[Funland] Tất tần tật về Chó nuôi, chó thả rông, chó hoang, chó trên đĩa

kufits

Xe buýt
Biển số
OF-292943
Ngày cấp bằng
18/9/13
Số km
805
Động cơ
318,386 Mã lực
Nơi ở
Số một đường con chim
Cụ sang gặp chủ của con chó trao đổi thẳng hoặc vs tổ trưởng dân phố để giải quyết. Không nên đánh bả, con chó nó có tội tình gì đâu, nó cũng có như cầu giải quyết vệ sinh cá nhân chứ
Thường 99% bọn chủ nó không coi ai ra gì thì mới làm thế, có góp ý bao nhiêu chúng nó cũng ko thay đổi đâu cụ ạ. Chỗ em góp ý chán à ko ăn thua, chả nhẽ lại đánh bả như cụ chủ thớt
 

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
6,340
Động cơ
251,231 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Thời tiết đã sang thu chuyển bị lập đông. Em lượm được bài thuốc từ thịt chó các cụ xem chống rét :))

Theo Đông y, thịt chó (cẩu nhục) vị mặn, chua, tính nóng, không độc; có tác dụng bổ dưỡng, trợ dương, ích khí trừ hàn. Thịt chó có chứa nhiều protid, lipid, Ca, P, Fe. 100g thịt cung cấp 348 calo. Xương chó có canxi dạng phosphat, carbonat. Thịt chó vừa là thực phẩm ngon, vừa là vị thuốc tốt cho người có máu hàn.


Các món thịt chó ăn ngon, bổ.


Một số món ăn, bài thuốc từ thịt chó
Thịt chó hầm sơn dược kỷ tử:
Thịt chó 500g - 1kg (làm sạch, thái lát); sơn dược, kỷ tử, mỗi thứ đều 60g, thêm gia vị trộn đều để 15 phút, thêm nước nấu hầm nhỏ lửa cho chín nhừ. Dùng cho các trường hợp thận dương hư suy (di tinh tảo tiết, đau lưng, mỏi gối lạnh chi thể...), người cao tuổi cơ thể suy nhược.
Cháo thịt chó đậu hạt: Thịt chó 500g (làm sạch thái lát), thêm gạo tẻ, đậu hạt nấu hầm nhừ, thêm gia vị, ăn nhiều bữa trong ngày. Dùng trong các trường hợp tỳ vị hư hàn, đầy trướng bụng, đau bụng.
Cháo thịt chó, thịt chó áp chảo: Thịt chó 500g thái lát nấu với gạo tẻ thành dạng canh, cháo, thêm gia vị hoặc nấu như món ăn thông thường dạng nhựa mận áp chảo với riềng, xả, gia vị. Dùng trong các trường hợp cổ trướng phù nề, sợ lạnh, rét run.

