Tàu sân bay và máy bay hải quân.

heocon0504

Xe tải
Biển số
OF-130305
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
477
Động cơ
378,202 Mã lực
các cụ cho thêm thông tin vè tầu của các nc khác nữa đi ạ....em thấy tây âu cunh có mà tuy ko thẻ hoành như mẽo ...
Mẽo có 11 chiếc Nimitz và 1 chiếc lớp Enterprise là Kitty Hawk
Anh có 2 chiếc HMS Invicible và chiếc mình quên rồi , lớp STOVL cũng nhẹ trọng tải 20k tấn
Pháp có chiếc Charles De Gaulle và 1 chiếc lớp trước đổi tên là San Paulo bán cho Brazil
Nga có 1 chiếc Admiral Kurnetsov tên trước của nó là Tbilisi
Ấn có 1 chiếc PKR Admiral Groskov
Khựa có 1 chiếc lớp Varyag là Thi Lang
 

TuaBin

Xe tăng
Biển số
OF-46987
Ngày cấp bằng
20/9/09
Số km
1,380
Động cơ
474,870 Mã lực
Nơi ở
quán trọ trần gian
Mẽo có 11 chiếc Nimitz và 1 chiếc lớp Enterprise là Kitty Hawk
Anh có 2 chiếc HMS Invicible và chiếc mình quên rồi , lớp STOVL cũng nhẹ trọng tải 20k tấn
Pháp có chiếc Charles De Gaulle và 1 chiếc lớp trước đổi tên là San Paulo bán cho Brazil
Nga có 1 chiếc Admiral Kurnetsov tên trước của nó là Tbilisi
Ấn có 1 chiếc PKR Admiral Groskov
Khựa có 1 chiếc lớp Varyag là Thi Lang
cụ cho em hỏi sao tàu người ta cứ gọi là lớp này lớp kia nghĩa là gì ạ? có phải là công nghệ không?
 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
825
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Trường Sa có sân bay cụ ợ. Việt Nam có, Phi có, Đài cũng có cụ ợ!
Đảo Trường Sa Lớn của Việt Nam
[/URL][/IMG]
Mỗi đầu của sân bay kéo dài thêm khoảng 100 - 200 m nữa là có thể hại cánh được mấy em hạng nằng rồi đấy nhỉ.
 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
825
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Năm 1987, Đặng Tiểu Bình nói: “Tôi sẽ chết không nhắm mắt nếu Trung Quốc (TQ) không có hàng không mẫu hạm (HKMH)”
(Business Week 25-1-2012).
 

money_talk

Xe tăng
Biển số
OF-88707
Ngày cấp bằng
16/3/11
Số km
1,384
Động cơ
422,290 Mã lực
Nơi ở
.
Trông hoành tráng thế thôi, chứ bé hơn nhiều so với cái tàu cẩu S7000 của Saipem
Thống số Saipem 7000 của cụ đây. Theo em nhớ là TSB lớp Nimitz đều dài hơn 330m cả đấy.


Classification:
Lloyds Register and R.I.Na.
Compliance: NMD, HSE, USCG rules
Dimensions:
Length: 198 m
Breadth: 87 m
Depth to main deck: 45 m
Transit draft: 10.5 m
Operational draft: 27.5 m
 

khuongcodoc

Xe máy
Biển số
OF-93516
Ngày cấp bằng
30/4/11
Số km
89
Động cơ
403,055 Mã lực
;) thằng khựa sắp có thì phải. có khi nào tàu của khựa chưa ra khỏi cảng bị chìm ko nhỉ
 

saobang86

Xe đạp
Biển số
OF-140613
Ngày cấp bằng
4/5/12
Số km
15
Động cơ
365,450 Mã lực
các cụ biết tên con này ko à ?
Tàu sân bay này tên là SHEILD, có thể là một tàu sân bay tương lai, tàu này có khả năng cất cánh lên khỏi mặt nước nhờ 4 tuabin cánh quạt khổng lồ, có khả năng tàng hình nhờ phủ các tấm phản quang, chiến đấu cơ F-35 phục vụ chiến đấu trên TSB này.
 

