- Phản ứng trung hòa acid - kiềm diễn ra rất nhanh gần như tức thời, ngay khi uống "nước kiềm" vào dạ dày thì đã bị acid trong dạ dày trung hòa hết rồi. Một ngày dịch vị dạ dày tiết ra khoảng 1,5 - 2l, lượng tồn đọng thường xuyên khoảng vài trăm ml, nên uống 1 cốc nước kiềm vào là thành nước thường ngay. Hơn nữa pH dịch vị rất thấp, chỉ khoảng 2 thôi, nên 1ml dịch vị trung hòa được nhiều ml nước kiềm (pH 8-9)
- Nếu không bị trung hòa trong dạ dày thì sau khi được hấp thụ vào máu, "nước kiềm" cũng nhanh chóng bị trung hòa bởi cơ chế điều hòa acid - base trong cơ thể.
- Để cơ thể hoạt động được bình thường thì nó cần một môi trường có độ pH ổn định, bất cứ thay đổi nào liên quan đến pH (máu bị acid hóa hay bị kiềm hóa) sẽ được cơ thể chúng ta coi là mất cân bằng và tìm cách cân bằng lại bằng một cơ chế rất phức tạp. Nếu không cân bằng được thì sẽ dẫn đến rối loạn chức năng sinh lý.
1. ĐẠI CƯƠNG 1.1. Khái niệm Để duy trì sự sống, dịch trong cơ thể phải cân bằng giữa độ acid và base. Nồng độ H+ và OH–tăng hay giảm sẽ xác định tính acid hay base của một dung dịch. Lượng H+ trong dịch ngoại bào là rất nhỏ, khoảng 0,000 0001mmol/L(10-7mmol/L). Vì nhỏ …
www.benhvien103.vn