[Funland] Tất tần tật về học tiếng Anh online.

maximax903

Xe điện
Biển số
OF-719960
Ngày cấp bằng
12/3/20
Số km
3,133
Động cơ
129,226 Mã lực
Học tiếng Anh nói riêng & ngoại ngữ nói chung theo em phải nói & viết tiếng Việt chuẩn đã, ko cần phải viết đúng ngữ pháp tiếng Việt, nhưng ít nhất nói & viết ko bị nhầm lẫn giữa l & n, s & x, ch & tr, ng & ngh... Đầy người nói tiếng Anh nhưng vẫn bị sai khi nói những từ có chữ cái đầu là l hay n do ảnh hưởng tiếng Việt bị sai. Tất nhiên nhiều người nói tiếng bồi thì người nước ngoài nghe cũng có thể hiểu được. Thậm chí hài hước là diễn đạt từ “quả trứng” (egg hoặc éc tuỳ theo phát âm của người nói) mà người nói diễn đạt bằng cách phát ra âm thanh cục ta cục tác, 2 tay vỗ phành phạch rồi 1 tay đưa xuống dưới đýt, chúm chím bưng lên 1 cái mà người nói cố diễn đạt để người đối diện - người nước ngoài hiểu đó là quả trứng do con gà mái vừa đẻ ra.

Nói tóm lại học bất kể môn gì thì nền tảng kiến thức cơ bản phải vững đã, ko nên học lan man cái gì cũng biết 1 tí rồi chả môn nào ra hồn. Đừng nghe mấy cái quảng cáo cam đoan học ngoại ngữ trong vòng 2 tuần. Còn lâu! Ai tin mấy thứ quảng cáo ấy thì tốt nhất đừng nên học vì nếu dễ đến vậy thì VN đã thành Singapore, hoặc ít ra là thành Ấn Độ, Phi Líp pin lâu rồi. Kiểu ngày xưa ôn thi đại học cam kết ko trúng đại học trả lại tiền:))
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,402
Động cơ
255,630 Mã lực
Đừng hy vọng học theo kiểu trẻ thơ mà được nhé. Tôi chưa thấy người lớn nào xuất phát điểm mất gốc hoặc dốt tiếng Anh mà đòi học theo kiểu "ngấm tự nhiên dần dần" mà thành khá giỏi cả. Toàn phí thời gian. Học kiểu đấy chắc đến năm 80 tuổi thì giỏi.

Phải đặt kế hoạch cụ thể, phân thời gian biểu, học như trâu điên (dĩ nhiên phải đấu tranh với cơn mệt sau giờ làm), mới có thành quả. Giai đoạn đầu có thể theo 3-6 tháng một lớp học, để được giải đáp ngữ pháp. Sau khi ngữ pháp hòm hòm rồi, đọc sách diễn giải có thể hiểu hết rồi thì tăng cường tự học ở nhà, có gì không hiểu đã có sách ngữ pháp, lên youtube, ted, luyện nghe, down các bài đọc về luyện đọc. Cứ cần mẫn kỷ luật, sau 1 năm khá rõ rệt, sau 1 năm nữa là rất ổn. Xác định bỏ ra 1-2 năm.
Những người lười mới có kiểu tư duy học nhẹ nhàng ve vuốt "ngấm tự nhiên" là muôn đời dậm chân tại chỗ. Trẻ con nó là trẻ con, mình là người lớn không học theo kiểu nó được.

Rồi cái phát âm nữa. Người Việt với nhau nhiều khi nghe không rõ còn phải hỏi lại "b bò hay p pở đấy mày?". Nữa là học phát âm với Tây nghe bắt chước nó xong chả có gì trụ vào, đến từ khác không biết phát âm lại cứ tìm nó để hỏi ? Trong khi bảng phiên âm IPA học 1 lần xong là hiểu mãi mãi, từ nào ko biết phát âm thì tra phiên âm xong 3 giây là biết phát âm đúng. Cái trụ vững thì không trụ vào, cứ thích bắt chước tây, rồi 3 tuần sau không nhớ từ đó phát âm thế nào lại cứ phải đi tìm Tây để "mày phát âm lại cho tao nghe lại coi từ đó phát âm thế nào" đến mà phí thời gian.
 
