Có lẽ trên thế gian này ko có con vật nào đi vào phim ảnh, hội hoạ, văn thơ cho đến khẩu ngữ thường ngày nhiều như con chó. Từ “ Tiếng gọi nơi hoang dã”, “Nanh trắng”, “Sao ko về vàng ơi”, “Lão Hạc” cho đến ngày thường, người ta khen yêu nhau “khôn như chó, thính như chó...” cho đến cả chê nhau cũng mang chó vào; rồi thì con chó đi cả vào ẩm thực phong phú, chui vào nồi rựa mận, nhảy lên mẹt chó chặt thơm lừng. Bi giờ chó còn được nâng lên thành một tình yêu như là một tôn giáo riêng mà ở đó, nó như đấng sáng tạo, một tượng đài vĩnh cửu chứ ko sứt mẻ như con chó đá ngồi canh đầu ngõ xưa. Cho dù xưa nay người ta vẫn yêu chó nhưng chưa quyết liệt và cụ thể đến mức ấy, để đấng sáng tạo suốt ngày nhẹ thì bị chửi, nặng thì làm mồi nhậu; giờ thì sướng rồi nhé! Việc nhà cửa hay người thân có thể quên nhưng đến giờ là phải tắm táp, chải lông cho Đấng sáng tạo, đưa Ngài lên phố đi bộ, nhỡ có ị ra thì cũng là phúc cho người thấy, vớ vẩn sau còn cắm biển lưu di tích.
Nhưng để triệt để hơn, thiết nghĩ tôn giáo chó ko nên gọi là chó nữa, nghe nó tục và bị đánh đồng với cái hội yêu chó cả con; mà nên gọi chó bằng tên “Papa” cho nó khác bọt, nghe lại có tí Tây lông.
Ông nào ăn thịt chó cứ ăn, ông nào yêu Papa cứ yêu, có liên quan gì đâu các cụ nhể?!
Hôm nay rét phết rồi đấy!