- Biển số
- OF-23110
- Ngày cấp bằng
- 29/10/08
- Số km
- 102
- Động cơ
- 504,415 Mã lực
CHUYỆN SHOW VĂN THÀNH CÔNG CHÚA
Một trong những tiết mục đặc sắc không nên bỏ qua khi tới Lhasa là xem show diễn thực cảnh Văn Thành Công chúa tại sân khấu ngoài trời trong quần thể rộng gần 25 ngàn mét vuông trên một ngọn đồi làng Cijiaolin, quận Chengquan, Lhasa với sức chứa 4000 khán giả.
Vé vào show Văn Thành Công Chúa trên nền sân khấu khi chưa biểu diễn
Dự án Văn Thành Công chúa do Đạo diễn Trương Nghệ Mưu chủ trì nên có thể coi là một trong những hiện thân xuất sắc của đặc sản kịch thực cảnh Trung Quốc với sự hoành tráng và tỉ mỉ cực đại của bối cảnh và số lượng diễn viên.
Nhưng sự hấp dẫn đầu tiên phải đến từ nhân vật và bối cảnh lịch sử.
Vở diễn tổng thể nói về cuộc hôn nhân giữa Quốc vương Đế quốc Thổ Phồn (Tây Tạng cổ) Tùng Tán Cán Bố (Songtsen Gampo) với người vợ thứ 2 là công chúa Văn Thành nhà Đường. Văn Thành có lẽ là cháu gái vua Đường, được phong Công Chúa rồi gả cho Tùng Tán Cán Bố dưới thời Đường Thái Tông Lý Thế Dân – người tạo lập nền móng một Đại Đường hưng thịnh giàu mạnh nhất lịch sử Trung Quốc. Giai đoạn này, Phật giáo cũng bước vào thời kỳ hoàng kim, được triều đình bảo trợ như Quốc giáo. Đường Thái Tông chính là người cấp kinh phí cho Trần Huyền Trang sang Tây Trúc lấy kinh, để sau này Ngô Thừa Ân lấy tư liệu sáng tác ra bộ Tây Du Ký nổi tiếng.
Tùng Tán Cán Bố là người đã mang Phật giáo đến với Tây Tạng thông qua 2 cuộc hôn nhân: Trước Văn Thành là công chúa Nepal Bhrikuti Devi. Trước đó, tôn giáo bản địa của người Tạng là Bon giáo. Khi kết hôn với hai người vợ này, các bà đã mang tượng Phật, các tư tưởng Phật giáo đến với Tây Tạng. Tượng ông và hai bà luôn được thờ trang trọng tại các cơ sở thờ tự của Phật giáo tại Tây Tạng.
Vở kịch Văn Thành Công chúa tập trung vào cuộc hôn nhân hòa thân giữa Văn Thành và Tùng Tán Cán Bố nhằm xây dựng quan hệ hữu hảo giữa nhà Đường và một Đế quốc phiên bang quan trọng. Nội dung có cài cắm chút thông điệp chính trị với người Tạng, rằng Phật giáo ở Tây Tạng vốn năm xưa cũng do người Hán mang lên. Đồng thời lại “dân vận” những người Hán lên sống ở vùng đất hoang sơ mà hơn 80% dân số là người Tạng với thông điệp được nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng “Nơi đâu có tình yêu thì nơi đó là quê hương”.
Bỏ qua những điều đó, thì Văn Thành Công chúa là một vở diễn đáng xem vì sự hoành tráng của bối cảnh, diễn viên và cuồn cuộn những ẩn ý hay câu chuyện lịch sử được thể hiện từ những chi tiết nhỏ nhất đến những đại cảnh hoành tráng. Vở diễn có 5 màn, màn đầu tiên là Sứ giả Thổ Phồn tới Trường An để cầu hôn. Trời ơi, vẫn biết Đại Đường dưới triều Lý Thế Dân là một trong những triều đại huy hoàng, giàu có và xa hoa nhất lịch sử Trung Hoa, nhưng em vẫn thực sự choáng ngợp trước đại cảnh toàn là màu vàng từ cung điện, đền đài đến trang phục của trùng điệp vua quan và cung tần mỹ nữ.
