[Funland] Tất tần tật về trà: Nhất nước Nhị trà Tam pha Tứ ấm

Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
31,850
Động cơ
3,311,719 Mã lực
Nhìn cái bảng giá đền bù mà nản: 6,2 tỷ đồng. Em nghĩ 620 tỷ chưa chắc đã hoạt động trở lại được.🤣
Chu Đậu được BRG mua lại giờ hoạt động khá tốt. Các vật phẩm tặng quà của lãnh đạo NN cho đối tác, khách quốc tế đều chọn họ.
Em cũng mua sưu tầm mấy cái bình Chu Đậu
Vậy nên Sứ HD sẽ rất khó để cạnh tranh với Gốm Sứ Chu Đậu
Khi cổ phần hoá Nhà máy Sứ HD, đã có nhiều người và nhóm cán bộ Quản lý, Kỹ thuật của Sứ HD ra lập xưởng riêng để làm Sứ nhưng rất ít xưởng thành công và quan trọng họ ko đưa ra thị trường được những sản phẩm như Sứ HD: không chì và nung ở 1320 độ C
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,968
Động cơ
362,315 Mã lực
Tuổi
124
Chu Đậu được BRG mua lại giờ hoạt động khá tốt. Các vật phẩm tặng quà của lãnh đạo NN cho đối tác, khách quốc tế đều chọn họ.
Em cũng mua sưu tầm mấy cái bình Chu Đậu
HAPRO là công ty con của Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam, tới lượt mình Motor N.A Việt Nam là công ty con của Tập đoàn BRG của Madam Nga. Vì thế, việc bán một phần cổ phần tại Gốm Chu Đậu của HAPRO cho BRG về bản chất là chuyển vốn/sở hữu của phần vốn chủ sở hữu đó từ công ty cháu sang cho công ty ông bà, cũng như để thuận tiện cho việc sử dụng thương hiệu và các cơ sở hạ tầng (khách sạn, sân golf v.v.) của BRG trong việc khuếch trương thương hiệu Chu Đậu, vốn đã có danh tiếng nhất định trên thị trường gốm sứ quốc tế.
 

onano69

Xe container
Biển số
OF-129793
Ngày cấp bằng
7/2/12
Số km
8,333
Động cơ
111,989 Mã lực
Cụ chụp e xem cái tủ bích phê với. Chắc là cánh cong cụ nhể?
Đây Kụ ;)) khó nhất đóng cái tủ này là chọn được đôi cánh, ván không bị lỗi, mít bản rộng mà không bị sầu là rất hiếm ạ :)
1000006283.jpg
1000006282.jpg
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,157
Động cơ
478,939 Mã lực
Đây Kụ ;)) khó nhất đóng cái tủ này là chọn được đôi cánh, ván không bị lỗi, mít bản rộng mà không bị sầu là rất hiếm ạ :)
1000006283.jpg
1000006282.jpg
Vẫn còn đẹp; gỗ để lâu năm đến tầm này thì rất ổn định rồi.
Em cũng dân thợ mộc, hồi cuối 8x đến đầu 9x em vẫn tranh thủ vừa học vừa làm; tủ bích-phê em cũng chiến nhưng có 1 số chi tiết khác; đây ko phải là kiểu tủ của vùng quê em. Cánh cong này hồi xưa em hay vuốt nước kết hợp hơ lửa uốn, phía trong khung thang cũng vanh theo hình ~, sau bôi cồn hoặc sơn ta kết dính. Cánh này ngắn, dễ làm hơn loại tủ đứng 3 buồng cánh cong, dài và khó uốn hơn.
Cây nhà trồng, hạ xuống đóng đồ. Đồ kỉ niệm, quí đấy cụ!
 

