Em xin phép viết ngắn gọn theo một chút hiểu biết sơ sơ của em:
Triều Châu (Chaozhou), giáp với Sán Đầu (Shantou) thuộc Quảng Đông, là 2 vùng có nghề làm ấm bằng đất sét từ xưa. Ấm vùng này người Hoa hay gọi chung là ấm Triều-Sán (Chao-shan)
Ấm của họ làm ra khá tinh xảo về kiểu dáng, nhưng thường có đặc điểm là khi nung thì mặt ngoài và mặt trong sẽ có mầu sắc khác nhau. Bên ngoài thường lên màu đậm, đẹp hơn. Đôi khi họ còn quét 1 lớp đất tạo màu (đất chứ không phải phẩm màu như bây giờ ạ) ra bên ngoài trước khi nung. Ấm nung xong nhìn da láng mịn, rất đẹp!
Còn bên trong ấm thường có màu nhạt hơn, nhìn màu như gạch non, thêm vào một số dấu hiệu chế tác nên phân biệt khá dễ. Ngày nay, những người làm ấm Triều Sán mới đã "đánh tráo", xoá bỏ các dấu hiệu chế tác truyền thống bên trong ấm, tạo ra những dấu hiệu giống hệt như cách thức chế tác của ấm Nghi Hưng
Do mặt trong đất khá "non", nên khả năng thẩm thấu nước trà khi dùng tương đối cao. Ấm sẽ nhanh lên màu, bóng đẹp hơn so với ấm làm bằng đất vùng Nghi Hưng.
Loại đất này cũng mềm, dễ tạo hình hơn so với đất Nghi Hưng, nên ấm có thể SX nhanh - nhiều - tốt - rẻ hơn hẳn. Các chữ viết trên ấm cũng dễ dàng thể hiện hơn!
Cuối TK 19, đầu TK 20, dòng ấm này được bán sang VN khá nhiều cùng với những thương nhân buôn trà từ vùng Phúc Kiến bán sang.
Ngày mới chơi ấm, em vẫn hay nhầm ấm này với ấm chu sa Nghi Hưng. Tuy nhiên khi cọ sạch bong các ấm cổ đi thì phát sinh việc
(1) các ấm Nghi Hưng cổ, nhìn bẩn bẩn, nhưng cọ sạch đi lại bóng, trầm, đẹp màu thời gian
(2) các ấm Triều Sán để nhìn cổ kính, nhưng cọ sạch nhìn màu lại bị bạc đi khá nhiều. Tuy nhiên sau khi pha trà 1 thời gian thì ấm lên lại mầu khá đẹp trong thời gian ngắn.
Một cái ấm Triều Sán em nhìn thấy khá đẹp
View attachment 8673566
View attachment 8673567
bên ngoài là vậy, còn bên trong màu đất non rất đặc trưng (trong nắp & cả trong thân cũng vậy)
View attachment 8673568
Một đôi vịt của em - một Triều Sán, một Nghi Hưng. Cụ
chuot08 và các cụ mợ thử đoán xem nhé
View attachment 8673589