- Biển số
- OF-328408
- Ngày cấp bằng
- 24/7/14
- Số km
- 8,917
- Động cơ
- 1,213,788 Mã lực
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa cho biết, đến thời điểm này, tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã được đầu tư lắp đặt, đưa vào vận hành 15 làn sử dụng công nghệ thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (ETC).
Như vậy, hiện đã có 2/4 tuyến cao tốc của VEC đã được đầu tư lắp đặt hệ thống thu phí ETC, là tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình theo công nghệ RFID (dán thẻ Etag trên kính xe hoặc đèn xe) và tuyến cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, với 8 làn sử dụng công nghệ thu phí không dừng của Nhật Bản – DSRC (thiết bị OBU kèm theo 1 thẻ IC-card được lắp trên đầu xe).
2 tuyến cao tốc còn lại chưa được đầu tư lắp đặt hệ thống thu phí không dừng là tuyến Nội Bài – Lào Cai; tuyến Đà Nẵng – Quảng Ngãi, trong đó tuyến Nội Bài – Lào Cai là 11,6 triệu lượt phương tiện lưu thông/năm, tuyến Đà Nẵng – Quảng Ngãi hơn 1,8 triệu lượt/năm.
Việc chưa lắp đặt thu phí không dừng trên 2 tuyến này đã ảnh hưởng đến việc triển khai thu phí không dừng trên tất cả các tuyến cao tốc và quốc lộ. Tuy nhiên, hiện VEC chưa có tiền để triển khai. Theo Bộ Giao thông - Vận tải, để có vốn, VEC phải đợi đề án tái cơ cấu được phê duyệt.
Hiện VEC cũng đã đề xuất phương án đầu tư lắp đặt hệ thống thu phí không dừng trên 2 tuyến còn lại và sẽ tổ chức triển khai ngay sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận. Hiện thời hạn lắp đặt cho 2 tuyến này vẫn chưa được xác định.
Trước đó, dịch vụ thu phí tự động trên các tuyến cao tốc do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) khác với dịch vụ thu phí ETC trên các tuyến quốc lộ. Do đó chủ xe có thẻ ETC không thể sử dụng trên các đường cao tốc của VEC, buộc phải mua thêm dịch vụ thu phí tự động trên tuyến cao tốc. Tuy nhiên, từ 31-12-2020, hệ thống thu phí không dừng của các nhà cung cấp dịch vụ đã được liên thông trên toàn quốc.
Như vậy, hiện đã có 2/4 tuyến cao tốc của VEC đã được đầu tư lắp đặt hệ thống thu phí ETC, là tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình theo công nghệ RFID (dán thẻ Etag trên kính xe hoặc đèn xe) và tuyến cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, với 8 làn sử dụng công nghệ thu phí không dừng của Nhật Bản – DSRC (thiết bị OBU kèm theo 1 thẻ IC-card được lắp trên đầu xe).
2 tuyến cao tốc còn lại chưa được đầu tư lắp đặt hệ thống thu phí không dừng là tuyến Nội Bài – Lào Cai; tuyến Đà Nẵng – Quảng Ngãi, trong đó tuyến Nội Bài – Lào Cai là 11,6 triệu lượt phương tiện lưu thông/năm, tuyến Đà Nẵng – Quảng Ngãi hơn 1,8 triệu lượt/năm.
Việc chưa lắp đặt thu phí không dừng trên 2 tuyến này đã ảnh hưởng đến việc triển khai thu phí không dừng trên tất cả các tuyến cao tốc và quốc lộ. Tuy nhiên, hiện VEC chưa có tiền để triển khai. Theo Bộ Giao thông - Vận tải, để có vốn, VEC phải đợi đề án tái cơ cấu được phê duyệt.
Hiện VEC cũng đã đề xuất phương án đầu tư lắp đặt hệ thống thu phí không dừng trên 2 tuyến còn lại và sẽ tổ chức triển khai ngay sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận. Hiện thời hạn lắp đặt cho 2 tuyến này vẫn chưa được xác định.
Trước đó, dịch vụ thu phí tự động trên các tuyến cao tốc do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) khác với dịch vụ thu phí ETC trên các tuyến quốc lộ. Do đó chủ xe có thẻ ETC không thể sử dụng trên các đường cao tốc của VEC, buộc phải mua thêm dịch vụ thu phí tự động trên tuyến cao tốc. Tuy nhiên, từ 31-12-2020, hệ thống thu phí không dừng của các nhà cung cấp dịch vụ đã được liên thông trên toàn quốc.