onano69

Xe container
Biển số
OF-129793
Ngày cấp bằng
7/2/12
Số km
8,333
Động cơ
111,989 Mã lực
Vẫn còn đẹp; gỗ để lâu năm đến tầm này thì rất ổn định rồi.
Em cũng dân thợ mộc, hồi cuối 8x đến đầu 9x em vẫn tranh thủ vừa học vừa làm; tủ bích-phê em cũng chiến nhưng có 1 số chi tiết khác; đây ko phải là kiểu tủ của vùng quê em. Cánh cong này hồi xưa em hay vuốt nước kết hợp hơ lửa uốn, phía trong khung thang cũng vanh theo hình ~, sau bôi cồn hoặc sơn ta kết dính. Cánh này ngắn, dễ làm hơn loại tủ đứng 3 buồng cánh cong, dài và khó uốn hơn.
Cây nhà trồng, hạ xuống đóng đồ. Đồ kỉ niệm, quí đấy cụ!
Để uốn được cánh cong này bên trong phải dùng sơn ta gia cường rồi gắn những mẩu gỗ vuông như bao diêm :) tủ 3 buồng như Kụ nói thường là tủ để đồ, còn tủ này là tủ phòng khách thập niên 80 kê với bộ salon cong mặt ngồi :)
Hồi đó chưa có xẻ máy, xẻ thủ công, ván dày quá cũng không uốn được mà xẻ mỏng quá bằng cưa kéo tay thủ công cũng không dễ, xẻ ván dày xong bào bớt còn 1.8-1.5mm thì uốn :) hồi đó em nhớ ông thợ cả chỉ làm duy nhất 1 việc là vuốt cánh và đục khảm :) còn các thợ con thì cưa, bào.., làm các công đoạn còn lại :)
 

onano69

Xe container
Biển số
OF-129793
Ngày cấp bằng
7/2/12
Số km
8,333
Động cơ
111,989 Mã lực
Em cũng có mấy góc nhỏ, thỉnh thoảng hết bia thì tự kỷ trà thuốc.
Bộ Minh thúng gỗ trắc kia Kụ oánh xi hay sơn gì lên mà nó như vậy? Ko thấy vân gỗ :)
Em cũng có một bộ để mộc nhưng trắc không được già, thôi kệ có sao chơi vậy giờ nó cũng khô kéo đi kéo lại nó khô long cong cả rồi :)
 

onano69

Xe container
Biển số
OF-129793
Ngày cấp bằng
7/2/12
Số km
8,333
Động cơ
111,989 Mã lực
Tranh sơn mài thì đỉnh rồi
Nhưng vẽ xong một bức sơn mài lâu lắm, em thích có tranh sớm nên đặt sơn dầu
Hôm rồi đạp xe ngắm sen, được cô hs làng nghề tặng bức sơn mài vẽ theo màu sơn nhật :)
1000005795.jpg
 

onano69

Xe container
Biển số
OF-129793
Ngày cấp bằng
7/2/12
Số km
8,333
Động cơ
111,989 Mã lực
Chờ Pháo Thủ đá trận đầu, em khui chai Grand Cru nhâm nhi với món oliu việt này giờ còn cụ nào nhớ tên không ;))
1000006287.jpg
1000006276.jpg
 

minh0075

Xe điện
Biển số
OF-69226
Ngày cấp bằng
26/7/10
Số km
4,751
Động cơ
466,492 Mã lực
Nhà cháu sau 1 hồi nghịch ngợm thì quy y về cách này cho đơn giản.
Các cụ liu ý là các ấm đất; ấm gốm ... hầu như đều phóng ra ion sắt, cái này cũng tốt thôi nhưng nó sẽ bắt cặp với tannin của trà; làm nước trà trở nên tìm nếu để quá lâu., nhưng ngược lại; vì bắt mất tannin nên bớt vị chát; làm nước trà ngọt hơn.
F1C58E5A-1E08-486A-8306-E4F3267AB003.jpeg
 

6997

Xe container
Biển số
OF-97440
Ngày cấp bằng
28/5/11
Số km
5,745
Động cơ
457,892 Mã lực
Đêm rằm tháng 7, em dông dài vài dòng hầu cụ hungalpha và các cụ mự!

Gần như ai lậm vào thú chơi trà, ấm ở VN mình đều đã từng nghe câu: "Thứ nhất thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh thần"

Mặc dù được nhiều người nhắc tới - nhưng câu này lần đầu được tạo ra là trong truyện ngắn "Những chiếc ấm đất" - trong tập truyện ngắn "Vang bóng một thời" của nhà văn Nguyễn Tuân, xuất bản lần đầu vào khoảng năm 1940. Còn trước đó, không có thư tịch nào ghi lại câu này, cả ở VN & TQ.

Cùng thòi, trong bộ truyện "Lửa hận rừng xanh" thì nhà văn Hoàng Ly có đưa ra một câu khác là "Thứ nhất Ngạc phủ chu sa, thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh thần" .

Qua hai câu trên, dễ thấy rằng câu nhận xét này nghiêng nhiều về hướng nói cho thuận miệng, xuôi tai để dễ nghe, dễ nhớ hơn là nói về chất lượng của những chiếc ấm đất này!


