Cụ thích cuối tuần này cháu đỗ xe đúng chỗ đó, cháu nhậu say sau đó cháu chui vào xe đang nổ máy, sau đó cụ gọi xxx ra, xem phạt được cháu lỗi có cồn không. Cho ghi hình, cho xxx chứng kiến từ đầu đến cuối luôn. Còn lỗi đỗ xe sai vị trí cần thiết bị cẩu kéo cháu công nhận. Đúng ra phải khen người đó, uống rượu thì không lái xe. Đọc bài báo trên thấy CSGT rất vô trách nhiệm, khi thấy người nghi là say hoặc không tỉnh táo yêu cầu họ lái xe, nếu là cháu nhất định cháu cũng không lái xe
Cấu thành hành vi vi phạm về nồng độ cồn phải là: Điều khiến phương tiện mà trong máu... hơi thở có nồng độ. Ko điều khiển thì xử lý sao đc.
Nó cũng giống điều khiển phương tiện và chở người ko đội mũ bảo hiểm đó. Xuống dắt bộ đi qua chốt có phạt vào mắt.
Các cụ com chuẩn rồi.
Cứ chiếu theo Luật và các văn bản quy định hướng dẫn mà xét vụ việc này:
1 - Luật Giao Thông đường bộ: Điều 3 giải thích từ ngữ: ---->
Tại thời điểm xxx phát hiện và kiểm tra, anh bđ kia
không phải người điều khiển phương tiện giao thông, mà chỉ là người tham gia giao thông ( cụ thể là người sử dụng phương tiện tham gia giao thông )
2 - Chiếu theo Nghị Định 100/2019/NĐ-CP, tại Chương 2, từ Điều 5 trở đi có quy định chi tiết hình phạt với các mức lỗi vi phạm nồng độ cồn :
Chỉ quy định lỗi và mức phạt với hành vi: điều khiển xe trên đường..... ---> chủ thể của lỗi là "người điều khiển phương tiện " ---> anh bđ TẠI THỜI ĐIỂM BỊ KIỂM TRA không phải chủ thể của lỗi này ----> xxx yêu cầu anh lái xe vào lề và yêu cầu đo nồng độ cồn là việt vị rồi.
3 - Cho các cụ có luận điểm khác về VỊ TRÍ đỗ xe, hành vi đỗ xe, ... thì lại chiếu Luật GTĐB thế nào là "ĐƯỜNG" mà bổ thôi:
Kết Luận:
A - Nếu có đủ bằng chứng ( hình ảnh, video, người làm chứng...) anh bđ đi xe đến, đỗ xe tại giữa đường + DUY NHẤT ANH BĐ trong xe + KHÔNG CÓ AI RA KHỎI XE đến thời điểm xxx sáp vào kiểm tra--->
xxx giao thông chỉ có thể phạt tội dừng đỗ sai quy định.
+ rất khó để phạt lỗi nồng độ cồn, vì có thể là ngay sau lái đến và đỗ xe, anh "uống cồn" trong lúc xe đỗ, và ngủ luôn, hành vi này chưa đủ để cấu thành lỗi "điều khiển xe có nồng độ cồn... theo NĐ 100/2019/NĐ-CP. Nguyên tắc pháp luật phải suy đoán vô tội."
B - Về hành vi "xô xát" với các đồng chí xxx : CA giao thông và ca phường xxx đ tra và cung cấp chứng cứ cho cqđtra quân đội, cqđtra qđ tiếp quản vụ việc và hiện nay sẽ đtra tiếp. Nếu đủ cấu thành tội "chống người thi hành công vụ" thì sẽ khởi tố và xét xử. Nếu hành vi chưa đủ cấu thành tội quy định trong LHS, L quân nhân, si quan.... thì phạt hành chính , hoặc xem xét các hình thức kỉ luật khác theo
Điều 35,36 Thông Tư 16/2020/TT-BQP : các cụ tự google điều 35,36..
Việc đo nồng độ cồn lúc này sẽ do bên KSQĐ hoặc đtra qđ đo để làm căn cứ cho lỗi "say rượu, bia" trong Thông tư 16/2020. Chứ xxx giao thông trong vụ việc này theo qđpl là không có thẩm quyền bắt anh bđ kia "thổi cồn".
PS: nếu rảnh các cụ nghiên cứu cái thông tư 16/2020/TT-BQP kia thì sẽ thấy còn 1 số các trường hợp quy định khác, nếu anh bđ kia thực sự :" đang thi hành nhiệm vụ, mệnh lệnh của ..... thì..... " ... ---> vẫn có căn cứ để được miễn truy cứu lỗi vị phạm trong 1 số trường hợp đấy .
---> bài học rút ra là: dù là ai thì cũng nên tuân thủ pháp luật và cư xử đúng chừng mực: kể cả người dân thường, xxx, hay bđ.
Ôm sổ chờ hưu hay hết đường công danh hay không thì còn phụ thuộc nhiều thứ. Ko phải mặc nhiên sẽ vậy