Thịt chó hầm đậu đen: Thịt chó 150g, đậu đen 40g cùng nấu chín nhừ, thêm gia vị thích hợp, cho ăn khi nóng liên tục trong 5 - 10 ngày. Dùng cho trẻ nhỏ đái dầm.
Ngoài thịt chó, các bộ phận khác như xương, mỡ, óc, tinh hoàn của chó đều là những vị thuốc chữa được nhiều bệnh
Xương chó (cẩu cốt): Vị ngọt, tính ấm, có tác dụng mạnh gân cốt, hoạt huyết, sinh cơ, chống loét.
- Xương mình và xương chân chó (chó vàng là tốt nhất) ninh đến khi thành khối màu trắng, dễ vỡ, tán mịn, rắc lên vết bỏng chảy nước, đã rửa sạch và lau khô; đặt bông gạc và băng lại. Ngày làm 1 - 2 lần. Trường hợp mới bị bỏng, dùng bột xương trộn với dầu lạc trong cối sạch, liều lượng bằng nhau, bôi lên chỗ bỏng.
- Cao ngũ cốt: Xương chó kết hợp với xương bò, lợn, gà, khỉ, trăn nấu thành cao. Làm thuốc bồi dưỡng và phục hồi sức khoẻ.
Dương vật và tinh hoàn của chó: Vị mặn, tính nóng; có tác dụng ích tinh, tráng dương, tăng cường sinh dục. Chữa thiểu năng sinh dục, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối. Ngày dùng 4 - 12g, dạng bột, viên hay ngâm rượu. Dùng riêng hay kết hợp với kỷ tử, nhục quế và toả dương.
Sỏi dạ dày chó (cẩu bảo): Vị ngọt mặn, tính bình; có tác dụng giải độc, khai uất, cầm nôn. Ngày dùng 0,2 - 2g, tán bột mịn uống hay kết hợp với các thuốc khác.
Óc chó: Vị ngọt, tính bình; có tác dụng bổ dưỡng, an thần. Chữa thần kinh suy nhược, hay quên, mất ngủ.
Mỡ chó: Vị ngọt, tính mát, trơn nhày; có tác dụng làm se, chống loét. Lá sung tật khô, sao vàng tán mịn, trộn với mỡ chó. Bôi hàng ngày chữa bỏng.
Kiêng kỵ: Không dùng cho người sau các bệnh nhiễm khuẩn sốt nóng, viêm tấy, các trường hợp âm hư hỏa vượng.
Nguồn; suckhoedoisong.vn
 

Thắng Formosa

Xe tăng
Biển số
OF-693751
Ngày cấp bằng
6/8/19
Số km
1,833
Động cơ
-82,785 Mã lực
Nơi ở
Hà Tĩnh
Chời ơi, trưa rồi còn đọc bài này bụng nó biểu tình quá cụ ơi.
 

Mỳ 2 tôm

Xe điện
Biển số
OF-803903
Ngày cấp bằng
11/2/22
Số km
4,022
Động cơ
-100,159 Mã lực
Em giờ bỏ hẳn chó, mèo, lòng lợn, hải sản...
mặc dù chưa bị gì nhưng nghèo không tiền nên phải phòng bịnh
 

harrynh

Xe container
Biển số
OF-29134
Ngày cấp bằng
14/2/09
Số km
6,060
Động cơ
447,821 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đề nghị cụ đăng bài về thuốc bổ vào lúc khác nhé, gần giờ ăn trưa thế này làm nảy sinh nhiều tâm tư về sức khỏe lắm.
Đồng thời thêm nhiều ảnh minh họa cho sinh động
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,922
Động cơ
1,632,757 Mã lực
Bổ này chắc bổ ngửa =))
 