Về 3 loại ấm trên:

Thứ nhất: Thế Đức gan gà

Ấm Thế Đức là một hiệu ấm được Thế Đức đường - tồn tại khoảng nửa đầu thế kỷ 19 tới thời Trung Hoa dân quốc bán ra. Vì là ấm của hiệu, nên thường không đề tên người làm ra ấm, mà chỉ đề tên hiệu là "Thế Đức" hay "Thế Đức đường", bằng chữ viết tay, hoặc triện đóng trên đáy ấm!


Ấm thường được làm bằng đất tử sa (màu tím) hoặc chu sa (màu đỏ), kỹ thuật chế tác khá kỹ lưỡng, và vì của một hiệu (buôn) trong một thời gian ngắn (khoảng 100 năm) nên số lượng bán ra không quá nhiều. Và sau này, một số người làm ấm vẫn làm nhái lại ấm hiệu này, nhưng không nhiều.

Ấm Thế Đức gan gà là loại ấm được làm bằng đất tử sa, sau khi nung thì thành phẩm có màu nâu, như gan gà đã luộc.


Thứ nhì Lưu Bội

Ấm Lưu Bội được cho là của 1 nghệ nhân tên là Thiệu Cảnh Nam (1796-1874) là một danh gia chế tác ấm Tử Sa dưới thời Đạo Quang,
hiệu Lưu Bội chủ nhân, cùng thời với các nghệ nhân làm ấm tử sa nổi tiếng như: Thiệu Đại Hanh, Phùng Thái Hà …ông nổi tiếng làm ra chiếc ấm nhỏ từ đất chu nê (đất Nghi Hưng màu đỏ, dạng bùn / chu nê = bùn đỏ).

Ấm Lưu Bội, dưới đáy thường khắc chữ “Thiệu Cảnh Nam chế”, có một số ấm có khắc đôi câu thơ trên thân ấm, một số ấm (có thể / chưa chắc chắn) được dùng cật tre để khắc câu thơ và hiệu đề Lưu Bội ở dưới đáy ấm . Các ấm Lưu Bội này đều là những sản phẩm có chất lượng cao. Theo quan sát cá nhân, thì những ấm trà Lưu Bội, nếu chữ Bội có bộ vương (珮) thì đa số lại là ấm đẹp và rất đẹp, cả về đất lẫn kỹ thuật chế tác! Tuy nhiên, số lượng ấm Lưu Bội này không xuất hiện nhiều trên thị trường, và cũng ít bị làm nhái.

Bên cạnh đó, ở VN còn rất phổ biến loại ấm có đề Lưu Bội, gồm cả ấm Nghi Hưng và ấm vùng Triều Châu, Sán Đầu - cả ấm cổ (SX khoảng cuối tk 19, đầu tk 20) và giả cổ (SX trong khoảng những năm 1970s trở về sau). Đặc trưng chung của những ấm này là thường in 2 chữ Lưu Bội - với chữ Bội có bộ nhân (佩), có thể in thêm dấu triện hình lá cây, và những người chơi ấm hay gọi là "ấm Lưu Bội triện lá". Đa số các ấm này có chất lượng ở mức trung bình, thường thường - ít ấm có chất lượng tốt, cả về đất lẫn kỹ thuật chế tác!



Thứ ba Mạnh Thần

Trong 3 hiệu ấm nhắc tới trên, ấm Mạnh Thần có niên đại lâu đời nhất. Tác giả là Huệ Mạnh Thần ở Kinh Khê, Nghi Hưng, Giang Tô, sống và làm ấm vào khoảng cuối Minh, đầu Thanh - tuy nhiên không rõ năm sinh năm mất. Hiện nay tại Thính Tuyền Sơn Quán ở Trung Quốc còn giữ một ấm trà làm bằng đất Nghi Hưng, có lạc khoản ghi 11 chữ “Thiên Khải Đinh Mão niên Kinh Khê Huệ Mạnh Thần chế”. Đây được coi là 1 cái ấm của Huệ Mạnh Thần làm ra, và từ đó phần nào làm sáng tỏ đối với họ tên, nguyên quán và thời đại sinh sống của ông. (Hai chữ Kinh Khê chỉ nguyên quán của ông)

Các ấm tử sa của Huệ Mạnh Thần đều rất xuất sắc. Ấm của ông làm thì ấm cỡ lớn thì kiểu dáng đơn giản mộc mạc, còn ấm cỡ nhỏ lại cực kỳ tinh xảo… Huệ Mạnh Thần cũng được cho là người có công lớn trong việc hướng dẫn / tạo ảnh hưởng tích cực cho những thế hệ nghệ nhân làm ấm tiếp sau như Thiệu Đại Hanh, Trần Minh Viễn, Dật Công, Thời Đại Bân... Đến nay còn khoảng 6 cái ấm được cho là do Huệ Mạnh Thần làm ra.