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,344
Động cơ
619,678 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.cognotiv.vn
;) thằng khựa sắp có thì phải. có khi nào tàu của khựa chưa ra khỏi cảng bị chìm ko nhỉ
Em đọc các bài bình luận thấy thế giới đánh giá Tàu SB của Trung Quốc lởm lắm. Các cường quốc chẳng coi vào đâ cả !
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
VN có bao nhiêu tầu sân bay không bao h chìm đấy mà các bác cứ mong gì nữa
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,914
Động cơ
605,894 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Tàu sân bay India

Hình ảnh tàu INS Vikramaditya đang trên đường từ Nga về Ấn độ bêb cạnh là tàu HMS Monmouth của Anh đang hộ tống qua kênh English Channel




 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
Hàng có bản quyền nó cũng khác hàng nhái các cụ nhể!:-?
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Sao cai sàn lên xuống của máy bay này mấy ông lại thiết kể ở chổ này ta ? thiết kế bên hông tàu thuận tiện hơn nhiều chứ các cụ nhể?

 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Máy bay hải quân

Em thấy thớtt này ẫn còn tài nguyên khá là nhiều, thôi thì xin phép pots lên một bài dịch nữa ( vẫn cùng một dịch giả ) góp vui cùng các cụ , mợ vậy !

Máy bay hải quân trên hạm. V. F. Pavlenko. NXB Quân đội Moskva, 1990




Москва
Военное издательство
1990​

.............................​

MÁY BAY HẢI QUÂN TRÊN HẠM

Người nhận xét: Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học-Kỹ thuật
Thiếu tướng Không quân G.N. Kotelnikov
Biên tập: L.M. Frolov



Pavlenko V.F.
Máy bay hải quân trên hạm. - Moskva : Nhà xuất bản Quân đội, năm 1990. - 320 trang.
ISBN 5-203-00279-7.

Cuốn sách nói về một dạng hàng không mới. Nó đưa ra thông tin về các tàu chiến hiện đại; các điều kiện để các máy bay hiện đại đặt căn cứ trên các tàu chiến đó; tác động của dòng chất lưu bên ngoài tới máy bay do hành trình của tàu và gió thổi từ các hướng khác nhau; đặc điểm của các máy bay cất hạ cánh thẳng đứng từ tàu; đặc điểm hoạt động của thiết bị sinh công trong điều kiện máy bay đặt căn cứ trên tàu. Sách được viết cho đội ngũ kỹ thuật và phi công thuộc các lực lượng Không quân, Hải quân, các sinh viên và học viên nghe giảng tại các trường đại học thuộc BQP, các độc giả quan tâm đến sự phát triển của ngành hàng không.



MỤC LỤC

Giới thiệu

Chương 1. Các tàu sân bay. Các tàu chở máy bay (mô tả ngắn gọn đặc điểm)
1.1. Tàu sân bay
1.1.1. Phương tiện kỹ thuật đảm bảo bay của máy bay trên tàu sân bay
1.1.2. Các đặc điểm ứng dụng tác chiến của tàu sân bay
1.2. Tàu chở máy bay

Chương 2. Các thông số kỹ thuật và đặc điểm kết cấu của các máy bay trên hạm
2.1. Các điều kiện môi trường bên ngoài tác động đến thiết bị bay khi tàu sân bay di chuyển, việc cất cánh và hạ cánh của máy bay trên sàn bay
2.2. Thông số kỹ thuật và đặc điểm kết cấu của máy bay trên hạm cất cánh bằng máy phóng và hạ cánh nhờ đai hãm
2.3. Thông số kỹ thuật và đặc điểm kết cấu của máy bay trên hạm cất-hạ cánh thẳng đứng (CHC ngắn)

