Trên góc độ ẩm thực thì khó mà phủ nhận sự hấp dẫn của mộc tồn. Còn trên góc độ nhân văn, con chó là loài vật duy nhất được gọi là "bạn" của con người, sinh sản và được nuôi lớn trong môi trường của con người, ở cùng nhà với con người chứ không phải loài hoang dã. Ăn cũng được, không ăn cũng được, là cái tự do cá nhân tối thiểu của mỗi người. Người vô ưu nhìn mâm thịt chó thèm đến tứa nước miếng. Trong khi đó, cũng có những người ứa nước mắt. Cuộc sống muôn màu. Mộc tồn là món dân gian, nhưng dân gian cũng có câu: miếng ăn là miếng nhục. Các cụ thâm thúy, sâu sắc lắm.
Kim Dung cũng có để cập đến cái góc độ Nhân văn này của cụ rồi.
Đó là đoạn Hư Trúc bị lừa ăn mỳ có nước thịt gà, chén tì tì, lại khen ngon, khi phát hiện ra mới móc họng nhưng đã trôi hết cả vào bụng mất rồi.
Ngoài ra còn đoạn Nhậm Ngã Hành hỏi trụ trì Thiếu lâm: giết bọn gian ác là sát sinh thế dê bò lợn gà thì có tội lỗi gì mà cũng giết chúng.
Cụ đã nêu ra được cái từ Thâm thúy, Sâu sắc trên thì chắc cũng hiểu được ý của cụ Kim Dung rồi chứ.
Nếu nói về Thâm thì người Tàu họ hơn mình nhiều cụ ạ.
Cá nhân em không bình luận gì về chuyện ăn thịt chó nhưng liên quan đến nó thì thấy người Việt Nam mình thời nay nói riêng và con người nói chung là loài sống đạo đức giả, tráo trở và độc ác nhất trong các loài.
Cái gì mà nhân văn, cái gì mà tốt đẹp, toàn mấy lý thuyết đưa ra tự huyễn hoặc, nâng bi với nhau.
Trên ti vi, lúc nào cũng trò chơi, cuộc thi đủ các thể loại, các lĩnh vực.
Người người nhà nhà đoạt giải, được cúp để rồi mà vỗ ngực tự hào dân tộc mình ai cũng giỏi, ai cũng tài hết.
Các cụ còn nhớ các vụ xin like trên FB để các diễn viên show bíp hoặc các danh nhân, lãnh tụ sống lại không.
Em cũng đến lạy cái bọn nghĩ ra cái trò đấy.
Cụ có like cái đấy không ạ.