[Funland] Tây Tạng (Trung Quốc) đẹp quá

Mainoel

Xe hơi
Biển số
OF-23110
Ngày cấp bằng
29/10/08
Số km
101
Động cơ
497,476 Mã lực
CHUYỆN SHOW VĂN THÀNH CÔNG CHÚA

Một trong những tiết mục đặc sắc không nên bỏ qua khi tới Lhasa là xem show diễn thực cảnh Văn Thành Công chúa tại sân khấu ngoài trời trong quần thể rộng gần 25 ngàn mét vuông trên một ngọn đồi làng Cijiaolin, quận Chengquan, Lhasa với sức chứa 4000 khán giả.

1715950311142.png

Vé vào show Văn Thành Công Chúa trên nền sân khấu khi chưa biểu diễn

Dự án Văn Thành Công chúa do Đạo diễn Trương Nghệ Mưu chủ trì nên có thể coi là một trong những hiện thân xuất sắc của đặc sản kịch thực cảnh Trung Quốc với sự hoành tráng và tỉ mỉ cực đại của bối cảnh và số lượng diễn viên.

Nhưng sự hấp dẫn đầu tiên phải đến từ nhân vật và bối cảnh lịch sử.

Vở diễn tổng thể nói về cuộc hôn nhân giữa Quốc vương Đế quốc Thổ Phồn (Tây Tạng cổ) Tùng Tán Cán Bố (Songtsen Gampo) với người vợ thứ 2 là công chúa Văn Thành nhà Đường. Văn Thành có lẽ là cháu gái vua Đường, được phong Công Chúa rồi gả cho Tùng Tán Cán Bố dưới thời Đường Thái Tông Lý Thế Dân – người tạo lập nền móng một Đại Đường hưng thịnh giàu mạnh nhất lịch sử Trung Quốc. Giai đoạn này, Phật giáo cũng bước vào thời kỳ hoàng kim, được triều đình bảo trợ như Quốc giáo. Đường Thái Tông chính là người cấp kinh phí cho Trần Huyền Trang sang Tây Trúc lấy kinh, để sau này Ngô Thừa Ân lấy tư liệu sáng tác ra bộ Tây Du Ký nổi tiếng.

Tùng Tán Cán Bố là người đã mang Phật giáo đến với Tây Tạng thông qua 2 cuộc hôn nhân: Trước Văn Thành là công chúa Nepal Bhrikuti Devi. Trước đó, tôn giáo bản địa của người Tạng là Bon giáo. Khi kết hôn với hai người vợ này, các bà đã mang tượng Phật, các tư tưởng Phật giáo đến với Tây Tạng. Tượng ông và hai bà luôn được thờ trang trọng tại các cơ sở thờ tự của Phật giáo tại Tây Tạng.

Vở kịch Văn Thành Công chúa tập trung vào cuộc hôn nhân hòa thân giữa Văn Thành và Tùng Tán Cán Bố nhằm xây dựng quan hệ hữu hảo giữa nhà Đường và một Đế quốc phiên bang quan trọng. Nội dung có cài cắm chút thông điệp chính trị với người Tạng, rằng Phật giáo ở Tây Tạng vốn năm xưa cũng do người Hán mang lên. Đồng thời lại “dân vận” những người Hán lên sống ở vùng đất hoang sơ mà hơn 80% dân số là người Tạng với thông điệp được nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng “Nơi đâu có tình yêu thì nơi đó là quê hương”.

Bỏ qua những điều đó, thì Văn Thành Công chúa là một vở diễn đáng xem vì sự hoành tráng của bối cảnh, diễn viên và cuồn cuộn những ẩn ý hay câu chuyện lịch sử được thể hiện từ những chi tiết nhỏ nhất đến những đại cảnh hoành tráng. Vở diễn có 5 màn, màn đầu tiên là Sứ giả Thổ Phồn tới Trường An để cầu hôn. Trời ơi, vẫn biết Đại Đường dưới triều Lý Thế Dân là một trong những triều đại huy hoàng, giàu có và xa hoa nhất lịch sử Trung Hoa, nhưng em vẫn thực sự choáng ngợp trước đại cảnh toàn là màu vàng từ cung điện, đền đài đến trang phục của trùng điệp vua quan và cung tần mỹ nữ.

