Về đường sắt trên cao Yên Nghĩa - Cát Linh ấy, hàng ngày đi làm bên dưới trộm nghĩ không biết sau này thông tàu rồi có an toàn không, cái tàu ấy nó thế nào nhỉ chạy điện hay chạy bằng đầu diesel như tàu hỏa, mà đường ray thế nào liệu có trật bánh không. E xem trên mạng thấy bảo 1km có 1 ga thế thì chưa kịp tăng tốc đã dừng à tàu hỏa chứ có phải xe buýt đâu.
Các cụ đi nhiều biết rộng giải ngố cho e phát
Tàu dùng động cơ điện tốc độ khoảng 40km/h; ở VN các bác sẽ còn hạ xuống 30-35km/h để đảm bảo an toàn, đỡ lo bị truy cứu trách nhiệm. Công trình do "răng với môi" thực hiện, rủi ro về mọi mặt đều cao hơn bình thường, nên các bác sẽ hạn chế tốc độ nhiều, càng thấp càng an toàn. Vì chạy chậm như rùa 35 km/h nên khả năng trật bánh là không có, trừ khi có trọng tội.
===============================================
Mời mọi người đọc lại báo cũ để xem dự án này đã chậm bao lâu. Dù là dự án trọng điểm nó sẽ chậm khoảng 10 năm. Các dự án khác còn chậm hơn, vd tuyến Nhổn - Ga HN sẽ chậm 15 năm. Tiền thì thất thoát hết rồi, đi vay cho những dự án XH này khả nang trả nợ thấp lắm.
Xây dựng tuyến tàu điện trên cao Hà Nội - Hà Đông
Lộ trình tuyến xe điện Hà Nội - Hà Đông Tuyến tàu điện này dài 12,5 km kéo dài từ Cát Linh (Đống Đa, Hà Nội), tới thị xã Hà Đông (Hà Tây). Đoàn tàu có thể chuyên chở 7.000-9.000 người/giờ, vận tốc 40 km/giờ. Báo cáo khả thi dự án này được các chuyên gia đường sắt Trung Quốc giới thiệu chiều nay.
Tàu điện trên cao sẽ chạy dọc theo đường Hào Nam, đường Láng, đi theo sông Tô Lịch đến Ngã Tư Sở, đi theo đường Nguyễn Trãi, Trần Phú, Quang Trung, Trần Đăng. Sau khi đi qua tuyến đường vành đai phía nam đường sắt ở Hà Đông, sẽ chuyển hướng đông nam và chạy song song với đường sắt.
Cùng nằm cách mặt đất 4,5 m, 12 nhà ga được bố trí trên tuyến cách nhau trung bình 1 km. Các mẫu thiết kế được tính đến là nhà ga 2 tầng đặt tại một phía tuyến đường, phòng chờ tầng 1 và nhà ga tầng 2; ga nằm giữa tuyến đường, tầng 1 trên cao, nhà ga trên tầng 2; ga 3 tầng trên cao nằm ở đoạn giữa tuyến đường. Đặc biệt, sẽ bán vé tự động bằng hệ thống thẻ từ.
Các nhà ga được mang tên Cát Linh, nằm ở giao cắt đường Giảng Võ và Cát Linh; ga Đê La Thành nằm ở ngã tư đường Hào Nam với đường La Thành; ga Thái Hà đặt tại phía đông bắc nút đường Thái Hà; ga đường Láng đặt bên cạnh sông Tô Lịch, cách Ngã Tư Sở khoảng 600 m; ga Ngã Tư Sở đặt trên đường Nguyễn Trãi, cách cầu vượt khoảng 300 m; ga Đại học Quốc gia đặt phía tây bắc trường đại học; ga vành đai 3 cách nút giao đường vành đai 3 với đường Nguyễn Trãi 200 m, ga Thanh Xuân 3 nằm đối diện cổng trường Y học dân tộc. Ngoài ra, còn có ga Bến xe Hà Đông, La Khê, Văn Khê, Hà Đông nằm trên địa phận tỉnh Hà Đông.
Toa tàu điện dài 19 m, rộng 2,8 m, có thể chuyên chở 230 người. Tàu có vận tốc trung bình 40 km/h, cao nhất đạt 80 km/h. Để tăng cường sự ổn định cho đường ray, giảm thiểu các chấn động do tiếp xúc của ray gây ra, đường ray sẽ xây dựng theo thiết kế đường liền.
Dự án thí điểm tuyến tàu điện Hà Nội - Hà Đông được khảo sát thiết kế từ cuối năm 2003 với sự hợp tác của các chuyên viên Viện nghiên cứu xây dựng thành phố Bắc Kinh, Tập đoàn đường sắt 6 và Tổng công ty Thiết kế giao thông vận tải. Hôm qua, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn đồng ý cho Bộ Giao thông vận tải lập dự án khả thi xây dựng tuyến đường sắt đô thị. Nếu được phê duyệt, toàn tuyến sẽ được thi công trong 3 năm, chính thức thông tàu và khai thác cuối năm 2008.
Đoàn Loan
Việt Báo (Theo_VnExpress.net)