Chỉnh sửa cuối:

C0c0

Xe tải
Biển số
OF-756347
Ngày cấp bằng
4/1/21
Số km
476
Động cơ
52,141 Mã lực
3000 từ chả là gì đâu, chỉ là dạo đầu.
Theo các thống kê đáng tin cậy, một du học sinh sau vài năm du học sẽ có vốn từ khoảng 10-12.000 từ.
Còn nếu để đọc báo và giao tiếp ở mức ổn thì cần tối thiểu 6-7000 từ.
Đối với người học tiếng Anh tay ngang như em mà cũng lớn tuổi rồi, em thấy tiếng Anh học rất là khó, tốn rất nhiều công sức.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,402
Động cơ
255,630 Mã lực
Đối với người học tiếng Anh tay ngang như em mà cũng lớn tuổi rồi, em thấy tiếng Anh học rất là khó, tốn rất nhiều công sức.
Khó thì dĩ nhiên là tiếng Anh không dễ, nhất là với người lớn tuổi. Nhưng cũng vì các trung tâm nó cũng dọa dồ bạn lên, làm trầm trọng hóa cái phát âm, bắt bạn luyện gãy cả lưỡi để phát âm 1 từ xong bạn nản luôn. Nó ép bạn vào 1 khuôn khổ không cần thiết để tăng tính nghiêm trọng, kéo dài thời gian học còn thu tiền bạn dài dài chứ.
Nếu bạn cảm thấy phát âm khó, bạn đừng học theo dạng nghe bắt chước tây, muôn đời không phát âm như nó được đâu, mà lại học từ nào biết từ đó, muốn tra lại cách phát âm lại cứ phải phụ thuộc vào âm thanh mẫu. Thay vào đó hãy học bảng phiên âm IPA 1 lần cho mãi mãi (chỉ cần bỏ ra vài buổi là được), việc phát âm sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều.
 

C0c0

Xe tải
Biển số
OF-756347
Ngày cấp bằng
4/1/21
Số km
476
Động cơ
52,141 Mã lực
Học tiếng Anh nói riêng & ngoại ngữ nói chung theo em phải nói & viết tiếng Việt chuẩn đã, ko cần phải viết đúng ngữ pháp tiếng Việt, nhưng ít nhất nói & viết ko bị nhầm lẫn giữa l & n, s & x, ch & tr, ng & ngh... Đầy người nói tiếng Anh nhưng vẫn bị sai khi nói những từ có chữ cái đầu là l hay n do ảnh hưởng tiếng Việt bị sai. Tất nhiên nhiều người nói tiếng bồi thì người nước ngoài nghe cũng có thể hiểu được. Thậm chí hài hước là diễn đạt từ “quả trứng” (egg hoặc éc tuỳ theo phát âm của người nói) mà người nói diễn đạt bằng cách phát ra âm thanh cục ta cục tác, 2 tay vỗ phành phạch rồi 1 tay đưa xuống dưới đýt, chúm chím bưng lên 1 cái mà người nói cố diễn đạt để người đối diện - người nước ngoài hiểu đó là quả trứng do con gà mái vừa đẻ ra.

Nói tóm lại học bất kể môn gì thì nền tảng kiến thức cơ bản phải vững đã, ko nên học lan man cái gì cũng biết 1 tí rồi chả môn nào ra hồn. Đừng nghe mấy cái quảng cáo cam đoan học ngoại ngữ trong vòng 2 tuần. Còn lâu! Ai tin mấy thứ quảng cáo ấy thì tốt nhất đừng nên học vì nếu dễ đến vậy thì VN đã thành Singapore, hoặc ít ra là thành Ấn Độ, Phi Líp pin lâu rồi. Kiểu ngày xưa ôn thi đại học cam kết ko trúng đại học trả lại tiền:))
Mấy âm này gần như không phân biệt được khi nghe, còn khi viết gần như không sai chính tả.
 