1715950362756.png

Mãn thành đái tận Hoàng Kim Giáp

Nó là màu vàng “Mãn thành đái tận Hoàng Kim Giáp” mà chính lão Trương đã mượn thơ Hoàng Sào làm tựa đề cho bộ phim cũng về thời nhà Đường năm nào. Cũng trên sân khấu ấy, chỉ mấy phút sau, đã đổi sang Tây Tạng hoang sơ, gian nan với hàng đàn cừu, dê, bò Yak và ngựa phi rầm rập trên sân khấu trên nền gần là pháo đài gồm Bạch cung và Hồng cung mà Tùng Tán Cán Bố xây dựng – được coi là nền móng cho cung điện Potala sau này, và xa xa là tầng tầng lớp lớp những ngôi nhà mang kiến Trúc Tây Tạng, cuộc sống của các tu sĩ, người dân….

1715950386318.png

Ngựa phi rầm rập trên sân khấu

1715950419349.png

Đại cảnh Tây Tạng

Với em, cảnh xúc động nhất là khi Văn Thành giữa bao gian nan phải vượt qua núi cao sông dài trên đường nhập Tạng đã réo rắt nỉ non trong nỗi nhớ nhà, nhớ Trường An hoa lệ: “Trăm sông đều chảy về Đông để đổ ra biển cả. Chỉ mình ta ngược về phía Tây để lấy chồng. Sông ơi, có hiểu lòng ta thì chuyển dòng để đi cùng ta nhé”. Đầy nữ tính, nhưng cũng rất mạnh mẽ, thông minh và quyết liệt.

Vở diễn không thiên kiểu ngôn tình, giá cũng không rẻ nhưng có hậu, lộng lẫy, hoành tráng và nên đi xem khi đến Tây Tạng.

Lời khuyên: Chỉ cần mua vé loại 480/580 đồng, nên mang đủ áo ấm, mũ len, găng tay vì ngồi ngoài trời. Nếu trót quên thì có thể thuê áo ngay tại cửa show. Có thể chụp ảnh với diễn viên nếu nán lại sau show.
 

anhtrann98

Xe tải
Biển số
OF-716572
Ngày cấp bằng
17/2/20
Số km
262
Động cơ
2,850 Mã lực
Nơi ở
Đà Nẵng

Những tu sĩ Tây Tạng ở Lhasa. Theo Tibetan Travel, nhà điều hành du lịch lớn nhất Tây Tạng, các tăng sĩ sống cuộc đời "khá bình yên" với công việc chính là học tập và cầu nguyện. Một người đủ 8 tuổi có thể trở thành tu sĩ nhưng cần đáp ứng yêu cầu về lý lịch. Cách tốt nhất để hiểu hơn về cuộc sống của họ là đến thăm các tu viện địa phương.
"Tôi cảm thấy nguồn năng lượng tốt lành tỏa ra từ những người tu sĩ", Tùng nói.
Du khách chia sẻ trên đường phố lúc nào cũng thấy người hành hương và tu sĩ cùng hướng về phía quảng trường Potala.

Cung điện Potala là Di sản Thế giới, được UNESCO công nhận từ năm 1994. Tên của công trình được đặt theo tên ngọn núi Potalaka - nơi ở của Quan Thế Âm Bồ Tát.
Từ năm 2003, lượng du khách tới tham quan cung điện Potala bị hạn chế ở mức 1.600 khách mỗi ngày, thời gian mở cửa chỉ còn 6 giờ. Tới năm 2006, đường sắt Thanh Tạng hoạt động nên lượng khách đến đông hơn, cung điện Potala nới giới hạn ở mức 2.300 khách mỗi ngày.


Tu viện Tashilhunpo thuộc thành phố Shigatse - thành phố lớn thứ hai ở Tây Tạng - là điểm đến của nhiều phật tử và du khách. Tashilhunpo trong tiếng Tạng có nghĩa "nơi tất cả sự kiết tường và phúc lạc hội tụ"
Lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng là Đạt Lai Lạc Ma. Thì đang sống lưu vong cùng bộ sậu riêng. Không rõ vì sao ông ta không về lãnh đạo đất nước nhỉ.
 