linh.7

Xe buýt
Biển số
OF-812174
Ngày cấp bằng
9/5/22
Số km
783
Động cơ
8,075 Mã lực
Ông nội tên Bắc. Ngay thẳng và chính trực theo mọi nhẽ, đấy chắc chắn là ấn tượng đầu tiên của mọi người về ông. Và “mọi người”, đúng nghĩa là bất kì ai. Ông có biệt tài kết bạn, biệt tài đến độ, ông bô tôi, người nổi tiếng tự hào có bạn từ Bắc vào Nam, cũng phải tự thẹn, kêu rằng “Ông Bắc… Chỉ cần người ta gặp một lần, là ông sẵn sàng trải cả tấm lòng ra mà đón tiếp”.
Mà thật, ông là người khiếu bạn, yêu bạn đến nỗi, ai ai ông cũng muốn giúp đỡ. Đến cả bác xe ôm đầu ngõ, rồi bác bán tạp hoá, cô y sĩ đầu đình, ai ai chỉ cần nghe đến tên ông Bắc là vui vẻ tiếp đón, tâm sự trời bể. Độ ông đi viện, ngày nào qua mua cái bút quyển vở, bác bán văn phòng phẩm, chẳng hiểu thân thiết thế nào, cứ hỏi thăm mãi. Rồi ngày ông mất, cũng bao người lạ tự dưng không đâu mà tới khóc thương. Ông tôi, có lẽ, gần nhất để mà so sánh, chỉ có Ed Bloom trong “Big Fish” của Tim Burton: Bước ra từ chiến tranh, thiện chí và thiện tâm, gặp ai cũng chỉ thấy điều tốt nơi họ, và tốt bạn hơn tất thảy.
Và những câu chuyện của ông, thì có 3 Ed Bloom chắc cũng chẳng sánh kịp. Đã là giảng viên sử, lại còn dạy Sĩ Quan Lục Quân. Ông đi hết từ miền cao tới đồng bằng, bao chuyện ma cỏ kì bí lẫn đời thực bi ai, tự cổ chí kim ông đều vanh vách thuộc. Ông kể chuyện chiến sự, rồi chuyện săn sâm cầm, bẫy kì đà hồi di tản. Cứ kể mỗi chuyện đấy hồi bữa tối, là ông bô tôi lại gãi đầu gãi tai, dù xung khắc với ông nội lắm, cũng phải thừa nhận: Giờ người có to khoẻ thế này, cũng là do hồi đó được ông nội tẩm bổ đấy toàn những kì hoa dị thảo của núi rừng phương bắc.
Ông lại còn đẹp trai nhé! Đẹp trai đúng kiểu tri thức thời kháng chiến: Khuôn mặt vuông vức, đôi mắt trìu mến hiền nhưng đầy quyết tâm cùng mái tóc rẽ 1:9 điển hình. Hồi nhỏ, cứ nhìn ảnh đen trắng ông chụp trong chiếc áo lính mà ước, không biết bao giờ mới được đẹp trai như ông. Đáng buồn thay, câu trả lời là không bao giờ.
Thế mà, nhân bất thập toàn. Người ngay thẳng cỡ ông, ngay thẳng tới độ thấy người đi xe máy lấn sang làn xe đạp cũng phải phóng lên nhắc, mà cũng có tật xấu. Mà chính xác là hai tật xấu. Và hai tật xấu đó, lại trực tiếp liên quan đến tôi.
Đó là thói mê ăn vặt và chiều cháu quá.
Hầu hết tuổi thơ, chắc phải đến lớp ba, sự hiện diện của bố mẹ trong cuộc đời trẻ con của tôi là không nhiều. Đưa đón, rồi đi chơi đâu cũng là ông. Và thế là, chẳng biết từ bao giờ, tôi bị lôi làm kẻ “tòng phạm” với ông, trong những “phi vụ” tìm đồ ăn vặt.
Chà… Kể thì lại sôi cái bụng, nhưng không kể không được. Mà, biết bắt đầu từ đâu đây nhỉ.