maximax903

Xe điện
Biển số
OF-719960
Ngày cấp bằng
12/3/20
Số km
3,133
Động cơ
129,226 Mã lực
Đừng hy vọng học theo kiểu trẻ thơ mà được nhé. Tôi chưa thấy người lớn nào xuất phát điểm mất gốc hoặc dốt tiếng Anh mà đòi học theo kiểu "ngấm tự nhiên dần dần" mà thành khá giỏi cả. Toàn phí thời gian. Học kiểu đấy chắc đến năm 80 tuổi thì giỏi.

Phải đặt kế hoạch cụ thể, phân thời gian biểu, học như trâu điên (dĩ nhiên phải đấu tranh với cơn mệt sau giờ làm), mới có thành quả. Giai đoạn đầu có thể theo 3-6 tháng một lớp học, để được giải đáp ngữ pháp. Sau khi ngữ pháp hòm hòm rồi, đọc sách diễn giải có thể hiểu hết rồi thì tăng cường tự học ở nhà, có gì không hiểu đã có sách ngữ pháp, lên youtube, ted, luyện nghe, down các bài đọc về luyện đọc. Cứ cần mẫn kỷ luật, sau 1 năm khá rõ rệt, sau 1 năm nữa là rất ổn. Xác định bỏ ra 1-2 năm.
Những người lười mới có kiểu tư duy học nhẹ nhàng ve vuốt "ngấm tự nhiên" là muôn đời dậm chân tại chỗ. Trẻ con nó là trẻ con, mình là người lớn không học theo kiểu nó được.

Rồi cái phát âm nữa. Người Việt với nhau nhiều khi nghe không rõ còn phải hỏi lại "b bò hay p pở đấy mày?". Nữa là học phát âm với Tây nghe bắt chước nó xong chả có gì trụ vào, đến từ khác không biết phát âm lại cứ tìm nó để hỏi ? Trong khi bảng phiên âm IPA học 1 lần xong là hiểu mãi mãi, từ nào ko biết phát âm thì tra phiên âm xong 3 giây là biết phát âm đúng. Cái trụ vững thì không trụ vào, cứ thích bắt chước tây, rồi 3 tuần sau không nhớ từ đó phát âm thế nào lại cứ phải đi tìm Tây để "mày phát âm lại cho tao nghe lại coi từ đó phát âm thế nào" đến mà phí thời gian.
Em nghĩ người lớn ko biết gì về ngoại ngữ hoặc mất gốc thì mới cho con học kiểu “ngấm tự nhiên” như vậy, vì mình đang ở VN chứ ko phải đang ở nước ngoài. Chưa kể giờ đến hàng tỷ giáo trình, hàng vạn phương pháp mà cái nào cũng hay cũng tốt thành ra học lan man, cái gì cũng biết 1 tí chả đầu chả cuối, ko có căn bản thì thành sai hết. Các phụ huynh hãy nhớ: Biết bò rồi mới biết đi, biết chạy chứ chả đứa trẻ nào bỏ qua được các giai đoạn ấy cả đâu.

Nhiều bà mẹ (trình độ abc dắt dê đi ỉa) ngồi học online với con, nghe thầy giáo nước ngoài hẳn hoi nói từ, ví dụ five (số 5) thì cũng nói lại với con là “phai” mà chả cần biết bật âm tiết cuối là gì. Nếu đọc là “phai” ko ấy, thì trong tiếng Anh có rất nhiều từ na ná như vậy: five, fine, fight...
 
Chỉnh sửa cuối:

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,402
Động cơ
255,630 Mã lực
Em nghĩ người lớn ko biết gì về ngoại ngữ hoặc mất gốc thì mới cho con học kiểu “ngấm tự nhiên” như vậy, vì mình đang ở VN chứ ko phải đang ở nước ngoài. Chưa kể giờ đến hàng tỷ giáo trình, hàng vạn phương pháp mà cái nào cũng hay cũng tốt thành ra học lan man, cái gì cũng biết 1 tí chả đầu chả cuối, ko có căn bản thì thành sai hết. Các phụ huynh hãy nhớ: Biết bò rồi mới biết đi, biết chạy chứ chả đứa trẻ nào bỏ qua được các giai đoạn ấy cả đâu.