SunshineA

Xe tăng
Biển số
OF-714482
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,201
Động cơ
666,999 Mã lực
Em ngắm cảnh Tây Tạng của các cụ. Nơi đây bốn mùa đều đẹp
 

Layloi

Xe tăng
Biển số
OF-560831
Ngày cấp bằng
26/3/18
Số km
1,174
Động cơ
363,254 Mã lực
nó cho khách ăn gì ạ. em đả cơm quen rồi. ăn bánh mỳ nghe chừng nóng ruột.
Bên đấy vẫn ăn cơm bthg mà cụ, có đồ ăn thì có thể không hợp khẩu vị thôi.
 

Mainoel

Xe hơi
Biển số
OF-23110
Ngày cấp bằng
29/10/08
Số km
101
Động cơ
497,476 Mã lực
TU VIỆN TASHILHUNPO VÀ BUỔI CHIỀU CHỮA LÀNH

Với em, Tashilhunpo ở thành phố Shigatse là tu viện mang nhiều thương nhớ, gần gũi, lưu luyến nhất. Vì nơi đây có một năng lượng thanh thản, trấn an tâm hồn con người một cách rất dịu dàng.

Em đến Tashilhunpo vào cỡ ba bốn giờ chiều, sau hai ngày mệt mỏi quần quật vượt qua 700km từ Shigatse lên Everest Base Camp rồi về lại Shigatse. Ngày thứ hai, em chỉ ăn vài viên lương khô buổi sáng với một cái kem buổi trưa trong nền nhiệt chênh nhau gần 30 độ C: từ -11 đến 18 độ. Về đến Tashilhunpo, em chỉ nghĩ đến lúc được tắm gội rồi đi ăn lẩu (trung tâm Shigatse có một hàng lẩu buffet 78 tệ/người siêu ngon, siêu phong phú và giá đã bao gồm đồ uống). Nên khi bạn guide nói Thời gian ở Tu viện này khoảng 2 tiếng rưỡi đổ lại, em bụng bảo dạ chỉ xem qua quýt nửa tiếng rồi về nên để luôn điện thoại trên xe.

Chính sự mệt mỏi, ít hi vọng và không mang điện thoại ấy đã giúp em tận hưởng hoàn toàn sự kỳ diệu của Tashilhunpo với đầy đủ ý nghĩa tiếng Tạng của tên Tu viện này: Sự hội tụ của mọi điều cát tường và phúc lạc.

1..jpg

Khung cảnh Tu viện Tashilhunpo

Đầu tiên là không gian tương đối khác biệt của nơi đây so với một số tu viện khác em đã thăm. Trải trên diện tích rộng 70,000m2 nên các tòa, viện của Tashilhunpo cách nhau trên những lối đi thoai thoải, độ dốc nhỏ, giúp khách lữ hành dù có mệt mỏi vẫn thoải mái tham quan mà không tốn sức. Trên đường lên các viện thờ quan trọng, chúng em đi qua những hàng cây có tuổi đời từ 250 – 450 năm, cổ kính nhưng đầy sức sống. Nghỉ một lát dưới những tán cây cổ thụ mọc bên con đường gạch, cạnh những tòa nhà sơn trắng mái đỏ sẫm vắng người trong một buổi chiều hoàng hôn nắng nhạt đã mang lại cho chúng em sinh khí.

Vì nơi này rộng, trầm mặc, yên bình nên mỗi người đều có thể tìm ra những con đường, ô cửa, tòa nhà hay những khoảnh khắc để riêng mình lưu luyến.

6.jpg

Đó có thể là một vị Tu sĩ đang ngồi một mình nguyện trước một vạt nắng bình yên.

2..jpg

Đó có thể là con đường gạch im lìm không một bóng người, chỉ có vạt cây và ánh nắng.

1716351378554.png

Đó có thể là bóng lưng của một vị chân tu bước lên bậc thềm.

4.jpg

Đó có thể là những đôi giày các Tu sĩ xếp bên ngoài một gian nguyện trước mảng tường hồng.

Ở đây, khách tham quan hoặc Phật Tử nhận được sự thiêng liêng của sức sống, của đức tin qua những không gian và khoảnh khắc như thế.

