Cá nhân nhà cháu thì thấy:
-Mâu thuẫn chính trị, tôn giáo vốn tồn tại cùng lịch sử phát triển của loài người, dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng trong thế giới hiện đại, người ta cổ vũ xử lý qua đối thoại, bằng luật pháp quốc gia hoặc quy định và thông lệ quốc tế, không phải bằng hành động bạo lực, khủng bố.
-Hiện các nước phát triển trong ASEAN như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, hay kém phát triển như Philippine, Myanmar cũng vẫn tồn tại các điểm nóng bạo lực, sự vụ khủng bố do mâu thuẫn chính trị, tôn giáo, và đây là điều cần lên án. Tuy nhiên, trước những gì xảy ra, các nước cũng cần xem lại chính sách an sinh xã hội, chú trọng hơn tới quyền lợi và điều kiện sống của các vùng sâu, vùng xa, nơi kém điều kiện phát triển, nơi dân chúng dễ bị dẫn dụ bởi các tổ chưc cực đoan vì các mục tiêu chính trị và tôn giáo của họ.
-Việc tìm cách can thiệp, đầu tư tạo điểm nóng, gồm cả bằng hành động gây mâu thuẫn xã hội hoặc vũ trang bạo lực thì có lẽ nước lớn nào, tại Á hay Âu cũng sẽ làm để phục vụ các mục tiêu kép, lợi ích chiến lược, ảnh hưởng nước lớn hoặc tạo điều kiện mặc cả mà họ cần.
-Đảo, đá ngầm thì là chủ quyền quốc gia, xương máu cha anh họ hàng dòng tộc khai khẩn, không gian sinh tồn dân tộc và cơ hội phát triển của đất nước, cũng chả nước nào tự nhiên đi bỏ hoặc giảm quan tâm, nhất là trong bối cảnh các nước đều khai thác cạn tài nguyên lục địa, cần vươn ra biển.