Em không đồng ý với cụ.
BOT chỉ chia cho VETC có 5% thôi cụ, như cụ nói thì đến 20%.
Thiết bị VETC đầu tư cụ ạ.
Nếu để thu phí không dừng, trạm BOT có thể giảm được nhân lực, công cụ dụng cụ, giảm thời gian qua trạm.
Cụ không đồng ý ở con số (2/10) thì e đã đề cập là ví dụ. Thực tế là bao nhiêu thì em không đề cập cụ thể sợ đó là thông tin nhậy cảm về hợp đồng. (nếu e có nguồn công khai em sẽ nêu ra).
Thực tế không xóa được thu phí thủ công (do hiện nay mới có khoảng 800.000/3,5 triệu phương tiện dán thẻ Etag - Có thể cập nhật chưa đủ nhưng e cho là khoảng 30%) nên bộ máy vận hành hệ thống thu phí không thể loại bỏ, có thể giảm. Vì thế vẫn phải duy trì một phần bộ máy này.
Về nguyên tắc, đầu tư công nghệ sẽ giảm được sức người -> mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư nhưng ở đây phải xét đến:
- (Chi phí nhân công + quản lý cho 1 làn thu phí ) - Chi phí ETC cho một làn thu phí >0 thi đầu tư mới có lợi.
Với nhân công , ta có thể đào tạo, đưa họ ra thu phí được ngay, với ETC ngoài việc phải đầu tư máy móc thiết bị (số tiền không nhỏ, khoảng 1-1,5 tỷ /làn), riêng số tiền trả cho nhà cung cấp dịch vụ đã
có thể vượt chi phí nhân công.
Mức độ lưu thông 1 làn thu phí lý thuyết từ 300-350 xe/h tạm tính với số tiền 35.000 đồng /xe, trong 1 ca 8h, một nhân công có thể thu phí với số tiền là 50 đến 58 triệu đồng (e tạm tính mức tối đa bằng 60% lý thuyết). Chi phí cho nhân công 1 ca này khoảng 400.000 đồng (kể cả quản lý phí của doanh nghiệp, lương của người điều hành trạm (gián tiếp))
Mức chi phí cho dịch vụ thu hộ (sử dụng con số cụ nói 5% trên), mỗi làn thu phí nhà đầu tư phải trả là 2,5 đến 2,9 triệu đồng. Cụ thấy có chênh lệch chưa ạ. Chưa kể chi phí ban đầu cho hạ tầng để dùng được ETC.
Một thông tin tham khảo thêm: E lưu ý chỉ có tính tham khảo do giả định các dữ liệu
Một xe con đi từ Bắc - Nam hết khoảng 900.000 tiền phí Khi Nhà cung cấp dịch vụ ký kết với tất cả 44 trạm thu phí nêu trên, với tỷ lệ 5% như cụ nói ở trên, nhà cung cấp dịch vụ sẽ được thu 45.000 đồng. Tức là khoảng 45 triệu lượt xe là hoàn vốn (em tính bình quân xe con và số tiền cần hoàn vốn là 2030 tỷ, thực tế hiện giải ngân là 1.300 tỷ, khoảng 60% thôi).
Với lưu lượng bình quân 10.000 xe/làn/ngày x 4 làn QL1 = 40.000 xe/ngày đêm (e tính QL1 thôi nhé, chưa tính đến lưu lượng qua các tỉnh miền trung tây nguyên), cần 1127 ngày tức xấp xỉ 3,1 năm để hoàn vốn.
Em không có thông tin về thời gian hợp đồng BOT giữa Bộ GTVT và VETC.
Ps: Không phải xe con nào cũng chạy suốt Bắc - Nam nhưng e chỉ tính chi phí chung cho 1 đầu xe con chạy suốt (đoạn này xe này chạy, sang đoạn khác sẽ có 1 xe con khác chạy nhưng lưu lượng bình quân đoạn/QL1 đang giả định là 10.000 xe/làn/ngày và con số đó có thể lớn hơn nữa).
"
Dự án ETC giai đoạn 1 triển khai từ tháng 11-2014.
- Tổng mức đầu tư dự án 2.030 tỷ đồng, số vốn đã giải ngân khoảng 1.300 tỷ đồng.
- Hiện mới lắp đặt hệ thống thu phí tự động tại 27/44 trạm thu phí.
- VETC mới ký được hợp đồng dịch vụ thu phí tự động với 11/44 trạm thu phí. Số trạm còn lại chưa ký được phụ lục hợp đồng và hợp đồng dịch vụ.
- Lỗ lũy kế đến 30-9 của VETC là 300 tỷ đồng (do tỷ lệ thu phí tự động không dừng thấp, chỉ đạt khoảng 10% so với kế hoạch).
- Hiện mới có hơn 812.000 xe đã dán thẻ E tag (trên tổng số 3 triệu xe) để sử dụng dịch vụ thu phí không dừng.
- Trong khi mốc 31/12/2019 tất cả các trạm BOT, cao tốc trên cả nước phải tiến hành thu phí tự động theo yêu cầu của Chính phủ.
Nguồn :