Nhiều bà mẹ (trình độ abc dắt dê đi ỉa) ngồi học online với con, nghe thầy giáo nước ngoài hẳn hoi nói từ, ví dụ five (số 5) thì cũng nói lại với con là “phai” mà chả cần biết bật âm tiết cuối là gì. Nếu đọc là “phai” ko ấy, thì trong tiếng Anh có rất nhiều từ na ná như vậy: five, fine, fight...
Cái gọi là "học ngấm tự nhiên" đối với người lớn mà nói, là 1 dạng biện minh cho tính lười, dễ nản, thiếu kiên trì, nên bám vào cái phao cứu sinh gọi là "học cho ngấm tự nhiên", rồi thì là "học không cần nỗ lực" nhan nhản quảng cáo của các trung tâm, đánh trúng tâm lý "không muốn nỗ lực mệt mỏi mà vẫn muốn giỏi tiếng Anh". Nhưng rồi kết quả vẫn dậm chân tại chỗ. Chỉ có túi xiền của các trung tâm quảng cáo là dầy lên :))

Đối với người lớn muốn học tốt tiếng Anh, phải đổ mồ hôi, phải kỷ luật, phải nản phải chán rồi cắn răng vượt qua, mới có thành quả. Mấy chiêu trò đánh trúng tâm lý lười biếng như là dạng "học ngấm tự nhiên, không cần nỗ lực" phải quên ngay khẩn trương. Chính các cụ cũng trải nghiệm rồi đó, 100% các cụ mợ hào hứng học theo dạng "ngấm tự nhiên" đều "mèo lại hoàn mèo" sau một thời gian.

Học với Tây, nó viết từ "Computer" lên bảng rồi nó gọi bạn lên phát âm:
- Com biu tơ....
- Sai rồi, phải là Cờm Piu Tờ.. đọc theo tôi nhé, Cờm Piu Tờ
- Cờm phiu tờ...
- Gần đúng rồi đó, nhưng là Còm Piu Tờ chứ không phải Cờm Phiu Tờ.
- Còm phiu tờ.. à .à .. Cờm Piu tờ..
- Good, bạn phát âm tốt rồi đó.

Hai tuần sau, gặp từ "Computer": Lần trước thằng tây nó phát âm là "Còm Phiu Tờ" hay là "cớm pu tơ" hay là "cờm pheo tơ" ấy nhỉ? quên rồi, ?? Lại đến gặp Tây hỏi lại, tốn thời gian và tốn tiền.

Trong khi bạn học xong bảng phiên âm IPA: /kəmˈpjuː.tə/ và bạn vĩnh viễn phát âm đúng, và thích tra cứu lúc nào sẵn lúc đó, không phải hỏi thằng tây nào làm mẫu cho bạn cả.
 
Chỉnh sửa cuối:

C0c0

Xe tải
Biển số
OF-756347
Ngày cấp bằng
4/1/21
Số km
476
Động cơ
52,141 Mã lực
Khó thì dĩ nhiên là tiếng Anh không dễ, nhất là với người lớn tuổi. Nhưng cũng vì các trung tâm nó cũng dọa dồ bạn lên, làm trầm trọng hóa cái phát âm, bắt bạn luyện gãy cả lưỡi để phát âm 1 từ xong bạn nản luôn. Nó ép bạn vào 1 khuôn khổ không cần thiết để tăng tính nghiêm trọng, kéo dài thời gian học còn thu tiền bạn dài dài chứ.
Nếu bạn cảm thấy phát âm khó, bạn đừng học theo dạng nghe bắt chước tây, muôn đời không phát âm như nó được đâu, mà lại học từ nào biết từ đó, muốn tra lại cách phát âm lại cứ phải phụ thuộc vào âm thanh mẫu. Thay vào đó hãy học bảng phiên âm IPA 1 lần cho mãi mãi (chỉ cần bỏ ra vài buổi là được), việc phát âm sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều.
Em học IPA cũng rất kỹ, luyện phát âm cả năm, nhưng nhiều từ phát âm vẫn sai thôi kệ, em học qua Elsa nên chữ nào phát âm sai là biết. Bây giờ em thấy các phần mềm dịch bây giờ quá tốt rồi, tiếng Anh của mình thua xa google translate.
 

