1. Trách nhiệm dân sự là nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường bằng tiền của người được bảo hiểm (ở đây là chủ xe, là bên mua BH được ghi trong giấy yêu cầu BH, trong hợp đồng BH và trên giấy chứng nhận BH) cho người thứ 3 theo quy định của PL. do đó, thực chất là trả tiền BH cho người gây ra tai nạn, nhưng điều này gián tiếp giúp người bị thiệt hại có tiền bồi thường từ người gây tai nạn.
2) Nguyên tắc bồi thường được áp dụng cho BH tài sản và BH TNDS: khi rủi ro xảy ra thuộc phạm vi BH, DNBH chi trả số tiền bồi thường nhỏ hơn hoặc bằng (=<) giá trị thiệt hại thực tế.
3) Luật có quy định (Điều 8, TT 126/2008) "Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại" và "Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định"
4) Mức giới hạn trách nhiệm như sau:
+) Đối với xe máy: 70tr/người/vụ (thiệt hại về người). 40tr/vụ (thiệt hại về tài sản).
+) Đối với oto: 70tr/người/vụ (với người). 70tr/vụ (với tài sản).
5) Điều 1, TT 151/2012 (điểm 7) chỉ quy định "Đối với vụ tai nạn được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của người bị thiệt hại thì mức bồi thường thiệt hại về người bằng 50% mức bồi thường theo quy định". Do đó, trường hợp này là lỗi hỗn hợp, ko phải lỗi 100% do người bị thiệt hại -----------> DNBH phải chi trả mức tối đa là 70tr, nhưng với điều kiện là toàn bộ khoản tiền này phải đưa cho gia đình nạn nhân. chứ ko phải cty mợ đc nhận 70tr rồi bồi thường cho người bị hại có 35tr, và giữ lại cho mình 35tr.
6) Điều 3, TT 126/2008 cũng nói rõ “Chủ xe cơ giới” (tổ chức, cá nhân) là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp, điều khiển xe cơ giới". do đó, trường hợp này, lái xe cũng được coi là chủ xe, vì được chủ xe giao quyền sd hợp pháp.
KL: DNBH xử lý như vậy là sai rồi.