Ấm Mạnh Thần là một "nhãn hiệu" ấm bị làm nhái nhiều nhất! Ngay từ thời nhà Thanh, những người làm ấm đã làm ấm nhái của Mạnh Thần rất nhiều. Ấm là nhái thời kỳ đầu tới Trung hoa dân quốc thường có đặc điểm chung là có khắc chữ / hoặc đóng triện "Mạnh Thần" - "Mạnh Thần chế", có thể khắc cùng với một câu thơ. Dòng ấm làm sau này thường đóng triện "Kinh Khê Huệ Mạnh Thần chế".

Như vậy, có thể thấy ấm Mạnh Thần là dòng ấm cực hiếm, của một cá nhân làm ra - nhưng lại bị / được làm nhái rất nhiều từ cổ chí kim. Và chất lượng thì cũng vô cùng đa dạng, từ những chiếc ấm rất tốt, tới những chiếc ấm rất tệ!


Em viết sơ sơ vậy! Thêm tý ảnh cho sinh động!

Ảnh 1: Ấm khoảng nửa đầu TK19 - hiệu đề "Thế Đức đường" bằng đất tử sa màu "gan gà" - có chữ khắc tay bằng cật tre.

1723993322722.jpeg


1 cái ấm hiệu Tuyên Đức đường bằng đất chu sa, SX vào khoảng nửa cuối TK 19

1723993945854.jpeg


Một cái nữa chỉ có chữ Thế Đức viết tay, SX vào khoảng nửa cuối TK19

1723994277053.jpeg



Ấm 2: Ấm khoảng nửa đầu TK19 - có đề thơ & dòng lạc khoản "Cô Tô Lưu Bội chế" - chữ khắc tay bằng cật tre - trong đó chữ Bội có bộ "vương"





1 cái ấm có in chữ Lưu Bội, với chữ Bội có bộ nhân. Đây là dòng ấm khá phổ biến ở VN, SX vào khoảng nửa cuối TK19 tới đầu TK20. Chất lượng ở mức trung bình thấp

1723994058885.jpeg


cũng là Lưu Bội chữ in, SX khoảng đầu TK20, nhưng chất lượng kém hơn nữa

1723994664940.png


Ấm 3: 1 cái ấm ước tính được SX vào khoảng thế kỷ 18 và được làm nhái ấm của Huệ Mạnh Thần. Đáy có đề câu thơ - chữ khắc tay bằng cật tre- và triện "Mạnh Thần"

1723993852239.jpeg





ấm chỉ đề thơ & chữ Mạnh Thần chế, SX vào khoảng nửa đầu TK19

1723994159127.jpeg


cũng là ấm Mạnh Thần .... SX vào khoảng đầu TK20

1723994306654.jpeg



Kính mời các cụ mợ uống trà, xem chơi, và chỉ giáo thêm!

1723994785323.png
 
Chỉnh sửa cuối:

Civic TN

Xe lăn
Biển số
OF-82890
Ngày cấp bằng
15/1/11
Số km
13,839
Động cơ
1,183,667 Mã lực
Vâng, ai cho nhà em đc mấy bát đem ỏm luôn, lai rai với li vang cũng thấy hạp ạ :)
Mấy hôm trước e cũng đc cho chục kg quả tươi với 2 hộp đã ngâm.
Nhà e hay làm sẵn rồi cho vào ngăn đá, rồi rang thịt ân dần, tuy nhiên trám hết trước thịt :))
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,157
Động cơ
478,939 Mã lực
Đêm rằm tháng 7, em dông dài vài dòng hầu cụ hungalpha và các cụ mự!