Tashilhunpo mang 3 giá trị đặc biệt với Phật giáo Tây Tạng. Thứ nhất là tòa tháp quan trọng nhất của Tu viện thờ Phật Di Lặc được xây dựng vào năm 1914. Trong tòa tháp có bức tượng Di Lặc lớn nhất thế giới với chiều cao 26,2m, được đúc và trang trí bằng 279 kg vàng, 15,000 kg đồng, đồng thời khảm bằng nhiều loại đá quý. Các thợ thủ công lành nghề đã thực hiện bức tượng trong 9 năm. Khi đến chiêm bái bức tượng vị Phật Tương lai này, em đã chảy nước mắt và tin rằng mình sẽ có một tương lai tốt đẹp (Phật Di Lặc là Phật của Tương lai, Phật A Di Đà là Phật của Qúa khứ, Phật Thích Ca Mâu Ni là Phật của cõi Ta Bà hiện tại). Thứ hai, đây là nơi thờ các Ban Thiền Lạt Ma, trong đó lăng mộ mới nhất là của vị Ban Thiền thứ 10 - được tạo nên từ 614kg vàng cùng nhiều đá quý khác. Ban Thiền Lạt Ma đứng vị trí thứ hai trong phái Cách lỗ Tây Tạng, chỉ sau Đạt Lai Lạt Ma, các Ngài lãnh đạo cả giáo quyền lẫn thế quyền ở Tây Tạng. Đạt Lai và Ban Thiền đều là các dòng Tái sinh, nên khi một Đạt Lai qua đời, đương kim Ban Thiền sẽ tìm và xác nhận vị Đạt Lai tiếp nối. Tương tự, khi một Ban Thiền qua đời, vị Đạt Lai hiện hữu sẽ tuyên xưng Ban Thiền kế tiếp. Cả Potala (nơi ngự trị và thờ tự các vị Đạt Lai) và Tashilhunpo hiện tại đều ở trong tình trạng Trống Ngai. Vì Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã lưu vong sang Ấn Độ từ năm 1959, còn Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 mất tích năm 1995 – khi lên 6 tuổi - chỉ một thời gian ngắn sau khi được Đạt Lai 14 xác nhận. Ngay trong năm đó, chính quyền Bắc Kinh chỉ định 1 người sinh năm 1990 làm Ban Thiền nhưng các tín đồ Phật giáo Tây Tạng không công nhận vị Lạt Ma quốc doanh này (nguồn tham khảo: https://tuoitre.vn/my-doi-trung-quoc-cong-khai-tung-tich-lanh-dao-tinh-than-tay-tang-mat-tich-20200519084208174.htm). Thứ ba, là Điện Kelsang - nơi thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, Quan Thế Âm Bồ Tát và Phật A Di Đà. Nơi đây có một gian thờ rất rộng – là nơi Tu viện thực hành các nghi thức Tôn giáo. Chúng em đã vô cùng may mắn khi được đến Kelsang ngay thời điểm các Tu sĩ bắt đầu vào khóa kinh chiều. Cảm giác đi giữa hàng trăm, hàng ngàn Tu sĩ đang đọc kinh để tiến tới chiêm bái các bức tượng Phật là duyên may em không bao giờ quên.

5.jpg

Một góc lối đi trong Tu viện

Đúng như lời bạn Guide, sau hơn 2 tiếng chúng em mới bùi ngùi rời khỏi Tashilhunpo sau chặng đường trở ra đầy lưu luyến mọi khoảnh khắc và không gian bình yên, thấm đẫm tinh thần Tôn giáo nơi đây.

Em có được sự trọn vẹn của việc “chữa lành” khi ở cổng Tu viện, em gặp hai bà cụ người Tạng gốc với các bím tóc dài và trang phục đặc trưng bước vào. Hai cụ xấp xỉ tuổi 70, tới Tu viện khi đã xế chiều cả về thời gian trong ngày lẫn thời gian trong đời. Nhưng em cảm nhận được niềm vui trong sự bình an và khiêm tốn của các cụ trong ánh mắt và cái níu tay nhau khi vừa tới cổng Tu viện. Niềm vui những Tín đồ được tới tận nơi, được chiêm bái nơi giữ đức tin của mình, niềm vui không cần cầu tiền tài ăn nên làm ra hay qua mắt Công an phòng Thuế.

Hình minh họa: Em xin của các bạn cùng đoàn. Tu viện quy định không được chụp hình trong các gian thờ nên chúng em không có hình các chi tiết, hoạt động tráng lệ, đặc biệt ấy.
 

Red One1

Xe lăn
Biển số
OF-710007
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
11,815
Động cơ
7,270,200 Mã lực
Cảnh quan đẹp. Nhưng miền đất này còn hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.
 

