Vâng, vẫn là chuyện thu giá hay thu phí, nhưng luật hóa nó sẽ thành chuyện khác hẳn.
Tỉ dụ trước đây mức chia tỉ lệ được điều chỉnh bằng thông tư hay nghị định, thì có thể được điều chỉnh thay đổi linh hoạt theo từng giai đoạn. Giờ các anh ấy đưa vào luật, chốt mịa nó tỉ lệ trong luật, thì muốn thay đổi, điều chỉnh thì phải mất thời gian ở mức khóa quốc hội. Choáng cmn luôn chưa?!
Nhưng thế còn chưa choáng bằng việc các mức phí, giá, thậm chí cả thuế do các bộ ngành khác không được chốt cứng trong luật. Tỉ lệ được đưa lại cho các bộ ngành, cơ quan thu không được chốt trong luật. Riêng bộ xxx đòi chốt luôn tỉ lệ ăn chia trong luật. Một mình một mâm ngồi trên cả làng cả nước. Quả này mới gây choáng nặng.
Cái việc chốt cứng và lý do ăn chia đưa tới những vấn đề hoặc câu hỏi mà chắc chả ông bà nghị nào dám hỏi:
- Ngân sách cấp cho bộ xxx đã bao gồm ngân sách cho việc đầu tư trang thiết bị, sao giờ lại còn đòi hưởng 70% để đầu tư trang thiết bị? Vậy là cùng một mục được đầu tư 2 lần tiền???
- Nếu ngân sách không cấp khoặc không cấp đủ cho đầu tư trang thiết bị, phải bổ sung từ nguồn thu (70%) phạt thì:
+ Chuyện khoán phạt để đảm bảo nguồn thu là có phải không? Và như thế cán bộ xx sẽ vận dụng luật để phạt cho nhiều cho đủ số chứ không phải phạt đúng để đảm bảo an toàn giao thông và công bằng xã hội?
+ Nếu thu từ phạt vẫn không đủ kế hoạch đầu tư thì chuyện gì sẽ xảy ra? Bộ xx sẽ làm việc với tình trạng trang thiết bị không được đầu tư đủ, dẫn tới thiếu chính xác, tăng oan sai hay sao?
- Trong số tiền được hưởng từ tiền phạt, bao nhiêu được chi cho cán bộ xx dưới dạng lương, thưởng, phụ cấp hay quyền lợi vật khác có thể qui thành tiền, bao nhiêu được thực sự đầu tư vào trang thiết bị?
Nói chung là việc hưởng lợi trực tiếp từ tiền phạt dẫn tới xung đột lợi ích và gây rủi ro cho tính minh bạch và công bằng. Nhưng một bộ lẽ ra phải đảm bảo tính công bằng và không có xung đột lợi ích lại đòi luật hóa khoản tiền hưởng từ tiền phạt do bộ của mình thực hiện và thu về thì có thể thấy bộ đấy đang làm việc vì cái gì.
Em hóng người đốt lò ngó vào vụ này. Chứ quả tỉ lệ luật hóa này trôi thì thành tiền đề cho các bộ khác đòi luật hóa các tỉ lệ ăn chia trên các khoản các bộ ấy thu về thì đúng là ô hô ai tai.
Hoặc giả là bộ xx đẩy vụ này ra để kéo sự chú ý của dư luận và các ông bà nghị khỏi các vụ việc khác có liên quan tới bộ này.