Gần như ai lậm vào thú chơi trà, ấm ở VN mình đều đã từng nghe câu: "Thứ nhất thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh thần"

Mặc dù được nhiều người nhắc tới - nhưng câu này lần đầu được tạo ra là trong truyện ngắn "Những chiếc ấm đất" - trong tập truyện ngắn "Vang bóng một thời" của nhà văn Nguyễn Tuân, xuất bản lần đầu vào khoảng năm 1940. Còn trước đó, không có thư tịch nào ghi lại câu này, cả ở VN & TQ.

Cùng thòi, trong bộ truyện "Lửa hận rừng xanh" thì nhà văn Hoàng Ly có đưa ra một câu khác là "Thứ nhất Ngạc phủ chu sa, thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh thần" .

Qua hai câu trên, dễ thấy rằng câu nhận xét này nghiêng nhiều về hướng nói cho thuận miệng, xuôi tai để dễ nghe, dễ nhớ hơn là nói về chất lượng của những chiếc ấm đất này!


Về 3 loại ấm trên:

Thứ nhất: Thế Đức gan gà

Ấm Thế Đức là một hiệu ấm được Thế Đức đường - tồn tại khoảng nửa đầu thế kỷ 19 tới thời Trung Hoa dân quốc bán ra. Vì là ấm của hiệu, nên thường không đề tên người làm ra ấm, mà chỉ đề tên hiệu là "Thế Đức" hay "Thế Đức đường", bằng chữ viết tay, hoặc triện đóng trên đáy ấm!


Ấm thường được làm bằng đất tử sa (màu tím) hoặc chu sa (màu đỏ), kỹ thuật chế tác khá kỹ lưỡng, và vì của một hiệu (buôn) trong một thời gian ngắn (khoảng 100 năm) nên số lượng bán ra không quá nhiều. Và sau này, một số người làm ấm vẫn làm nhái lại ấm hiệu này, nhưng không nhiều.

Ấm Thế Đức gan gà là loại ấm được làm bằng đất tử sa, sau khi nung thì thành phẩm có màu nâu, như gan gà đã luộc.


Thứ nhì Lưu Bội

Ấm Lưu Bội được cho là của 1 nghệ nhân tên là Thiệu Cảnh Nam (1796-1874) là một danh gia chế tác ấm Tử Sa dưới thời Đạo Quang,
hiệu Lưu Bội chủ nhân, cùng thời với các nghệ nhân làm ấm tử sa nổi tiếng như: Thiệu Đại Hanh, Phùng Thái Hà …ông nổi tiếng làm ra chiếc ấm nhỏ từ đất chu nê (đất Nghi Hưng màu đỏ, dạng bùn / chu nê = bùn đỏ).

Ấm Lưu Bội, dưới đáy thường khắc chữ “Thiệu Cảnh Nam chế”, có một số ấm có khắc đôi câu thơ trên thân ấm, một số ấm (có thể / chưa chắc chắn) được dùng cật tre để khắc câu thơ và hiệu đề Lưu Bội ở dưới đáy ấm . Các ấm Lưu Bội này đều là những sản phẩm có chất lượng cao. Theo quan sát cá nhân, thì những ấm trà Lưu Bội, nếu chữ Bội có bộ vương (珮) thì đa số lại là ấm đẹp và rất đẹp, cả về đất lẫn kỹ thuật chế tác! Tuy nhiên, số lượng ấm Lưu Bội này không xuất hiện nhiều trên thị trường, và cũng ít bị làm nhái.

Bên cạnh đó, ở VN còn rất phổ biến loại ấm có đề Lưu Bội, gồm cả ấm Nghi Hưng và ấm vùng Triều Châu, Sán Đầu - cả ấm cổ (SX khoảng cuối tk 19, đầu tk 20) và giả cổ (SX trong khoảng những năm 1970s trở về sau). Đặc trưng chung của những ấm này là thường in 2 chữ Lưu Bội - với chữ Bội có bộ nhân (佩), có thể in thêm dấu triện hình lá cây, và những người chơi ấm hay gọi là "ấm Lưu Bội triện lá". Đa số các ấm này có chất lượng ở mức trung bình, thường thường - ít ấm có chất lượng tốt, cả về đất lẫn kỹ thuật chế tác!