maximax903

Xe điện
Biển số
OF-719960
Ngày cấp bằng
12/3/20
Số km
3,133
Động cơ
129,226 Mã lực
Cái gọi là "học ngấm tự nhiên" đối với người lớn mà nói, là 1 dạng biện minh cho tính lười, dễ nản, thiếu kiên trì, nên bám vào cái phao cứu sinh gọi là "học cho ngấm tự nhiên", rồi thì là "học không cần nỗ lực" nhan nhản quảng cáo của các trung tâm, đánh trúng tâm lý "không muốn nỗ lực mệt mỏi mà vẫn muốn giỏi tiếng Anh". Nhưng rồi kết quả vẫn dậm chân tại chỗ. Chỉ có túi xiền của các trung tâm quảng cáo là dầy lên :))

Đối với người lớn muốn học tốt tiếng Anh, phải đổ mồ hôi, phải kỷ luật, phải nản phải chán rồi cắn răng vượt qua, mới có thành quả. Mấy chiêu trò đánh trúng tâm lý lười biếng như là dạng "học ngấm tự nhiên, không cần nỗ lực" phải quên ngay khẩn trương. Chính các cụ cũng trải nghiệm rồi đó, 100% các cụ mợ hào hứng học theo dạng "ngấm tự nhiên" đều "mèo lại hoàn mèo" sau một thời gian.
Thế nên em mới nói phụ huynh nào ko biết ngoại ngữ hoặc mất gốc, ko có cơ bản về ngoại ngữ mới cho con học phương pháp này. Kiểu con nó xì xồ dăm ba từ tiếng Tây về quê là oai lắm rồi :D
 

maximax903

Xe điện
Biển số
OF-719960
Ngày cấp bằng
12/3/20
Số km
3,133
Động cơ
129,226 Mã lực
Em học IPA cũng rất kỹ, luyện phát âm cả năm, nhưng nhiều từ phát âm vẫn sai thôi kệ, em học qua Elsa nên chữ nào phát âm sai là biết. Bây giờ em thấy các phần mềm dịch bây giờ quá tốt rồi, tiếng Anh của mình thua xa google translate.
Google translate nó chỉ dịch từ 1-1 thôi cụ, nó dịch nguyên nghĩa chứ ko phải dịch theo ngữ cảnh hay từ chuyên ngành như cụ mong muốn đâu. Còn phát âm có thể là chuẩn. Rõ nhất cụ có thể vào fb của người nào đó viết stt bằng tiếng Anh rồi cụ ấn vào dòng dịch thì sẽ thấy rất nhiều từ dịch ra ngô nghê, chả ăn nhập gì với ngữ cảnh của cả stt ấy đâu
 
Chỉnh sửa cuối:

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,402
Động cơ
255,630 Mã lực
Em học IPA cũng rất kỹ, luyện phát âm cả năm, nhưng nhiều từ phát âm vẫn sai thôi kệ, em học qua Elsa nên chữ nào phát âm sai là biết. Bây giờ em thấy các phần mềm dịch bây giờ quá tốt rồi, tiếng Anh của mình thua xa google translate.
Sai là sai dạng gì? Ví dụ: Google Translate bạn phát âm là "Gu gờ Tran s lết" ai bảo bạn phát âm sai, bạn cho cái dép vào mồm :)) Tây nghe hiểu 100%. Nó bảo bạn sai là vì nó muốn câu giờ kéo dài thời gian học để bạn nộp tiền cho nó thôi.