VNTL-SEPRE.24

Xe buýt
Biển số
OF-336000
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
793
Động cơ
294,787 Mã lực
Em mới đi Tây Tạng về, thú thật là vẫn lâng lâng vì ngồn ngộn những thông tin, hình ảnh, kỷ niệm về vùng đất ấy. Nhưng đầu tiên, là cảm giác đặc biệt khi đã chạm vào giấc mơ của mình ba mươi năm trước. Xin chia sẻ dần với mọi người.

GIẤC MƠ CHOMOLUNGMA VÀ CHỮ DUYÊN

Nhiều người bật cười khi nghe tôi kể đây là lần đầu tiên tôi đến Trung Quốc. Không phải do kỳ thị hay không có điều kiện, chỉ là tôi tôn trọng giấc mơ của mình từ thuở ấu thơ.

Với tôi, tên đỉnh núi cao nhất trong đầu luôn là Chomolungma qua sách Địa lý từ cấp 2 - Everest là cái tên sau này mới biết. Chưa bao giờ tôi nghĩ mình có thể lên được đỉnh núi ấy, nhưng luôn ao ước tiếp cận nó ở khoảng cách gần nhất có thể. Tôi tiếp tục học về Địa lý Trung Quốc khi học Đại học, và thời điểm đó đã quyết ý tưởng: Nơi đầu tiên mình đến ở Trung Quốc phải là Tây Tạng hoặc Tân Cương.

Quyết định khác người đó giải thích cho một điều mà khi đã về lại Lhasa rồi, tôi mới hiểu là hiển nhiên: Muốn lên được Tây Tạng và ngắm được đỉnh Chomolungma, cần một chữ Duyên.

Duyên về cơ hội: Chuyến đi là tổng hòa của cái duyên về tài chính, về thời gian, và quan trọng nhất là những người đồng hành phù hợp từ giây phút đầu tiên.

Duyên về sức khỏe: Có thể vài năm trước, tôi sẽ gặp các vấn đề về thiếu oxy và sốc độ cao nếu lên Tây Tạng. Nhưng sau nhiều năm rèn luyện, sức khỏe của tôi ổn thỏa suốt hành trình trừ ngày cuối ho vì uống nước đá ăn mừng chuyến đi thành công trong thời tiết dưới 0 độ.

Duyên do đất trời mang đến: Chuyến đi trộm vía suôn sẻ cả thời tiết và lòng người. Chúng tôi được chiêm ngưỡng những báu vật thiên nhiên dành cho con người ở trạng thái đẹp nhất, trong khoảnh khắc chỉ gặp một lần trong đời: Đỉnh Chomolungma, 5 đỉnh núi trên 8000m liên tiếp, hồ Yamdrok mùa xuân, sông băng, bữa ăn local thân mật trong một ngôi nhà của người Tạng gọn ghẽ, sạch bong.

z5443962335934_45b1c08e02e03063bcfa516a262d8e30.jpg


Bữa ăn đặc trưng người Tạng

z5443962347447_83eb4980314358b45db8c191d0903b16.jpg

Phòng khách rộng rãi, gọn ghẽ, sạch bong của một gia đình người Tạng, nhìn ra hồ Yamdrok

Trong chuyến đi, một trong những khoảnh khắc xúc động nhất của tôi là khi (lại) đến điểm kiểm tra giấy tờ. Lúc đó đã xế chiều, thời tiết (luôn) rất lạnh và gió (lúc nào cũng) rất to nên tôi khá tơi tả khi xuống xe. Khi ấy mệt lắm, chỉ mong nhanh nhanh chóng chóng xong các thủ tục để chui lại vào xe ấm áp. Nhưng chính lúc mệt mỏi ấy, tôi thấy dòng chữ Công viên Quốc gia Chomolungma trên cổng chào. Tôi hiểu Himalaya là có thật, đỉnh núi Chomolungma là có thật, và tôi đang chạm vào giấc mơ của mình.

z5443956643455_8c4ab31d6fafc542340999f24f21837f.jpg

Cổng công viên quốc gia Chomolungma

Sau ba bốn lần kiểm tra nữa, qua sông băng, qua đồng lúa mạch đang làm đất, qua những vạt núi mà từng đàn bò Yak đang nhởn nhơ kiếm ăn khi mặt đất chưa tan hết tuyết, chúng tôi đến điểm đặt lều trại ở độ cao gần 5200m.

