hy hy. nhiều chữ ai vay. các cụ ngày xưa lói hay phết
Quá nguy hiểm, hành động này cổ vũ cho tính ích kỷ cá nhân, hủy bỏ tập thể, mở rộng ra sẽ hủy bỏ sự kiện truyền thống dân tộc. Gia tăng tính khôn lỏi, tha hoá tinh thần xây dựng cộng đồng, cổ vũ tự kỷ cá nhân. Cố tình không phân biệt đúng sai, tích cực và tiêu cực. Đây là đóng góp ý kiến mang tính xây dựng sao ? Đây là điển hình cho những ý kiến mang tính chất phá hoại thì có.
Thôi, tôi xin phép, không tranh luận với cụ nữa.
Khiếp quá, nửa đêm rồi còn cố viết ra một mớ làm gì thế? Mẹ hs kia có face kìa liên lạc đến chữa lành động viên cháu nó đi. Đến mẹ nó dứt ruột đẻ ra còn chả quan tậm mịa gì đến cảm xúc con nó mà lắm ông bà nhảy vào thương cảm này nọ.
Cũng không hẳn thế, thôi thì trong lúc đợi bị họp đầu tuần, Thỏ biên vài nhời.
Đọc đi đọc lại những comment dạng này trong thớt, Thỏ vẫn thấy đáng thương hơn là đáng chê trách (dù Thỏ biết có thể có sự giận dữ nếu nghe rằng đó là comment đáng thương). Thỏ cho rằng có biểu hiện của hội chứng "phức cảm tự ti" (Superiority Complex) phảng phất trong những comment này. Trong hiểu biết hạn hẹp về Tâm lý học (qua môn Tâm lý học tại Đại học và đọc sách), Thỏ giải thích một phần nguyên nhân gây ra những comment " trái chiều" mà ai đọc cũng phần lớn đều thấy chưa ổn dù rất tôn trọng chính kiến đối lập.
“Superiority complex” – được dịch ra là “Phức cảm thượng đẳng”, hay "Phức cảm tự ti"/“Mặc cảm tự ti”, là khái niệm trong lý thuyết tâm lý học cá nhân của Alfred Adler, được hiểu là “ý nghĩ phóng đại của một người về khả năng và thành tích cá nhân xuất phát từ cảm giác tự ti quá lớn”. Nôm na, đây là cảm giác "Tôi tốt hơn mọi người".
Theo Thuyết Tâm lý cá nhân của chuyên gia tâm thần học Alfred Adler, từ lúc sinh ra, con người đã có cảm giác chủ quan rằng mình thua kém người khác. Những cảm giác hụt hẫng và không an toàn, xuất phát từ sự yếu kém về thể chất hoặc từ vấn đề tâm lý có thể dẫn đến loạt hành vi thúc đẩy cá nhân phấn đấu thành công hoặc vượt trội. Adler gọi tên cảm giác ấy là phức cảm tự ti (Inferiority complex).
Mặc cảm tự ti có thể đến từ những khiếm khuyết cơ thể hoặc bị bệnh nặng của một người từ ấu thơ; cảm giác tự ti còn có thể đến từ việc trẻ bị bỏ rơi, hoặc bị lạm dụng.
Gọi hội chứng đó là "complex" - phức cảm, là bởi tính hai mặt của nó, một người có phức cảm thượng đẳng, trớ trêu thay, lại luôn cảm thấy tự ti về bản thân. Cảm giác tự ti ấy nằm sâu trong tâm trí người đó, dễ dàng được bao bọc bởi sự thượng đẳng, bởi suy nghĩ rằng họ tốt hơn những người khác.
Phức cảm thượng đẳng biểu hiện dưới các triệu chứng:
1. Viện cớ: Người đó đổ lỗi lên người khác hoặc những tác nhân từ bên ngoài cho khuyết điểm của họ và luôn xoay quanh những lý do bao biện cho thất bại của họ.
2. Hung hăng: Những người bị hội chứng này này có một nhu cầu được nhìn nhận như cách họ nhìn nhận bản thân, thế nên điều này thường được thể hiện bằng một thái độ hung hăng, đôi khi thô lỗ.
3. Tự tách biệt: Tự tách biệt ở đây không phải là tách biệt với mọi người mà chính là vấn đề với cái tôi và lòng tự trọng của người đó, sự tự ti ẩn sâu bên trong.
4. Lo âu: Những người này thường lo âu và họ luôn phải đấu tranh giữa bản sắc cá nhân của họ và hình ảnh họ tự đặt ra.
5. Khẳng định mình đúng một cách độc đoán: "Tôi luôn đúng và bạn sai". Họ không đồng tình với quan điểm của ai và sẽ thường không tôn trọng đối phương nếu người đó không đồng tình với họ.
6. Tự hợp lý hóa: Họ luôn tự hợp lý hóa hành động của mình. Khi đối mặt với thất bại, họ tự thuyết phục bản thân rằng mục tiêu của họ cũng chẳng quan trọng, hoặc họ tự thuyết phục bản thân mình rằng kết quả ấy cũng có cái hay.
(Tham khảo từ spiderum.com, apa.org…)
Kết luận:
Thỏ tin đây là biểu hiệu của 1 dạng "phức cảm tự ti".
Một số người có khiếm khuyết về cái gì đó nhưng đã vượt lên khó khăn để thành công trong 1 lĩnh vực nào đó là rất đáng khen ngợi. Nhưng việc khen ngợi (quá đà) cũng gây ra những vấn đề về tâm lý mà đôi khi khổ chủ lại có xu hướng yêu cầu tất cả phải thừa nhận, vinh danh mình theo kiểu: Ô hay, tôi như nài như nà này, tôi vượt qua được và thành công này.