Giáo viên đôi khi làm trầm trọng hóa cái phát âm lên để bạn phải theo học họ dài dài. Bạn nghe tiếng ANh ấn, Anh sing, Anh pháp, ... chưa? Toàn các giáo sư người Ấn, Sing, Pháp dùng tiếng Anh giảng bài đó, nghe quê lắm nhưng học phát âm đúng theo IPA và bọn Anh nghe hiểu hết. Bạn đừng cố phải chuẩn tắc 100% như người bản xứ làm gì vì không bao giờ bạn làm được thế. Giáo viên luôn muốn kéo dài thời gian bạn học với người ta nên cố chê bạn, tỏ ra "nguy hiểm" để bạn phải theo học dài dài.
 

maximax903

Xe điện
Biển số
OF-719960
Ngày cấp bằng
12/3/20
Số km
3,133
Động cơ
129,226 Mã lực
Cái gọi là "học ngấm tự nhiên" đối với người lớn mà nói, là 1 dạng biện minh cho tính lười, dễ nản, thiếu kiên trì, nên bám vào cái phao cứu sinh gọi là "học cho ngấm tự nhiên", rồi thì là "học không cần nỗ lực" nhan nhản quảng cáo của các trung tâm, đánh trúng tâm lý "không muốn nỗ lực mệt mỏi mà vẫn muốn giỏi tiếng Anh". Nhưng rồi kết quả vẫn dậm chân tại chỗ. Chỉ có túi xiền của các trung tâm quảng cáo là dầy lên :))

Đối với người lớn muốn học tốt tiếng Anh, phải đổ mồ hôi, phải kỷ luật, phải nản phải chán rồi cắn răng vượt qua, mới có thành quả. Mấy chiêu trò đánh trúng tâm lý lười biếng như là dạng "học ngấm tự nhiên, không cần nỗ lực" phải quên ngay khẩn trương. Chính các cụ cũng trải nghiệm rồi đó, 100% các cụ mợ hào hứng học theo dạng "ngấm tự nhiên" đều "mèo lại hoàn mèo" sau một thời gian.

Học với Tây, nó viết từ "Computer" lên bảng rồi nó gọi bạn lên phát âm:
- Com biu tơ....
- Sai rồi, phải là Cờm Piu Tờ.. đọc theo tôi nhé, Cờm Piu Tờ
- Cờm phiu tờ...
- Gần đúng rồi đó, nhưng là Còm Piu Tờ chứ không phải Cờm Phiu Tờ.
- Còm phiu tờ.. à .à .. Cờm Piu tờ..
- Good, bạn phát âm tốt rồi đó.

Hai tuần sau, gặp từ "Computer": Lần trước thằng tây nó phát âm là "Còm Phiu Tờ" hay là "cớm pu tơ" hay là "cờm pheo tơ" ấy nhỉ? quên rồi, ?? Lại đến gặp Tây hỏi lại, tốn thời gian và tốn tiền.

Trong khi bạn học xong bảng phiên âm IPA: /kəmˈpjuː.tə/ và bạn vĩnh viễn phát âm đúng, và thích tra cứu lúc nào sẵn lúc đó, không phải hỏi thằng tây nào làm mẫu cho bạn cả.
Cái khó là còn trọng âm rơi vào âm tiết thứ mấy nữa cụ nhỉ? Như từ computer cụ phiên âm thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2. Còn rất nhiều từ viết giống nhau nhưng trong cả 1 câu, nếu từ ấy là danh từ thì phát âm 1 kiểu, nếu là động từ quá khứ hoặc phân từ 2 thì lại phát âm 1 kiểu. Nói chung phải cày như trâu như chó, đổ mồ hôi & cực kỳ tâm huyết mới có hy vọng
 

C0c0

Xe tải
Biển số
OF-756347
Ngày cấp bằng
4/1/21
Số km
476
Động cơ
52,141 Mã lực
Google translate nó chỉ dịch từ 1-1 thôi cụ, nó dịch nguyên nghĩa chứ ko phải dịch theo ngữ cảnh hay từ chuyên ngành như cụ mong muốn đâu. Còn phát âm có thể là chuẩn.
Nó là robot dịch không theo ngữ cảnh được, nhưng bây giờ em thấy nó dịch khá sát nghĩa rồi. Giả sử cho hai người cùng viết về tài chính cho một người ielts 7.0 mà tự viết cũng không bằng em dùng google dịch từ tiếng Việt sang đâu.
 