Thứ ba Mạnh Thần

Trong 3 hiệu ấm nhắc tới trên, ấm Mạnh Thần có niên đại lâu đời nhất. Tác giả là Huệ Mạnh Thần ở Kinh Khê, Nghi Hưng, Giang Tô, sống và làm ấm vào khoảng cuối Minh, đầu Thanh - tuy nhiên không rõ năm sinh năm mất. Hiện nay tại Thính Tuyền Sơn Quán ở Trung Quốc còn giữ một ấm trà làm bằng đất Nghi Hưng, có lạc khoản ghi 11 chữ “Thiên Khải Đinh Mão niên Kinh Khê Huệ Mạnh Thần chế”. Đây được coi là 1 cái ấm của Huệ Mạnh Thần làm ra, và từ đó phần nào làm sáng tỏ đối với họ tên, nguyên quán và thời đại sinh sống của ông. (Hai chữ Kinh Khê chỉ nguyên quán của ông)

Các ấm tử sa của Huệ Mạnh Thần đều rất xuất sắc. Ấm của ông làm thì ấm cỡ lớn thì kiểu dáng đơn giản mộc mạc, còn ấm cỡ nhỏ lại cực kỳ tinh xảo… Huệ Mạnh Thần cũng được cho là người có công lớn trong việc hướng dẫn / tạo ảnh hưởng tích cực cho những thế hệ nghệ nhân làm ấm tiếp sau như Thiệu Đại Hanh, Trần Minh Viễn, Dật Công, Thời Đại Bân... Đến nay còn khoảng 6 cái ấm được cho là do Huệ Mạnh Thần làm ra.

Ấm Mạnh Thần là một "nhãn hiệu" ấm bị làm nhái nhiều nhất! Ngay từ thời nhà Thanh, những người làm ấm đã làm ấm nhái của Mạnh Thần rất nhiều. Ấm là nhái thời kỳ đầu tới Trung hoa dân quốc thường có đặc điểm chung là có khắc chữ / hoặc đóng triện "Mạnh Thần" - "Mạnh Thần chế", có thể khắc cùng với một câu thơ. Dòng ấm làm sau này thường đóng triện "Kinh Khê Huệ Mạnh Thần chế".

Như vậy, có thể thấy ấm Mạnh Thần là dòng ấm cực hiếm, của một cá nhân làm ra - nhưng lại bị / được làm nhái rất nhiều từ cổ chí kim. Và chất lượng thì cũng vô cùng đa dạng, từ những chiếc ấm rất tốt, tới những chiếc ấm rất tệ!


Em viết sơ sơ vậy! Thêm tý ảnh cho sinh động!

Ảnh 1: Ấm khoảng nửa đầu TK19 - hiệu đề "Thế Đức đường" bằng đất tử sa màu "gan gà" - có chữ khắc tay bằng cật tre.

View attachment 8692971

1 cái ấm hiệu Thế Đức đường khác bằng đấy chu sa, SX vào khoảng nửa cuối TK 19

View attachment 8692980

Một cái nữa chỉ có chữ Thế Đức viết tay, SX vào khoảng nửa cuối TK19

View attachment 8692986


Ấm 2: Ấm khoảng nửa đầu TK19 - có đề thơ & dòng lạc khoản "Cô Tô Lưu Bội chế" - chữ khắc tay bằng cật tre - trong đó chữ Bội có bộ "vương"





1 cái ấm có in chữ Lưu Bội, với chữ Bội có bộ nhân. Đây là dòng ấm khá phổ biến ở VN, SX vào khoảng nửa cuối TK19 tới đầu TK20. Chất lượng ở mức trung bình thấp

View attachment 8692981

cũng là Lưu Bội chữ in, SX khoảng đầu TK20, nhưng chất lượng kém hơn nữa

View attachment 8692991

Ấm 3: 1 cái ấm ước tính được SX vào khoảng thế kỷ 18 và được làm nhái ấm của Huệ Mạnh Thần. Đáy có đề câu thơ - chữ khắc tay bằng cật tre- và triện "Mạnh Thần"

View attachment 8692976




ấm chỉ đề thơ & chữ Mạnh Thần chế, SX vào khoảng nửa đầu TK19

View attachment 8692983

cũng là ấm Mạnh Thần .... SX vào khoảng đầu TK20

View attachment 8692987


Kính mời các cụ mợ uống trà, xem chơi, và chỉ giáo thêm!

View attachment 8692992
Em thấy ấm ảnh đầu ghi “Thế đức đường” nhưng triện bên trái lại có 2 chữ “lưu bội”. Ấm ảnh ngay sau là “Tuyên đức đường” chứ ko phải “Thế đức đường”.
Món tử sa này, thật là em ko biết mấy, cụ giải thích cho em biết thêm mới!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top