Chương 3. Việc cất cánh của máy bay trên hạm từ sàn bay
3.1. Cất cánh bằng máy phóng
3.2. Cất cánh chạy đà ngắn
3.3. Cất cánh nhờ cầu bật
3.3.1. Cất cánh nhờ cầu bật của máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng (VTOL)
3.3.2. Cất cánh nhờ cầu bật của máy bay thông thường
3.4. Cất cánh thẳng đứng
3.4.1. Hiệu ứng hút của dòng khí xả và xác định ảnh hưởng của nó đến lực nâng của máy bay VTOL
3.4.2. Tương tác của dòng khí xả với dòng chất lưu bên ngoài và hiện tượng khí xả bị hút vào động cơ

Chương 4. Hạ cánh trên sàn bay của máy bay trên hạm
4.1. Hạ cánh có đai hãm
4.2. Hạ cánh thẳng đứng

Chương 5. Các đặc điểm ứng dụng, khai thác vận hành và sửa chữa máy bay cánh cố định và máy bay trực thăng trên hạm
5.1. Các đặc điểm sử dụng máy bay cánh cố định và trực thăng trên hạm
5.2. Tổ chức và kiểm soát chuyến bay của các máy bay và trực thăng trên hạm
5.3. Đảm bảo bay cho máy bay trên hạm của đơn vị hàng không quân sự
5.4. Bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy bay trên tàu sân bay
........
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Máy bay hải quân

(tiếp)

GIỚI THIỆU



Hàng không trên hạm (hoặc trên sàn bay) bao gồm các máy bay cánh cố định và trực thăng, có các chức năng nhiệm vụ khác nhau, đặt căn cứ trên hạm tàu.

Máy bay trên hạm (Корабельные самолеты) - đó là các máy bay đặt căn cứ trên các tàu chiến và tàu phụ trợ, thực hiện cất cánh từ boong tàu và hạ cánh trên boong tàu sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy, với các máy bay này con tàu đóng vai trò là một sân bay di chuyển cùng tốc độ di chuyển của con tàu, vị trí bố trí các máy bay là nơi diễn ra tất cả các dạng chuẩn bị và cung cấp, nghĩa là các công tác khai thác và bảo dưỡng máy bay.

Máy bay trên hạm làm nhiệm vụ đưa thiết bị kỹ thuật và hàng hóa lên mặt đất, cứu hộ cứu nạn trên biển và đại dương, trinh sát khí tượng, đối với các mục đích quân sự - tiêu diệt các đối tượng trên không, trên mặt nước, trên mặt đất, tìm kiếm và tiêu diệt các tàu ngầm, đổ quân và yểm trợ các cuộc đổ bộ, chuyên chở xe máy thiết bị kỹ thuật quân sự và hàng hóa quân sự, trinh sát và chỉ thị mục tiêu, đối kháng vô tuyến điện tử, v.v.

Máy bay trên hạm ra đời nhờ sự thử nghiệm bay thành công của các máy bay có bánh xe xuất phát từ boong bay tàu chiến trong các năm 1910-1911. Chuyến cất cánh thành công đầu tiên từ boong tàu được phi công Mỹ Eugene Ely thực hiện ngày 14.11.1910 từ tuần dương hạm USS "Birmingham"; ông cũng đã thực hiện chuyến hạ cánh thành công đầu tiên trên boong tuần dương hạm USS "Pennsylvania" ngày 18.1.1911. Trong cùng giai đoạn đó người ta đã chế tạo được các thủy phi cơ, có khả năng cất cánh từ boong tàu nhờ máy phóng và thực hiện hạ cánh xuống mặt nước gần tàu, sau đó nâng chúng lên boong tàu. Trong Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, hạm đội Nga và Anh đã sử dụng thành công loại thủy phi cơ trên. Tại thời điểm đó cũng xuất hiện các hàng không mẫu hạm (авиаматка) mang được đến 10 thủy phi cơ. Trong những năm 1930-1940, các tàu tuần dương Liên Xô và nhiều thiết giáp hạm của các hạm đội nước ngoài đã trang bị các thủy phi cơ hạng nhẹ, {3} có nhiệm vụ trinh sát, điều chỉnh hỏa lực pháo binh, chúng cất cánh từ sàn bay của tàu nhờ máy phóng.