C0c0

Xe tải
Biển số
OF-756347
Ngày cấp bằng
4/1/21
Số km
476
Động cơ
52,141 Mã lực
Cái khó là còn trọng âm rơi vào âm tiết thứ mấy nữa cụ nhỉ? Như từ computer cụ phiên âm thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2. Còn rất nhiều từ viết giống nhau nhưng trong cả 1 câu, nếu từ ấy là danh từ thì phát âm 1 kiểu, nếu là động từ quá khứ hoặc phân từ 2 thì lại phát âm 1 kiểu. Nói chung phải cày như trâu như chó, đổ mồ hôi & cực kỳ tâm huyết mới có hy vọng
Trọng âm là phần dễ, trong tiếng Anh phát âm nó nói rút gọn, nối âm rất nhiều, rồi còn ngữ điệu trong câu nữa. Nếu chỉ học từ lẻ thì cũng không nghe được, phải nghe cả câu, cả đoạn.
Em học mãi vẫn kém.
 

maximax903

Xe điện
Biển số
OF-719960
Ngày cấp bằng
12/3/20
Số km
3,133
Động cơ
129,226 Mã lực
Em xem cái video này thấy cô giáo người Phi líp pin này có vẻ nói thạo tiếng Anh lắm. Nhưng bạn học viên kia nói sai khiếp thật mà không thấy cô giáo sửa chữa gì cả, người học phát âm thế thì em nói thật là quá tệ, em cứ nói thật là cứ để trẻ con nó nói quen như thế, nó quen đi, muốn sửa lại cho đúng thì khó lắm. Hồi sinh viên em học môn Quản trị chất lượng, nhớ mãi câu "Làm đúng ngay từ đầu" sẽ đỡ được biết bao nhiêu hệ lụy sau này, nên nói thật là F1 nhà em, em chả dám cho học với giáo viên kiểu đó đâu, đời bố nó ngu rồi, phải rút kinh nghiệm cho đời con.

Em cứ nghĩ, có tiền và có thời gian thì thuê hẳn 1 giáo viên người Việt có kinh nghiệm, dạy ngữ pháp, đọc hiểu và viết, còn nghe và nói thì thuê thêm 1 thầy Tây có ăn học đàng hoàng, có phương pháp và chịu khó sửa âm cho trẻ, chứ cái kiểu à uôm, nói sai bét mà giáo viên cứ cười cười gật gật thế này, học viên nào thích thì thích, còn em thấy phí tiền, phí thời gian.

Bỏ thời gian học thì học nghiêm túc, học cái hay, cái tử tế, cũng một công học, học linh tinh thế phí lắm ạ.
Giáo viên Tây rất lịch sự, luôn có câu thường trực “gút chóp” mặc dù học sinh nói sai be bét. Thế mới ái ngại
 

maximax903

Xe điện
Biển số
OF-719960
Ngày cấp bằng
12/3/20
Số km
3,133
Động cơ
129,226 Mã lực
Trọng âm là phần dễ, trong tiếng Anh phát âm nó nói rút gọn, nối âm rất nhiều, rồi còn ngữ điệu trong câu nữa. Nếu chỉ học từ lẻ thì cũng không nghe được, phải nghe cả câu, cả đoạn.
Em học mãi vẫn kém.
Vâng cụ. Nối âm & nuốt âm nữa ah. Xem phim HBO nghe diễn viên nó nói hay thế, nối & nuốt âm như người nước ngoài 😂
 