Từ cái bánh chuối bánh ngô cạnh trường cấp một. Cái ngách đấy, đi qua một con ngạch thối oăm, dẫn thẳng ra sông Tô Lịch, thế mà cũng có hàng bánh ngô ngon đáo để. Thế là, ông cứ viện hết lý do này đến lý do kia, mỗi buổi tan trường lại rủ cháu raăn . “Được 10 điểm hả, giỏi quá, đi ăn bánh chuối thôi!” “Được 7 điểm à, không sao, lần sau sẽ khá hơn, đi ăn bánh chuối nào!”. Về sau, hàng đó đóng cửa vì người ta phải lấp con ngạch, thế là hai ông cháu mới chuyển qua một hàng nho nhỏ giữa đường về nhà. Cái cô bán hàng, dù ông tôi đã mất được già bảy năm, tới tận bây giờ vẫn còn nhớ “Thực đơn” của hai ông cháu: Hai bánh chuối cho mỗi người, và bánh ngô thì cắt nửa.
Hay là trứng vịt lộn. Ông là người “khai sáng” cho tôi về cái món khoái khẩu này. Mà, hồi đó, ích kỷ quá, cứ toàn đòi ông gỡ phần trắng trắng ra, để mình ăn được phần vàng vàng sần sật, cả một miếng “dây” trắng trắng ngon nhất, giòn nhất, lúc nào ông cũng san cho tôi. Về sau, bà biết mới quở, bảo ông cũng khoái phần vàng chả kém gì mày!
Nhớ đâu, độ về quê bà nội, ông chán quá bỏ ra ngoài xã chơi, chẳng hiểu sao lúc về nhà hí ha hí hửng, khoe chái chỗ trứng vịt lộn “tự nhiên”, mỗi quả nhỏ hơn nắm tay trẻ con. Thế là bữa đó, ông cháu ngồi nhàn nhã ngắm ruộng vườn, rồi cùng nhau ăn hết 14 quả trứng.
Rồi cả bánh gio. Cô hàng bánh gio, thỉnh thoảng lại đi qua ngõ, cứ cố đứng lại thật lâu rồi rao thật to, kể cả giữa trưa, vì cô biết, từ trong ngõ sẽ có hai ông cháu nhà này lật bật chay ra, ăn lúc nào cũng không dưới ba suất.
Lại còn cái trò ướp đường cho dứa. Dứa đã ngọt, lại còn ướp đường, để qua đêm, tự nhiên có xâm xấp nước đường trong bát. Ông bô nhìn thấy thì lườm nguýt, bà nội thì lắc đầu chậc chậc. Hai ông cháu khoái nhất món đó mùa hè. Cứ cắt thành từng miếng, để cả vào một bát ô tô mà rải đường rồi hồi hộp chờ. Hôm hạ chí, hai ông cháu xơi trọn 3 quả dứa “liên tùng tục”, rồi cứ thè lưỡi ra trêu bà.
Và, không kể bánh rán, thì không phải cháu ông nữa. Bánh rán ông mua, hồi đấy còn “thực chất”, mỗi viên bánh xíu xiu bé, vằn vặn đúng một chụm ngón cái ngón trỏ. Bánh bây giờ, bên trong rộng không, may lắm thì được chỏng chơ một viên đậu xanh cứng quèo. Hồi đó, đậu xanh trong bánh cứ ăm ắp tròn đầy, mềm cả ra, bên ngoài ngọt thỉu óng nâu lớp mật mía, và bên trong thì bùi ơi là bùi đi. Cả bánh “chay”, loại chỉ có rắc vừng lên trên. Cả bánh đường, thay vì phủ mật mía thì phủ một lớp đường trắng bột… Loại nào cũng ngon, loại nào cũng thú. Mà giờ có tìm được đâu. Kể cả từ hồi đấy, nài ông bô mãi, nhọc công tìm kiếm mà cũng không ra. Loại bánh rán thần kì đó, ông nội mua ở đâu vẫn là một bí ẩn đáng tiếc…
Và còn thịt xiên đầu ngõ, lúc nào ông cũng nháy mắt, “Đừng kể với bà”. Còn bóng heo, ông bô cứ chê bẩn, thế mà hai ông cháu vẫn giấm giúi chấm mắm ăn. Còn cốm làng vòng, cứ đi họp khoa là “tiện tay” mua về.