Với sự gia tăng tốc độ chuyến bay của máy bay và sự cải thiện các đặc tính bay, người ta thấy rằng những chiếc máy bay có bánh xe đã trở nên hiệu quả hơn. Chúng có khả năng cất cánh từ boong những con tàu đặc biệt và hạ cánh trên boong. Những chiếc tàu sân bay đã xuất hiện như vậy - đó là những tàu mặt nước, mang theo một số lượng nhất định máy bay các loại và có máy phóng (catapult) để đảm bảo cho máy bay cất cánh và đai hãm (Arresting gear; Аэрофинишёр; Brin d’arrêt) để máy bay hạ cánh trên sàn bay.

Các tàu sân bay - là lực lượng tấn công chủ chốt trên biển trong các cuộc chiến tranh thông thường và là đội dự bị được chuẩn bị tốt của lực lượng chiến lược trong một cuộc chiến tranh hạt nhân. Chúng có tính cơ động, có các phương tiện vũ khí đa dạng, có sự ổn định tác chiến và tự chủ khá cao. Tất cả những điều này xác định chúng như là một hệ thống vũ khí phổ quát thống nhất trên biển, có khả năng sử dụng tại bất cứ điểm nào của Đại dương Thế giới để tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên mặt nước, dưới mặt nước và tấn công các mục tiêu trên bờ.

Sở hữu hạm đội tàu sân bay hùng mạnh nhất trong các nước tư bản là Hoa Kỳ. Nước Mỹ bắt đầu xây dựng các tàu sân bay sau Thế chiến thứ Nhất, nhằm thiết lập một hạm đội quốc gia, không thua kém hạm đội của bất kỳ cường quốc nào. Tới đầu Thế chiến II, Hoa Kỳ đã có năm tàu sân bay và hai chiếc đang được chế tạo. Trong những năm 1939-1945, nước Mỹ đã hoàn thành việc đóng 143 tàu sân bay: 28 tàu sân bay hạng nặng và hạng nhẹ, 115 tàu sân bay hộ tống (convoie). Việc phân loại năm 1943 đã chia các tàu sân bay thành các hạng như sau: hạng nặng - lượng choán nước tiêu chuẩn 20.000 ... 45.000 tấn, mang trên boong 80 máy bay, có tốc độ hành trình trên 30 hải lý; tàu sân bay hạng nhẹ - lượng choán nước tiêu chuẩn 11.000 ... 14.500 tấn, mang trên boong 45 ... 50 máy bay, tốc độ hành trình 32 hải lý ; tàu sân bay hộ tống (convoie) - lượng choán nước tiêu chuẩn 7.800 ... 11.400 tấn, mang trên boong 20 ... 30 máy bay, tốc độ hành trình 16 ... 19 hải lý.

Trong giai đoạn sau chiến tranh, khi xuất hiện vũ khí hạt nhân, và có khả năng sử dụng các máy bay trên tàu sân bay như phương tiện mang loại vũ khí này, tất cả các tàu sân bay hạng nặng của Mỹ đã được phân loại lại thành các tàu sân bay tấn công, rồi ít lâu sau một số trong đó - thành các tàu sân bay chống tàu ngầm, khi tính đến vai trò ngày càng tăng của các tàu ngầm trong tác chiến trên biển. Thời gian này, các tàu sân bay hạng nhẹ và tàu sân bay hộ tống được Mỹ bán cho các quốc gia khác hoặc chuyển đổi sang {4} các tàu sân bay mang máy bay trực thăng và tàu sân bay phụ trợ, hoặc loại trừ khỏi thành phần hạm đội.

