E thấy ở a chấu có 3 nước có vẻ uống trà nhiều: Ta; Tàu; và Nhật.
Tàu thì trà lên men; phổ nhỹ sống hay chính; trà đỏ trà trắng; trà Ô long Phúc Kiến; thiết quan âm; v..v.. đều lên men. Như vậy trà Tàu cành tuổi cao càng ngon ( cơ bản như vậy )
Nhật: thì ngược với Tàu; thay vì lên men thì ông này lị ... diệt men; bằng cách hấp hơi nước nóng. Sencha; Mat cha; Genmaicha; Hojicha ..v..v.. cũng đều như vậy. Do cách chế cháo này thì ngược với Tàu càng lâu càng ngon; trà Nhật thường có date; hạn sử dụng. Thông thưởng khoảng 1 năm.
Khác với 2 ông kia; Việt Nam hái về cũng đem sao khô; nhung ko diệt men như Nhật nhưng cũng ko lên men như Tàu mà để vào hũ lá chuối uống dần. Trà này cũng ko để lâu được vì nó hút nước mốc mất; hoặc bay hương.
Việt Nam hay Nhật Tàu cũng có 1 kiểu trà nữa; là trà ướp với nhài; sen; cúc; gì đó tuỳ nơi. Nhưng cách dệt hương cho trà có vẻ cũng ko giống nhau. Cách của hồ Tây là đem bỏ trà vào bông sen; rồi buộc chặt; cho tủ lạnh uống dần. Em có lần pha ở nhà a bạn cái trà này; cái nước đầu chỉ để tan đá ra thôi; chưa nóng ấm.
Phần lớn trà của Việt Nam làm cũng là trà xanh (green tea) là loại diệt men như trà Nhật đấy cụ chứ ko phải là ko diệt men đâu, chỉ khác về cách làm thôi. Đều là dùng nhiệt để diệt men nhưng người Nhật thì dùng hơi nước nóng để hấp trà còn người Việt thì dùng tôn quay (xưa dùng chảo gang) cho búp trà tươi mới thu hái về sao nhanh vài phút ở nhiệt độ cao rồi mới đem vò.
Còn về trà dệt hương thì cái cách cụ nói chỉ là gần đây làm thôi, em ko thích cái kiểu trà đông lạnh đấy. Trà sen trong bông tươi còn gọi là trà sen xổi thì cứ phải là uống luôn thì mới ngon, vứt trong tủ đông bao ngày rồi uống em thấy hương vị nó ung ủng, mất ngon đi nhiều rồi. Và các cụ xưa không chỉ có cách dệt hương cho trà bằng cách ướp sen tươi mà còn có cách dệt bằng gạo sen, cách này mới là cầu kỳ và giữ trà sen được lâu hơn. Ngoài ra còn có cách dệt hương qua chén như cụ
hungalpha làm cũng rất thú vị, em cũng rất thích cách này