_________________________________________________________________________________
Nhưng, tuyệt hơn tất thảy, vẫn là thứ quà (Thịt chó) một ngày đầu thu.
Đấy là một hôm đầu thu. Ông chầm chậm đi từ đầu ngõ vào, tay cầm nặng trĩu hồng hồng một túi nilon. Cái túi hồng hồng đó cứ như con búp bê Matryoshka: Trong bịch to lại có những bịch con, mà trong những bịch con, thi thoảng lại có bịch nước chấm, sóng sánh vàng hay đằng đặc tím. Những bịch nước chấm đó lại được buộc chun bằng một phương pháp kì diệu, đến Houdini cũng không mở được. Ông bảo: “Đây là một món rất đặc biệt”.
Hỏi kì nào ông cũng không nói, chỉ chặc lưỡi, “phải ăn thử mới biết”. Thế là, cái tò mò của thằng nhóc chín tuổi đã khiến nó lần mò từng lớp túi, soạn ra từng loại đĩa riêng biệt: Một đĩa đen đen những khúc nhìn như xúc xích nguội, một đĩa, nhìn tưởng thịt lợn, nhưng phần bì lại đỏ đồng lên, mỡ lại săn hơn hẳn. Một đĩa, chắc chắn là chả, nhưng lại bóng nhẫy cả lên, mà mùi thơm, dù nguội, vẫn nhẹ nhàng thanh cao toả. Và đĩa muối chanh này. Và đĩa mắm tôm, cái đó đã biết. Cuối cùng, là một đĩa đủ các loại rau sống, “hầm bà làng” cả lên.
Vậy chứ, đó là món gì? Tôi vừa nhón một miếng thịt (tưởng rằng) luộc, định cho vào miệng, thì ông đã đứng bên, xua tay: “Ăn thế là không đúng!”. Rồi ông ôn tồn giải thích, với giọng một giảng viên sử gần nửa thế kỉ: “Đây là thịt hấp. Ăn là mình phải ăn với lá me này”. Nói đoạn, ông đặt miếng thịt lên chiếc lá to, một mặt đỏ và gai hơn mặt còn lại.