Cùng thời kỳ, đã tăng cường việc đóng mới các tàu sân bay đa chức năng hiện đại nhất. Những chiếc sau, tùy thuộc vào nhiệm vụ đặt ra mà được sử dụng trong trong các biến thể xung kích, xung kích-chống ngầm và chống tàu ngầm. Chẳng hạn, trong năm 1952 đã đặt ky, và năm 1955 đưa vào hoạt động tàu sân bay CV-59 USS "Forrestal" có lượng choán nước tổng thể 78.000 tấn. Cho đến 1959 đã đưa thêm ba tàu sân bay loại này vào hoạt động. Từ năm 1961 đến năm 1968, đã đóng xong và đưa vào hoạt động bốn tàu sân bay mới lớp "Kitty Hawk" có lượng choán nước toàn thể 81.000 tấn. Trong cùng kỳ (1958-1961) đã chế tạo tàu sân bay đầu tiên chạy bằng năng lượng hạt nhân CVN-65 "Enterprise".

Việc ứng dụng và làm chủ thiết bị sinh năng lượng hạt nhân tại hạm đội - đó là một giai đoạn mới trong sự phát triển lực lượng tàu sân bay. Việc chế tạo các tàu sân bay hạt nhân thực sự đã tăng cường đáng kể khả năng chiến đấu của chúng, làm giảm chi phí bảo trì và sử dụng của chúng. Theo số liệu ấn phẩm nước ngoài, một lần nạp liệu khu hoạt hóa các lò phản ứng hạt nhân trên tàu sân bay chạy bằng năng lượng nguyên tử đủ để cho nó hoạt động trong vòng 13 năm và cho phép tàu sân bay hành trình một triệu dặm biển. Ngoài ra, có thể nạp lên một tàu sân bay như vậy lượng nhiên liệu hàng không nhiều gấp 2 lần và lượng đạn dược lớn hơn 50% so với một tàu sân bay có thiết bị năng lượng thông thường.

Dựa trên kinh nghiệm chế tạo và sử dụng tàu sân bay hạt nhân "Enterprise", đã đặt ky và đưa vào sử dụng tàu sân bay hạt nhân căn cứ mới CVN-68 "Chester W. Nimitz" có lượng choán nước toàn thể 92.000 tấn. Tiếp theo đã đưa vào hoạt động thêm các tàu sân bay hạt nhân lớp này là CVN-69, CVN-70 và CVN-71.

Như vậy, hiện nay (thời điểm sách ra đời-1990) nước Mỹ có mười tàu sân bay có thiết bị năng lượng thông thường và năm tàu sân bay có thiết bị năng lượng nguyên tử. Ngoài ra, tại nước Mỹ đã phát triển một chương trình hiện đại hóa và đại tu mở rộng tất cả các HKMH hiện có nhằm tăng thời hạn phục vụ của chúng lên từ 30 đến 45-50 năm. Tàu sân bay CV-60 "Saratoga" đã tiến hành sửa chữa nâng cấp xong. Sau đó sẽ hiện đại hóa các tàu sân bay CV-59, CV-61 và cứ tiếp tục như vậy. Đến trước năm 2000, kế hoạch là sẽ hiện đại hóa tất cả các tàu sân bay lớp "Kitty Hawk", còn sau năm 2005, đến lượt các tàu sân bay hạt nhân.

Ngoại trừ các tàu sân bay trong thành phần của Hải quân Mỹ còn có 25 tàu làm nhiệm vụ đổ bộ, có kiến trúc tàu sân bay và sàn đáp có khả năng mang theo tàu 30 chiếc máy bay loại "Harrier" và các máy bay trực thăng. Trên các tàu này {5} không có máy phóng và thiết bị hãm đà hạ cánh (Arresting gear; Аэрофинишёр; Brin d’arrêt). Thuộc loại này gồm : năm tàu đổ bộ vạn năng lớp "Tarawa", 7 tàu chở máy bay trực thăng lớp "Iwo Jima" và 15 tàu dock-đổ bộ chở máy bay trực thăng.

Các tàu sân bay đa năng, theo các chuyên gia nước ngoài đánh giá, tính hiệu quả rất cao và có khả năng thực hiện các hình thức tác chiến có tính chất và quy mô khác nhau. Các tàu sân bay có thể di chuyển một ngày đêm trên một khoảng cách 1100 ... 1200 km và giáng đòn tấn công xuống các mục tiêu trên biển và trên bờ trong bán kính 1300 ... 1800 km. Cùng với điều đó, chúng cũng có các nhược điểm cố hữu như dễ bị tổn thương, chi phí cao trong chế tạo, bảo trì và khai thác.