436495540_10211031893830124_64327783136838189_n.jpg


Điểm nghỉ ở Everest Base Camp, độ cao gần 5200m

Điều tôi kiên quyết ở thời điểm đó là phải thấy Chomolungma, càng gần càng tốt. 7 rưỡi tối, trời sáng trưng, bạn guide dắt tôi đi bộ xuyên gió xuyên lạnh xuyên loài người ồn ào khoảng 1km nữa để tới gần đỉnh núi. Bạn ấy nói chúng tôi may mắn vì thời tiết tốt – nhiều nhóm chỉ gặp mây mù rồi về. Vậy là sau ba mươi năm kể từ khi biết tên nhau, tôi đã được tận mắt ngắm đỉnh Chomolungma huyền thoại trong niềm hân hoan khôn xiết.

441037584_10211031888429989_8553067392791630328_n.jpg

Trên cao, đỉnh núi ấy muôn phần huy hoàng lộng lẫy trước hoàng hôn

440934702_10211031889590018_5074161138645966496_n.jpg

và tinh khiết tráng lệ buổi sớm mai.

Chữ Duyên đã giúp giấc mơ ngẩng đầu đứng giữa cao tốc xuyên cao nguyên lên đỉnh núi cao nhất thế giới của tôi thành hiện thực.

441312082_10211031875629669_7987920229908942317_n.jpg


Đó là cuộc sống mà tôi lựa chọn, như lời bài hát của Bon Jovi:

“It's my life
It's now or never
I ain't gonna live forever
I just want to live while I'm alive
It's my life
My heart is like the open highway
Like Frankie said, "I did it my way"
I just want to live while I'm alive
It's my life”
Đọc bài viết này thấy Himalaya tráng lệ thêm mấy phần. Cám ơn người viết.
 

DungPhuong0712

Xe tăng
Biển số
OF-860767
Ngày cấp bằng
5/6/24
Số km
1,034
Động cơ
6,944 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội Phố
Cội nguồn của vàng lỏng xuống hạ lưu các nước
Đẹp, hùng vỹ và yên bình quá
 

xuanhieu282

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-316477
Ngày cấp bằng
18/4/14
Số km
2,620
Động cơ
319,295 Mã lực
Nơi ở
Xuanhieutelecom
Website
xuanhieu.com.vn
Tây Tạng yên bình trong mắt khách Việt
Đến Tây Tạng, vùng đất của các tu sĩ và khách hành hương, khách Việt cảm nhận vẻ bình yên từ trong nhịp sống đến ánh mắt của người dân.

Nguyễn Sơn Tùng, sống tại TP HCM, có chuyến đi 7 ngày tới Tây Tạng hồi tháng 4. Anh muốn thực hiện chuyến đi này từ lâu vì yêu thích văn hóa, lịch sử cũng như tôn giáo vùng Tây Tạng. Theo quy định, du khách đến đây phải qua công ty du lịch nên Tùng chọn tour khởi hành từ Hà Nội tới Hà Khẩu, đi tàu đến Côn Minh rồi bay tới Lhasa, Tây Tạng.
Theo Tùng, thời gian qua cửa khẩu nhanh vì du lịch theo diện visa, người đi theo sổ thông hành phải chờ lâu.
Trong ảnh là một con đường Tùng đi qua ở Tây Tạng. Tây Tạng nằm trên đỉnh của cao nguyên Tây Tạng, bao gồm dãy Himalaya và nhiều đỉnh núi trong top cao nhất thế giới. Vùng đất này được xem như "nóc nhà thế giới" với các cao nguyên cao trung bình trên 4.950 m so với mực nước biển.

Tùng ấn tượng với nhịp sống ở Tây Tạng vì người dân thường dậy rất sớm, anh đoán có thể do bình minh ở đây đến sớm hơn những nơi khác. Trời cũng tối muộn, khoảng 21h trời vẫn sáng như 18h ở Việt Nam.
Đường trong trung tâm thành phố hiện đại, hệ thống đường cao tốc đến ngoại ô sạch sẽ, rộng và đẹp. Khung cảnh càng trở nên ấn tượng hơn khi thành phố chìm vào những dãy núi hùng vĩ phía sau.

