) là loại tên lửa hành trình chống hạm siêu âm có tốc độ cao nhất thế giới hiện nay. Với tốc độ cao và tầm bắn xa, đây là vũ khí chống hạm cực kỳ lợi hại mà hầu như không hệ thống phòng thủ hạm tàu nào có thể đối phó được.


Mô hìnhhệ thống tên lửa chống hạm phòng thủ bờ biển cơ động Yakhont

Một nguồn thạo tin trong ngành đóng tàu Nga tiết lộ với tạp chí chuyên về quốc phòng-an ninh Đông Á Kanwa rằng, Việt Nam từ năm 2010 sẽ bắt đầu tiếp nhận 1 tiểu đoàn tên lửa bờ biển chống hạm Yakhont. Đây là lần đầu tiên hệ thống tên lửa đất-đối-hạm Yakhont được Nga xuất khẩu ra nước ngoài.


Tổng quan về hệ thống Bastion (NATO gọi là SSC-X-5), là hệ thống tên lửa đất-đối-hạm hiện đại của Nga.

Cốt lõi của hệ thống tên lửa Bastion chính là tên lửa hành trình chống hạm P-800 Yakhont (NATO gọi là SS-N-26). Yakhont là tên lửa đối hạm thế hệ mới do Liên hiệp NPO Mashinostroyeniya phát triển năm 1985 từ các hệ thống như P-120 Malakhit, P-270 Moskit và P-700 Granit.

Tên lửa Yakhont có chiều dài 8,9 m, đường kính 0,71 m, tổng trọng lượng 3.000 kg; được lắp 4 cánh hình tam giác ở giữa thân và 4 cánh lái nhỏ hơn ở đuôi.

Khi mới ra mắt năm 1993, Yakhont lập tức đáp ứng tất cả những yêu cầu do quân đội Nga đặt ra đối với một loại tên lửa chống hạm mới: tấn công chính xác, có tốc độ siêu âm ở tất cả các giai đoạn bay, có thể phóng từ nhiều loại phương tiện mang: máy bay, tàu nổi, tàu ngầm, xe bệ phóng trên mặt đất...

Đặc biệt, đây là loại tên lửa thông minh, tác chiến theo nguyên lý “bắn-quên”, nghĩa là sau khi bấm nút phóng, tên lửa sẽ tự động đi tìm mục tiêu để tiêu diệt.

Sau khi được phóng đi, khi cách mục tiêu 60-80 km, Yakhont sẽ bật đầu tự dẫn radar trên khoang để tìm kiếm mục tiêu. Khi phát hiện mục tiêu và tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách 25-30 km, tên lửa ngắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng đầu tự dẫn radar ở chế độ thụ động. Lúc này, 1 tên lửa trong cả loạt (thường là 3) tên lửa Yakhont được phóng đi sẽ bay lên cao và bật radar của mình dẫn đường cho các tên lửa bay thấp còn lại tấn công mục tiêu.


Brahmos là biến thể của tên lửa Yakhont do Nga và Ấn Độ hợp tác sản xuất

Được trang bị 1 động cơ ramjet nhiên liệu lỏng cực mạnh và 1 động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn, Yakhont có thể đạt tốc độ bay 2,6M (3200 km/h). Với tốc độ cao, khả năng bay sát mặt biển (cách mặt biển 5-15 m), không một hệ thống phòng thủ hạm tàu hiện nay nào có thể ngăn chặn được Yakhont.

Yakhont được làm bằng vật liệu hấp thụ sóng radar nên giảm được tối đa khả năng bị phát hiện bởi radar trên tàu chiến và còn được trang bị hệ thống cảnh báo radar cùng với máy tính cực mạnh có thể giúp tên lửa tự “ứng phó” với hệ thống phòng không.

Với phần chiến đấu 200 kg, Yakhont có thể tiêu diệt hầu hết tàu chiến trên thế giới hiện nay chỉ với một quả đạn.

Trong hệ thống Bastion, tên lửa Yakhont được phóng từ xe bệ phóng K340P SPU dùng khung gầm xe tải MZKT-7930. Mỗi xe bệ phóng K340P có trọng tải 41 tấn và có thể mang theo 2 tên lửa.



Xe bệ phóng K340P rất linh hoạt

Tên lửa sẽ được phóng thẳng đứng với thời gian ngắn nhất giữa 2 lần phóng là 2,5 s. Xe tiếp đạn K342 TZM cũng dùng khung gầm MZKT-7930, được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn để tiếp đạn cho xe bệ phóng K340P.

Ngoài ra, toàn bộ hệ thống còn được biên chế 1 xe chỉ huy K380 MBU trọng tải 25 tấn dùng khung gầm MZKT- 65273 có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3-4 phút. Toàn bộ hệ thống Bastion có thể hoạt động kết hợp với radar trên tàu hoặc trực thăng trinh sát.

Hiện nhiều nước đã đặt hàng mua hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển này của Nga, trong đó, riêng Ấn Độ đã hợp tác với Nga để sản xuất phiên bản Yakhont riêng của mình với tên Brahmos. Theo báo chí nước ngoài, Việt Nam là nước đầu tiên đưa Bastion vào trang bị.

Thông tin về tên lửa Yakhont
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top