“Nhớ là phải cuốn mặt đỏ vào trong, không ăn dễ rát lưỡi. Rồi phải thêm một lát gừng, một nhánh xả, ăn được húng chó không con?” Nói đến nguyên liệu nào, ông lại luôn tay bẻ bẻ gắp gắp đúng nguyên liệu đó, rồi, chẳng đợi tôi trả lời, đã bấu hai lá húng chó bỏ lên. Đoạn, ông cuộn tất cả các nguyên liệu vào, như một điếu xì gà khổng lồ ngon lành và tươi ngon, chuyền cho tôi.
Với một thằng nhóc cảnh ăn như quỷ, chả ăn được rau hành, lần này lại là cả một tổ hợp toàn những thứ kì dị, đúng là bất quá cũng có chút hồi hộp. Vừa cầm vào miếng “gỏi”, ông đã bảo ngay: “Cái món này, là mình phải chấm với muối chanh”. Thế là, hồi hộp và háo hức, tôi chấm.
Ấy vậy mà, chúng nó “quện”. Chẳng từ nào hợp hơn, dân dã hơn và biểu vị hơn từ “quện”. Đầu tiên là miếng lá mơ thơm nhẹ, mùi như bạc hà nhưng dịu hơn vài phần, làm nên cho chút cay cay của gừng, đắng ngọt của xả, hăng hăng húng chó, và cuối cùng….
Là miếng thịt. Trời ơi, miếng thịt nó chẳng mềm như thịt lợn, nhưng cũng chẳng dai ngoách như thịt bò. Nó vừa đúng độ, vừa sần sật ngon, vừa ngầy ngậy béo. Mà, cái béo nó lại rất vừa vặn, chẳng đi đâu mà quá đà, bởi những thứ rau, những thứ lá đã tự nhau tương hỗ, mà bổ mà trợ, vừa đủ năm thứ vị, ngọt, bùi, đắng, mặn, chua. Thử hỏi, trên khắp Trái Đất này, còn món ăn nào, đặc sản quốc gia nào, ăn một miếng thôi mà đã dậy được cả bao mùi vị như vậy không?
Xin thưa là có. Món đó, tưởng xa cuối chân trời, hoá ra lại gần ngay trước mắt. Có lẽ, độ thanh tao thì kém vài phần, nhưng hương vị thì lại tăng tột bậc, lại chả cần cầu kì tốn công: Đấy chính là món “xúc xích” ngay bên cạnh kia.
“Ồ, món này, minh phải chấm với mắm tôm”. Ông nội, vui sướng ngồi nhìn tôi khoái chá ăn, bật dậy cầm một túi nilon buộc chặt, bên trong là sền sệt hoa sim màu mắm tôm. Ông lại bảo “Dùng chanh với cái mắm này là cực ẩu. Chanh chua quá con ạ, quất mới vừa đủ ngọt”. Nước quất trộn với mắm tôm, lấy đầu đũa đánh tơi cả lên. “Cứ nhìn tới lúc nào nó sủi bọt là vừa nhé”. Rồi đặt bát mắm tôm con con bên cạnh, lại vui thú nhìn tôi gắp một miếng “xúc xích”.
Xúc xích cái nỗi gì! Cái này nào phải xúc xích! Đúng ra, xúc xích nào bì được thứ này chứ! Cái phần bì chẳng dai dai lấn cấn như xúc xích: Nó khô queo, ròn rụm, cắn một miếng mà nghe tưởng tiếng người mĩ nhân, chẳng may nhón chân đạp phải chiếc lá bàng rơi cuối thu giữa con phố vắng. Khô như thế, mà phần nhân thì lại ô thôi là bùi, là béo. Một phần thịt thôi, mà bao nhiêu bí mật, bao nhiêu mùi vị cứ thế mà từng đợt ào ạt tạt vào khoang iệng, như sóng thuỷ triều, mỗi cơn một khác.
Nào là vị cứng của lạc, vị thơm thảo của các loại lá “kì bí”, vị bùi béo của từng miếng thịt, lại đâu đó trong miếng cắn, có miếng mỡ chưa tan hết, cứ rỉ ra từng kẽ răng, lại cứ chẳng ngào lên nhỉ. Nó nhuyễn, nó quện, lại thêm chút vị mắm tôm trộn quất, cứ xộc cả lên, ấy thế mà gây nghiện chết người! Ăn nghe tiếng sậm sựt, lại giòn giòn, nghe cũng vui tai phải biết! Vài miếng cắn mà như bao kho tàng được khai phá, mùi vị cũng cứ thế mà trào dâng, vị giác, thính giác, khứu giác, đâu đâu cũng được thoả mãn.
Ăn xong vài miếng, ông mới từ tốn hỏi:
- Ngon không con?
- Nh..nhon ạ - Tôi nói, không thành chữ, vì vẫn đang chăm chú gắp thêm từng chút này, chút kia trong đĩa.
- Thịt chó đấy!
- DẠ?!
Giật mình không? Có chứ, chó thì ai mà chẳng yêu. Ấy thế mà, lúc ăn vào rồi, thì thịt chó, chứ có là thịt ngựa Thánh Gióng, cũng cứ là xơi đã. Đấy, đấy là cách nghĩ của một thằng bé chín tuổi. Giờ, là một thằng nhỡ hăm mấy xuân xanh, nó nghĩ gì?
Nghĩ cái “đếch”. Ngon thế, ăn mà không tập trung, nghĩ với chả ngợi, giảm mất cái ngon cũng là đắc tội với chó!
Giờ cùng quay trở về với thằng nhóc chín tuổi. Ông nội, biết tôi chả vì thế mà ngừng, thì cũng cười mà giơ ngón cái, rồi vui vẻ lên xem phim cùng bà nội.
Thế là, còn mỗi đĩa chả. Chả chó.
. Thịt hấp dùng tay mà cuốn, rồi chấm cũng dùng tay, thì đánh vào xúc giác. Dồi chó, như đã kể, không thanh tao bằng nhưng mùi lẫn hương đều có phần nổi trội hơn, ăn lại sậm sựt vui tai, là vừa đánh vào khứu giác, vị giác và thính giác. Nếu mà như vậy, thì hẳn chả chó phải là thị giác.
Chả chó như là một phần cân bằng, một “điểm giữa” của dồi và thịt hấp. Béo vừa đủ, lại vàng tươi chứ không đen sạm như chả lợn, mỗi miếng chả chó lại được “ướp” một lớp mỡ mỏng tang, chẳng thấy ngấy mà chỉ thêm đẹp. Dường như, các vị thần đã quyết định sẽ sơn cánh gián, rồi thếp vàng một món ăn, chỉ để tạo ra món chả chó. Ăn cùng một miếng bún, mà thịt cùng bún cứ sánh đôi, bùi bùi thơm thơm, vừa mộc mạc vừa lãng mạn….

