Em không rõ tiêu chuẩn của cụ như thế nào mới là người ăn uống có văn hóa?
Đối với em chỉ chú trọng bảo ban con cái mấy vấn đề cơ bản như: ngồi vào mâm phải biết mời; người lớn chưa đụng đũa thì người nhỏ hơn chưa được ăn; để ý đồ ăn không được ăn quá khẩu phần của mình mà phải dành cho người khác nữa; ăn uống phải sạch sẽ không được rơi vãi thức ăn ra bàn ăn... Còn ăn nhồm nhoàm , phát ra tiếng động hay vừa ăn vừa nói thì em cũng phiên phiến không để ý, miễn chúng nó ăn thấy ngon miệng là được. Sau này ra đời tự khắc chúng nó biết cái gì cần học thì học , cần sửa thì sửa.
Vợ em có cái tật là ngồi ăn cứ phải cho chân lên ghế, kiểu 1 chân gếch lên ấy. Thị bảo ngồi thế nó mới thoải mái. Nhưng chỉ ăn uống trong nhà thôi, đi ra ngoài hay nhà có khách cần phải lịch sự là thị lại ngồi đâu ra đấy
)). Em còn nhớ lần đầu tiên dẫn vợ về ra mắt các cụ ở quê. Thị ngồi xuống chiếu, chân xếp bằng như đàn ông, 1 tay cầm đùi gà gặm, 1 tay cầm cốc bia vừa nhồm nhoàm vừa nói vừa zô. Các cụ nhìn khiếp vía
) nhưng sau vài lần lại khoái. Vì vợ em nó không câu nệ, sống thật lại hòa đồng, chu toàn mọi việc. Về quê săm sắn việc này việc kia trong họ, bếp núc cỗ bàn đâu ra đấy, lại nhanh mồm nhanh miệng hay chúc bia rượu các cụ rất khoái
Còn quan điểm của em về ăn uống là phải sướng cái mồm đã, tất nhiên là không quá phản cảm. Ví dụ như ăn gà là cứ chặt miếng to, cả nhà dùng tay bốc ăn nhồm nhoàm cho sướng mồm. Chứ cứ rón rén ăn thì mệt lắm, mất ngon
)