Tàu điện là một nét đẹp xưa của HN, duy nhất chỉ HN có trên đất VN! Âm thanh leng keng... leng keng ... vẫn còn vang trong tâm trí những người HN cho đến tận nay!Tôi sinh ra ở Hà Nội nhưng chuyển vào sinh sống ở SG cuối năm 1975, do cuộc sống nên ít có điều kiện ra HN, thấm thoắt đã gần 45 năm rồi, qua báo chí thấy HN đang đầu tư nhiều tuyến tàu điện ngầm, chợt nhớ lại tàu điện hồi đó.
Hồi bé tôi sống ở khu tập thể đường sắt, mỗi ngày nhảy tàu điện đi học (tôi nhớ là từ bến xe Kim Liên đến bệnh viện Bạch Mai thì phải)
Nhân thể rảnh rỗi, lượm lặt mấy tấm ảnh trên mạng để chia sẻ cho cccm (do lượm lặt nên có thể có một số ảnh chụp sau năm 1975, cccm thông cảm)
Hệ thống tổng cộng dài 32km, có 6 nhánh từ ga Bờ Hồ trung tâm tỏa đ i Thụy Khuê ( tuyến đầu tiên hoàn thành năm 1900, sau mới kéo dài thêm đên Bưởi) Hà Đông ( tuyến xa nhất 11km, lúc đầu năm 1901 chỉ đến Thái Hà 4.5km), Chợ Mơ 1906, Cầu Giấy 6km,, Yên Phụ, . Tuyến Yên Phụ Kim Liên 1929, đoạn từ Hàng Đậu lên Yên Phụ 1945 sau cùng.
Mỗi chuyến thường có 3 toa, tuyến ngắn hoặc giờ thấp điểm chỉ 2 toa. Toa đầu là toa lái ngắn, lái cả 2 đầu, trên có cần lò xo đẩy lên buộc dây để nối điện với dây truyền điện phía lắp đặt dọc theo tuyến. Lái tàu bằng cái cần lái để tăng giảm tốc độ, còn rẽ thì bằng cái bánh quay quay như trên tàu thủy, chân thì để cạnh cái nút chuông để cần thì dậm dậm là leng keng leng keng. Vì thế nên người lái luôn cầm cái cần lái theo người, có anh bạn lớn kể có lần còn giấu được cái cần này để trêu cụ lái khi dừng nghỉ quay đầu, ngồi quán nước ở chợ Bưởi.
Tàu điện gắn bó với tuổi thơ rất nhiều người. Đối với trẻ con việc nhảy tàu điện đi học đi chơi là một cái rất thú nhất là 3 tháng hè. Dù mới chỉ 7-8 tuổi đã đi khắp HN là chuyện không khó, nhóm 4-5 đứa là rủ nhau đi khắp từ sáng đến chiều. Tự đi chơi ở Bách Thảo, công viên Thống nhất, gò Đống Đa, chợ Đồng Xuân, Yên Phụ, chợ Mơ, đê Kim Liên, vườn hoa Hà Đông ...Những năm 70-80 vé tàu chỉ là 5 xu nhưng trẻ con thì luôn là đi nhờ Thường hay bám ở toa 2 toa 3, khi thấy cụ bán vé có cái cặp bằng da lại gần là lại nhảy xuông, bám toa dưới để tránh, còn khi ở toa dưới là lại mè nheo cho cháu đi nhờ!!! Nói là tàu điện châm nhưng hồi bé thấy cũng nhanh, nhất là những đoạn sau Kim Mã (chỗ Giang Văn Minh bấy giờ) đến Thủ Lệ, đoạn sau trường ĐH Tổng hợp đến Hà Đông, đoạn Quan Thánh, Thụy Khuê, công viên Thống nhất....
Kỹ năng nhảy tàu là phải kiểu lá bàng rơi: mặt hướng về trước nhưng khi nhảy là phải xoay ngược người, tiếp đất là chân trước chân sau, đầu chúi xuống để triệt tiêu quán tính. Nhảy điệu nghệ là tiếp đất xong là đứng lên như bình thường!!! Bốc phét thế thôi chứ những đoạn tàu chạy nhanh ( hơn xe đap, có thể đến 20-25km/h) thì phải nhảy tung người xuống, chạy tiếp theo cỡ chục buớc mới dừng đúng lại được
Có thể cũng do nhảy tàu điện mà phát triển lên kỹ năng nhảy tàu hỏa của thanh niên HN khi đi bộ đội, sinh viên học trên Xuân Hòa ... chỗ ưa thích là đoạn cát ngang phố Trần Phú, Điện Biên Phủ, Nguyễn Thái Học, đến Sinh Từ.
Tàu điện sau này được chuyển sang tàu điện bánh hơi 1987, đến 1991 thì HN bỏ hẳn. Tiềng leng keng ... leng keng ... giờ chỉ còn đọng trong ký ứcmà thôi!