minh0075

Xe điện
Biển số
OF-69226
Ngày cấp bằng
26/7/10
Số km
4,763
Động cơ
466,496 Mã lực
Có cụ nào có tài khoản TOPICA ko xài đến ko để lại e
 

trungnghia333

Xe đạp
Biển số
OF-712983
Ngày cấp bằng
12/1/20
Số km
45
Động cơ
84,765 Mã lực
Nơi ở
HCMC
Em thì lại có quan điểm khác, học ngoại ngữ mà vất vả, hy sinh nhiều quá, "học như trâu điên" thì thôi, quẳng nó sang 1 bên mà sống cho nó sướng cái thằng người. Cái kiểu này là kiểu học của những năm 80 thế kỷ trước cụ ạ, giờ thì với các công cụ IT hiện đại, nó khác lắm rồi, có người soạn sẵn cho các bước để mình đi từ từ, mỗi ngày một ít, 1 vấn đề hơi dài (không khó lắm) như cách dùng các thì, thể, ... trong tiếng Anh, hay cao hơn chút là cách viết các dạng essays, các dùng từ cho hợp với ngữ cảnh (semantics, morphology), ... thì có các thầy họ bóc tách ra thành rất nhiều bước nhỏ, cứ mỗi bước lại ôn luyện, cho làm vài câu nho nhỏ xen kẽ trong đoạn (có khi chỉ vài phút slide, cho học viên làm vài ba câu knowledge check), cứ như thế, ngày qua ngày, nó ngấm vào và trở thành kỹ năng của học viên lúc nào không biết, kiểu học E - Learning hiện đại bây giờ nó vậy, máy tính nó thay thầy cô nên nó cực kỳ kiên nhẫn và sẵn sàng 24/7, còn kiểu học cày bừa như trước sẽ sớm biến vào dĩ vãng thôi.
Có lẽ lâu rồi cụ chưa cập nhật tình hình dạy và học bây giờ ở các nước khác, nhất là kiểu E - Learning và Blended Learning của một số nước phát triển. Em không nói ở Việt Nam, vì nhận thức của đa số giáo viên và không ít các vị chức sắc bên ngành giáo dục nó cách quá xa so với trình độ hiện tại ở các nước khác. Hạn chế phần lớn là do giáo viên yếu ngoại ngữ, lười học và áp dụng cái mới. Mùa Covid vừa rồi, em có trao đổi với 1 vị đương chức khá là to ở Bộ Dục, chuyên lo về IT cho bộ này, vị ấy tấm tắc khen mấy cái Zoom với Team là em hiểu mức độ cập nhật công nghệ của các vị ấy tới đâu rồi, còn có ông tiến sỹ lên báo khuyên các thầy cô giảng dạy qua Zalo với Facebook nữa. Em quỳ.
Em làm về E - Learning cũng mấy năm nay, còn phải học hỏi nhiều lắm, nhưng làm được vài cái khóa học và lấy giá rẻ, phổ cập môn tiếng Anh cho các bạn học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng muốn học, chỉ tốn 1 ly trà sữa là học 30 ngày, 30 bài học là ok rồi.
Em đồng ý với cụ, sau khi học một thời gian kiểu E - Learning, giờ bảo em quay lại học theo kiểu ngày xưa chắc em lạy cả nón. Cái gì là điểm yếu của cách học truyền thống, như thầy cô phát âm sai, thầy cô lười chấm bài, sửa bài, thầy cô giảng lớt phớt, với cách học E - Learning mà soạn kỹ thì mấy hạn chế này không còn nữa, cảm giác khi học nó khác hẳn. Với lại không sợ lây Covid, không phải chui vào đám đông, em thấy thoải mái hơn nhiều.
Tham gia vào nhóm speaking trên đó nữa, nói chuyện trực tiếp và có thầy cô sửa phát âm là ổn luôn.
 

mazda2AN

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-423706
Ngày cấp bằng
20/5/16
Số km
825
Động cơ
224,260 Mã lực
Cụ có khóa cho f1 lớp 6 không em cho nó thử. Đa tạ cụ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top