Mãn thành đái tận Hoàng Kim Giáp
Nó là màu vàng “Mãn thành đái tận Hoàng Kim Giáp” mà chính lão Trương đã mượn thơ Hoàng Sào làm tựa đề cho bộ phim cũng về thời nhà Đường năm nào. Cũng trên sân khấu ấy, chỉ mấy phút sau, đã đổi sang Tây Tạng hoang sơ, gian nan với hàng đàn cừu, dê, bò Yak và ngựa phi rầm rập trên sân khấu trên nền gần là pháo đài gồm Bạch cung và Hồng cung mà Tùng Tán Cán Bố xây dựng – được coi là nền móng cho cung điện Potala sau này, và xa xa là tầng tầng lớp lớp những ngôi nhà mang kiến Trúc Tây Tạng, cuộc sống của các tu sĩ, người dân….
Ngựa phi rầm rập trên sân khấu
Đại cảnh Tây Tạng
Với em, cảnh xúc động nhất là khi Văn Thành giữa bao gian nan phải vượt qua núi cao sông dài trên đường nhập Tạng đã réo rắt nỉ non trong nỗi nhớ nhà, nhớ Trường An hoa lệ: “Trăm sông đều chảy về Đông để đổ ra biển cả. Chỉ mình ta ngược về phía Tây để lấy chồng. Sông ơi, có hiểu lòng ta thì chuyển dòng để đi cùng ta nhé”. Đầy nữ tính, nhưng cũng rất mạnh mẽ, thông minh và quyết liệt.
Vở diễn không thiên kiểu ngôn tình, giá cũng không rẻ nhưng có hậu, lộng lẫy, hoành tráng và nên đi xem khi đến Tây Tạng.
Lời khuyên: Chỉ cần mua vé loại 480/580 đồng, nên mang đủ áo ấm, mũ len, găng tay vì ngồi ngoài trời. Nếu trót quên thì có thể thuê áo ngay tại cửa show. Có thể chụp ảnh với diễn viên nếu nán lại sau show.
Một trong những tiết mục đặc sắc không nên bỏ qua khi tới Lhasa là xem show diễn thực cảnh Văn Thành Công chúa tại sân khấu ngoài trời trong quần thể rộng gần 25 ngàn mét vuông trên một ngọn đồi làng Cijiaolin, quận Chengquan, Lhasa với sức chứa 4000 khán giả.
Vé vào show Văn Thành Công Chúa trên nền sân khấu khi chưa biểu diễn
Dự án Văn Thành Công chúa do Đạo diễn Trương Nghệ Mưu chủ trì nên có thể coi là một trong những hiện thân xuất sắc của đặc sản kịch thực cảnh Trung Quốc với sự hoành tráng và tỉ mỉ cực đại của bối cảnh và số lượng diễn viên.
Nhưng sự hấp dẫn đầu tiên phải đến từ nhân vật và bối cảnh lịch sử.
Vở diễn tổng thể nói về cuộc hôn nhân giữa Quốc vương Đế quốc Thổ Phồn (Tây Tạng cổ) Tùng Tán Cán Bố (Songtsen Gampo) với người vợ thứ 2 là công chúa Văn Thành nhà Đường. Văn Thành có lẽ là cháu gái vua Đường, được phong Công Chúa rồi gả cho Tùng Tán Cán Bố dưới thời Đường Thái Tông Lý Thế Dân – người tạo lập nền móng một Đại Đường hưng thịnh giàu mạnh nhất lịch sử Trung Quốc. Giai đoạn này, Phật giáo cũng bước vào thời kỳ hoàng kim, được triều đình bảo trợ như Quốc giáo. Đường Thái Tông chính là người cấp kinh phí cho Trần Huyền Trang sang Tây Trúc lấy kinh, để sau này Ngô Thừa Ân lấy tư liệu sáng tác ra bộ Tây Du Ký nổi tiếng.