Và từ ngày hôm đó, tôi đã ăn được hai thứ: Một là xả, hai là thịt chó.
Giờ đây, cứ bữa nào ăn thịt chó, cũng tự nhiên vô thức nghiêm nghị mà quốn một miếng chó hấp trong lá me. Rồi ngày thu đó lại hiện về, với người ông nội cưng cháu quá, quà gì cũng muốn cháu thử. Cứ ăn miếng thịt chó, là lòng lại thấy bồi hồi nhớ ông nội….
Ông ơi…
__________________________________________
Vũ Bằng đã viết, “Ờ mà nếu ca tụng thịt cầy mà mang tiếng là thiếu văn minh thì mình cũng đành chịu cái tiếng thiếu văn minh vậy”, đúng là thứ văn chương nhã nhặn đầy thứ tha của người dạn đời.
Tôi thì không dạn đời bằng, nên chỉ dám nói, “Nếu thích ăn thịt chó là thiếu văn minh, thì hãy gọi tôi là người tiền sử đầu tiên biết chơi Phây Búc”.
 

minhmo

Xe cút kít
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
19,688
Động cơ
3,565,597 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Em vào đọc các ý kiến nhận xét về thịt chó rồi quyết định có ăn tiếp hay không. Bởi lẽ rất đơn giản em bị gout cmnr. :D
 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
13,018
Động cơ
1,336,250 Mã lực
Không lẽ vang, đang đói mờ mắt, chờ grap ship đồ ăn tới mà cụ lại trưng món mộc tồn ra thế này. Nay phải canh miếu cho bọn trẻ đi diễn văn nghệ,
 

ah99x6

Xe điện
Biển số
OF-354153
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
3,725
Động cơ
-203,439 Mã lực
E thèm mà o dám ăn. Ăn lại sợ thành đàn ông tốt thì toi. Đau chân lắm rồi :D
 

lonton0102

Xe tải
Biển số
OF-129652
Ngày cấp bằng
6/2/12
Số km
355
Động cơ
376,013 Mã lực
Em cũng khoái món này, cũng có tụi bạn cùng sở thích thi thoảng 2-3 tuần rủ nhau tụ tập đoạn chỗ Trần Bình.
 

hxduong

Xe lăn
Biển số
OF-425553
Ngày cấp bằng
28/5/16
Số km
14,359
Động cơ
323,893 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bên trên vẫn bàn chuyện cấm TC, cơ mà dạo qua 1 vài 4r thì biết chắc là ý định cấm là không khả thi :D
 

hm.tuan

Xe điện
Biển số
OF-65092
Ngày cấp bằng
27/5/10
Số km
3,265
Động cơ
1,057,572 Mã lực
Nơi ở
Xó bếp
Toàn bài thuốc ko nói áp dụng trong điều kiện dư lào thì có bổ vào quan tài!
Giờ ăn uống bừa phứa, mà còn chén 1 trong những bài thuốc này 1 tháng liền thì đi bằng... xe lăn!
 

AMATAX

Xe điện
Biển số
OF-303978
Ngày cấp bằng
5/1/14
Số km
2,454
Động cơ
363,334 Mã lực
Nơi ở
Bổ quá mức cần thiết nên ăn vừa phải đúng liều lượng mới tốt.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top