Em lý sự tí để cụ nào định mua về uống 'trung hòa axit dư' thẩm. Thấy vẫn ổn thì hẵng mua nhé.
pH = log
10[H+] hay log
10[H3O+]
Bởi vậy nên xét về độ mạnh yếu thì chênh nhau 1 độ pH = chênh nhau 10 lần về độ mạnh yếu.hay chênh nhau 10 lần về nồng độ H3O+
trong dung dịch thì độ axit mạnh yếu diễn nôm qua pH như sau:
1ml pH2 = 10ml pH3 = 100ml pH4 = 1000ml pH5 = 10000ml pH6
Tương tự khi xét về độ kiềm và mượn thang pH thay cho thang pOH (cho dễ nhìn):
10000ml pH8 = 1000ml pH9 = 100ml pH10 = 10ml pH11 = 1ml pH12
Để trung hòa (đưa về pH7) 1ml dung dịch pH6 thì
1ml pH6 + 1 ml pH8 -> pH 7
-> Để trung hòa 1ml pH2 dư cần 10000ml pH8 hay 1000ml pH9 hay 1L pH9.
Nếu chỉ để giảm pHcủa 1ml từ pH2 về pH3 thì cần 9000ml pH8 hay 900ml pH9 hay 0,9L pH9
Diễn nôm ra là để trung hòa 1ml dịch vị có pH2 cần uống 10L nước kiềm có pH8 hay 1L nước kiềm có pH9.
Nước trên pH9 thì chắc sớm đi gặp ông bà ông vải, mà đây là cách ra đi cực kỳ đau đớn. Chỉ cần pH9 thì đã đủ để hành hạ cái bụng lắm rồi.
Cụ
coolpix8700 đã post người bình thường 1 ngày tiết khoảng 1,5L dịch vị có pH từ 1 đến 3. Em lấy mức trung bình pH2 thôi nhé. Người bị tiêt dư axit sẽ còn tiết ra nhiều hơn nữa. Với người viêm loét dạ dày thì dù dịch vị chỉ tiết ở mức bình thường, bất kỳ lượng dịch vị nào nếu không được xử lý kịp thời cũng sẽ là dư thừa với nghĩa có thể tác động tới vết viêm loét. Nói cách khác là đã loét rồi thì nghiễm nhiên có axit trong dạ dày là có thể bị đau.
Thành ra cụ nào thấy uống được mấy chục lít nước kiềm mỗi ngày thì hãy mua cái máy này về để trung hòa axit dư trong dạ dày.