Do vậy, trên toàn thế giới người ta đã nghiên cứu khả năng chế tạo các tàu sân bay và các tàu chở máy bay cỡ trung có tính kinh tế cao hơn. Tại nước Mỹ, đã có những đề án chế tạo những loại tàu như vậy - CVV (tàu sân bay hạng trung), SCS và VSS (tàu chở máy bay, hoặc "tàu sân bay- mini").

Tại Anh quốc, người ta đã đóng những tàu chở máy bay chống tàu ngầm như HMS "Invincible", HMS "Ilastries" và chiếc cuối cùng đang đóng là "Ark Royal" có lượng choán nước toàn thể 19.800 tấn, có sàn dốc kiểu cầu bật (трамплин) ở phần mũi tàu để tăng thêm tải trọng chiến đấu cho các máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng kiểu "Harrier" khi cất cánh ngắn (трамплин; ski jump ramp; cầu bật).

Ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha người ta cũng đang đóng các tàu chở máy bay.

Máy bay hải quân trên hạm về kết cấu cũng tương tự như máy bay của lục quân có nhiệm vụ và kiểu loại tương ứng, nhưng cũng có những khác biệt đáng kể. Các đặc điểm cơ bản trong kết cấu của máy bay hải quân trên hạm có cơ sở ở những yêu cầu về tính tương thích với các tàu chiến mà chúng đặt căn cứ trên đó, việc cất cánh và hạ cánh trên boong tàu (sàn bay; Flight deck; Полётная палуба) và việc bố trí một số lượng cần thiết máy bay hải quân trên con tàu.


Các máy bay hải quân trên hạm hiện đại được phân loại theo phương pháp cất cánh khỏi boong tàu đối với máy bay : cất cánh nhờ máy phóng, cất cánh thẳng đứng và cất cánh ngắn hoặc cất cánh kiểu cầu bật. Chúng cũng được chia theo phương pháp hạ cánh : hạ cánh nhờ đai hãm, hạ cánh thẳng đứng, hạ cánh ngắn, v.v.

Các máy bay hải quân trên hạm cất cánh nhờ máy phóng sẽ thực hiện cất cánh nhờ trợ giúp của máy phóng chạy bằng hơi nước, máy phóng đảm bảo cho máy bay chạy đà trên một cự ly nhỏ vẫn đạt đến tốc độ mong muốn, còn hạ cánh - nhờ đai hãm, cáp của đai hãm sẽ chụp lấy móc cáp hãm (тормозной крюк - гак; arrester hook - hook; arrêter crochet - crochet) gắn trên máy bay, hãm từ từ máy bay cho đến khi dừng hẳn. Chiếc máy bay trên hạm, vì vậy {6} có một yếu tố kết cấu mới - móc cáp hãm (móc) thu vào thân trong khi bay và sự gia cường kết cấu thân tương ứng tại nơi gắn móc cáp hãm vào máy bay, cũng như ở những nơi gắn máy bay vào thoi kẹp (челнок катапульты; catapult shuttle; sabot de la catapulte) của máy phóng. Máy bay trên hạm cất cánh bằng máy phóng cần phải có khả năng cất và hạ cánh ở tốc độ thấp nhất có thể. Nhằm mục đích này, chúng có tải trọng phân bố trên cánh khi cất cánh và hạ cánh là nhỏ, áp dụng các kết cấu cánh tiên tiến hơn. Do có khả năng tụt hơi của máy phóng hơi nước, người ta áp dụng các biện pháp đặc biệt ở lối vào bộ hút khí để đảm bảo sự làm việc ổn định của thiết bị sinh công trong những điều kiện như vậy.