Một cửa hàng tạp hóa mở đêm ở Lhasa.
Dù đã lường trước nhưng khi Tùng đến Lhasa, những cơn đau đầu ập đến lúc nửa đêm. Sau một thời gian, anh mới tìm được cách thở phù hợp để tránh bị say độ cao.
Du khách khuyên nên mua thêm bình oxy, uống thuốc sốc độ cao và thuốc bổ não, không hoạt động mạnh để đảm bảo sức khỏe. Trong đoàn của Tùng có nhiều người bị say độ cao nặng, gây uể oải cho hành trình hôm sau.


Những tu sĩ Tây Tạng ở Lhasa. Theo Tibetan Travel, nhà điều hành du lịch lớn nhất Tây Tạng, các tăng sĩ sống cuộc đời "khá bình yên" với công việc chính là học tập và cầu nguyện. Một người đủ 8 tuổi có thể trở thành tu sĩ nhưng cần đáp ứng yêu cầu về lý lịch. Cách tốt nhất để hiểu hơn về cuộc sống của họ là đến thăm các tu viện địa phương.
"Tôi cảm thấy nguồn năng lượng tốt lành tỏa ra từ những người tu sĩ", Tùng nói.
Du khách chia sẻ trên đường phố lúc nào cũng thấy người hành hương và tu sĩ cùng hướng về phía quảng trường Potala.

Cung điện Potala là Di sản Thế giới, được UNESCO công nhận từ năm 1994. Tên của công trình được đặt theo tên ngọn núi Potalaka - nơi ở của Quan Thế Âm Bồ Tát.
Từ năm 2003, lượng du khách tới tham quan cung điện Potala bị hạn chế ở mức 1.600 khách mỗi ngày, thời gian mở cửa chỉ còn 6 giờ. Tới năm 2006, đường sắt Thanh Tạng hoạt động nên lượng khách đến đông hơn, cung điện Potala nới giới hạn ở mức 2.300 khách mỗi ngày.

Tây Tạng có ba hồ thiêng là Yamdrok, Namtso và Manasarovar. Người dân tin ba hồ nước là nơi tạo ra sự sống ở cao nguyên này. Du khách sẽ thấy Yamdrok trên đường từ Lhasa đến Gyantse - thủ phủ của Tây Tạng. Hồ nước trong veo, được ví như viên ngọc xanh của cao nguyên.
Trong hình là người phụ nữ với con bò yak lấy nước ở khu vực hồ Yamdrok. Bò yak nổi bật với bộ lông dài đến tận bụng, có nhiều màu từ trắng đến nâu chocolate. Bộ lông rậm rạp giúp chúng chống lại cái lạnh của Tây Tạng. Với người địa phương, bò cung cấp thịt, sữa lẫn lông. Đôi khi, đầu và đuôi bò yak cũng được dùng làm thuốc.
Trong chuyến đi, Tùng cũng được nghe kể về lối sống theo chế độ mẫu hệ, đa phu tại một số làng ở Tây Tạng. Văn hóa này cho phép một phụ nữ lấy nhiều chồng, nhưng phải trong gia đình để đảm bảo không thất thoát tài sản.


Cung đường từ Lhasa qua hồ Yamdrok rồi đến Gyantse được Tùng ví là "cung đường vàng" đẹp nhất hành trình. Ngoài hồ thiêng Yamdrok, cung đường này cũng đưa du khách tới sông băng Karola và tu viện Tashilhunpo.

Tu viện Tashilhunpo thuộc thành phố Shigatse - thành phố lớn thứ hai ở Tây Tạng - là điểm đến của nhiều phật tử và du khách. Tashilhunpo trong tiếng Tạng có nghĩa "nơi tất cả sự kiết tường và phúc lạc hội tụ".
Tùng thấy nơi đây như một thị trấn thu nhỏ của các chư tăng, mang vẻ đẹp bình yên và thời gian trôi thật chậm. Sự bình yên còn được Tùng cảm nhận thấy rõ từ trong ánh mắt của những người địa phương.