Tùng Tán Cán Bố là người đã mang Phật giáo đến với Tây Tạng thông qua 2 cuộc hôn nhân: Trước Văn Thành là công chúa Nepal Bhrikuti Devi. Trước đó, tôn giáo bản địa của người Tạng là Bon giáo. Khi kết hôn với hai người vợ này, các bà đã mang tượng Phật, các tư tưởng Phật giáo đến với Tây Tạng. Tượng ông và hai bà luôn được thờ trang trọng tại các cơ sở thờ tự của Phật giáo tại Tây Tạng.
Vở kịch Văn Thành Công chúa tập trung vào cuộc hôn nhân hòa thân giữa Văn Thành và Tùng Tán Cán Bố nhằm xây dựng quan hệ hữu hảo giữa nhà Đường và một Đế quốc phiên bang quan trọng. Nội dung có cài cắm chút thông điệp chính trị với người Tạng, rằng Phật giáo ở Tây Tạng vốn năm xưa cũng do người Hán mang lên. Đồng thời lại “dân vận” những người Hán lên sống ở vùng đất hoang sơ mà hơn 80% dân số là người Tạng với thông điệp được nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng “Nơi đâu có tình yêu thì nơi đó là quê hương”.
Bỏ qua những điều đó, thì Văn Thành Công chúa là một vở diễn đáng xem vì sự hoành tráng của bối cảnh, diễn viên và cuồn cuộn những ẩn ý hay câu chuyện lịch sử được thể hiện từ những chi tiết nhỏ nhất đến những đại cảnh hoành tráng. Vở diễn có 5 màn, màn đầu tiên là Sứ giả Thổ Phồn tới Trường An để cầu hôn. Trời ơi, vẫn biết Đại Đường dưới triều Lý Thế Dân là một trong những triều đại huy hoàng, giàu có và xa hoa nhất lịch sử Trung Hoa, nhưng em vẫn thực sự choáng ngợp trước đại cảnh toàn là màu vàng từ cung điện, đền đài đến trang phục của trùng điệp vua quan và cung tần mỹ nữ.
Mãn thành đái tận Hoàng Kim Giáp
Nó là màu vàng “Mãn thành đái tận Hoàng Kim Giáp” mà chính lão Trương đã mượn thơ Hoàng Sào làm tựa đề cho bộ phim cũng về thời nhà Đường năm nào. Cũng trên sân khấu ấy, chỉ mấy phút sau, đã đổi sang Tây Tạng hoang sơ, gian nan với hàng đàn cừu, dê, bò Yak và ngựa phi rầm rập trên sân khấu trên nền gần là pháo đài gồm Bạch cung và Hồng cung mà Tùng Tán Cán Bố xây dựng – được coi là nền móng cho cung điện Potala sau này, và xa xa là tầng tầng lớp lớp những ngôi nhà mang kiến Trúc Tây Tạng, cuộc sống của các tu sĩ, người dân….
Ngựa phi rầm rập trên sân khấu
Đại cảnh Tây Tạng
Với em, cảnh xúc động nhất là khi Văn Thành giữa bao gian nan phải vượt qua núi cao sông dài trên đường nhập Tạng đã réo rắt nỉ non trong nỗi nhớ nhà, nhớ Trường An hoa lệ: “Trăm sông đều chảy về Đông để đổ ra biển cả. Chỉ mình ta ngược về phía Tây để lấy chồng. Sông ơi, có hiểu lòng ta thì chuyển dòng để đi cùng ta nhé”. Đầy nữ tính, nhưng cũng rất mạnh mẽ, thông minh và quyết liệt.
Vở diễn không thiên kiểu ngôn tình, giá cũng không rẻ nhưng có hậu, lộng lẫy, hoành tráng và nên đi xem khi đến Tây Tạng.
Lời khuyên: Chỉ cần mua vé loại 480/580 đồng, nên mang đủ áo ấm, mũ len, găng tay vì ngồi ngoài trời. Nếu trót quên thì có thể thuê áo ngay tại cửa show. Có thể chụp ảnh với diễn viên nếu nán lại sau show.