Máy bay trên hạm cất cánh thẳng đứng thực hiện cất cánh và hạ cánh nhờ thành phần thẳng đứng trong lực đẩy của thiết bị động lực có trị số lớn hơn trị số trọng lực của máy bay. Loại máy bay trên hạm này không đòi hỏi phải chạy đà trên boong, chúng thực hiện cất cánh với vận tốc (theo phương ngang) bằng không, còn khả năng tăng tốc và chuyển sang chuyến bay theo phương ngang sẽ được đảm bảo trong không trung sau khi máy bay rời khỏi sàn bay.

Các đặc điểm kết cấu cơ bản của các máy bay hải quân trên hạm cất cánh và hạ cánh thẳng đứng (KSVVP- КСВВП - корабельные самолеты вертикального взлета и посадки; VTOL - vertical take-off and landing) là sử dụng động cơ tạo ra lực đẩy theo chiều ngang để đảm bảo bay hoặc theo chiều đứng - để đảm bảo cất cánh và hạ cánh thẳng đứng. Khi đó lực đẩy theo hướng thẳng đứng phải lớn hơn trọng lực của máy bay.

Ở những thời điểm tốc độ thấp trong chuyến bay, khi lực khí động nhỏ hoặc còn thiếu, để điều khiển máy bay người ta sử dụng các hệ thống năng lượng điều khiển dưới hình thức các vòi phun có kiểm soát ở hai đầu cánh bay, ở mũi và đuôi của máy bay bằng cách cấp khí nén (hoặc hơi gaz nén) từ động cơ để tạo ra các mô-men điều khiển.

Khi cất cánh và hạ cánh khí thải từ các động cơ của máy bay trên hạm cất hạ cánh thẳng đứng sẽ tác động theo phương vuông góc với trục máy bay, hoặc gần với nó. Kết quả là khí gaz có nhiệt độ cao thoát ra ở tốc độ lớn sẽ tác động lên sàn bay. Để bảo vệ sàn bay tránh phá hoại người ta dùng các tấm chống nhiệt. Để tránh khí gaz có nhiệt độ cao phản xạ từ sàn bay lọt vào cửa hút động cơ người ta tính trước các biện pháp kết cấu.

Các máy bay trên hạm cất cánh ngắn hoặc cất cánh qua cầu bật thực hiện cất cánh bằng cách chạy đà trên sàn bay và tiếp tục lấy đà trên không sau khi tách khỏi sàn bay hoặc tách khỏi cầu bật. Việc hạ cánh {7} xuống sàn bay của loại máy bay này được thực hiện theo phương thẳng đứng, dùng đai hãm hoặc chạy xả đà ngắn.

Được sử dụng làm máy bay trên hạm cất cánh ngắn hoặc cất cánh bằng cầu bật là các máy bay cất-hạ cánh thẳng đứng để tăng khả năng mang tải của chúng, các máy bay có thể đảo chiều vector lực đẩy của thiết bị động lực khi cất cánh, hạ cánh với đai hãm đà. Loại đầu tiên về kết cấu giống VTOL, loại thứ hai - giống các máy bay cất cánh bằng máy phóng và hạ cánh có đai hãm.

Tất cả các loại máy bay trên hạm đều có kết cấu consol cánh gấp lại được nhằm giảm kích thước của chúng để chứa được một số lượng lớn máy bay trong sàn boong dưới của tàu, nơi chúng ở trạng thái neo đậu trong các chuyến di chuyển qua các biển và đại dương.

Trong Chiến tranh Thế giới II, các máy bay trên hạm - là máy bay tiêm kích, máy bay phóng ngư lôi, máy bay ném bom có động cơ piston. Tốc độ bay tối đa của chúng 500 ... 700 km / h, trần bay 7 ... 12 km, tầm bay tới 2000 km.

Trong giai đoạn sau chiến tranh, xuất hiện các máy bay phản lực trên hạm là : máy bay tiêm kích, máy bay cường kích, máy bay ném bom, máy bay chống ngầm, máy bay mang radar tuần tiễu, máy bay đối kháng vô tuyến điện tử. Tốc độ bay tối đa 800 ... 2500 km / h, trần bay 7 ... 22 km, tầm bay đến 5500 km.
..............
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top