Hình vẽ thang trên vách núi sau một buổi thiên táng (hay điểu táng), hình thức mai táng của người Tây Tạng, do không thể chôn cất người chết dưới lớp đá cứng hay băng lạnh. Người Tây Tạng đưa thi thể lên núi làm mồi cho đàn kền kền - loài chim được tôn kính ở đây. Sau lễ thiên táng, họ vẽ các nấc thang trên vách đá với hàm ý đưa linh hồn người chết về trời.
"Tôi vẫn tiếc khi trở về và muốn trải nghiệm nhiều hơn", du khách Việt nói.
Cụ đi dùng sim nhà mạng nào vậy cụ, đánh giá chất lượng tn vậy cụ
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,140
Động cơ
253,124 Mã lực
KLQ...nhưng...
Em hơi ngạc nhiên khi biết tuổi thọ TB dân Tây Tạng và các sắc dân sống trên cao nguyên vùng Tây Tạng như Nepal, Bhutan, Bắc Ấn Độ...lại có tuổi thọ không cao , kém tuổi thọ TB dân VN ta 75 tuổi.
Em cứ tưởng vùng đó yên bình, không khí trong lành, dân họ có chỉ số HP cao...họ phải sống thọ chứ...Hóa ra không phải.
Hơi lạ. :D
 

haiyen1012

Xe điện
Biển số
OF-586932
Ngày cấp bằng
26/8/18
Số km
3,463
Động cơ
256,988 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
KLQ...nhưng...
Em hơi ngạc nhiên khi biết tuổi thọ TB dân Tây Tạng và các sắc dân sống trên cao nguyên vùng Tây Tạng như Nepal, Bhutan, Bắc Ấn Độ...lại có tuổi thọ không cao , kém tuổi thọ TB dân VN ta 75 tuổi.
Em cứ tưởng vùng đó yên bình, không khí trong lành, dân họ có chỉ số HP cao...họ phải sống thọ chứ...Hóa ra không phải.
Hơi lạ. :D
Tuổi thọ trung bình là tính tất cả dân số cộng số tuổi khi qua đời rồi chia ra, nếu như thế thì dân Tây Tạng sẽ có nhiều người chết trẻ do thời tiết khắc nghiệt, vật chất y tế thiếu thốn khi mắc bệnh hoặc tai nạn đột ngột không cứu chữa kịp. Còn những người sống bình an thì chắc sẽ sống rất thọ.
Những nước có tuổi thọ trung bình cao thì yếu tố quan trọng nhất là y tế của họ cực tốt
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,925
Động cơ
97,663 Mã lực
Cùng là vùng đất người Tạng thì bên TQ được đầu tư cơ sở hạ tầng, đời sống vật chất ngày 1 nâng cao còn bên Ấn, Nepal, Pakistan.. Vẫn để cho kiểu tự sinh tự diệt, tự cung tự cấp chả quan tâm gì mấy.
Đó là do
1. TQ giàu hơn Ấn.
2. Hai nước chung dãy núi nhưng địa hình 2 bên khác hẳn nhau.
cao nguyên Tây Tạng nằm trọn trên lãnh thổ TQ, phía bên Ấn không có cao nguyên.
Học thuyết các mảng kiến tạo (plate tectonics) có giải thích về hiện tượng đó.
 

Marda49

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302150
Ngày cấp bằng
18/12/13
Số km
1,047
Động cơ
339,158 Mã lực
Đó là do
1. TQ giàu hơn Ấn.
2. Hai nước chung dãy núi nhưng địa hình 2 bên khác hẳn nhau.
cao nguyên Tây Tạng nằm trọn trên lãnh thổ TQ, phía bên Ấn không có cao nguyên.
Học thuyết các mảng kiến tạo (plate tectonics) có giải thích về hiện tượng đó.
Ấn từng có thời gian giàu hơn TQ nhưng cơ bản Ấn nó không coi trọng dân tộc khác. Vùng cao nguyên Ladak Ấn để cho dân ở đó tự sinh tự diệt chả chăm nom gì!
 

Marble Trans

Xe tăng
Biển số
OF-841470
Ngày cấp bằng
10/10/23
Số km
1,208
Động cơ
55,141 Mã lực
Cá nhân em thíc Bhutan hơn. Em tiếc mất cơ hội đi Bhutan quá. Lần đấy đối tác mời rồi, em được chỉ định tham gia rồi, gửi pp làm visa rồi mà cuối cùng bị cancel giờ chót.
Du lịch các nước lớn thì nếu chọn em sẽ sắp xếp ưu tiên: Nga-Trung-Mỹ
Đây là đất nước giáp Nepal phải không cụ ?!
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,645
Động cơ
293,675 Mã lực
Em thắc mắc là ở vùng đất này họ làm gì để sống. Nền kinh tế từ đâu. Không lẽ chỉ tu tập mà không có 1 nền sx hay kd gì giúp duy trì và phát triển sao .
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top