Mục tiêu của NN hạn chế phát triền DNNN, và cái gì tư nhân làm đc thì để tư nhân làm, và trường học cũng thế, hiện tại thì tỷ lệ 40-60, 30-70, công và tư. Vậy cứ xây trường + biên chế GV thì NN cứ làm tất mãi à, làm thế thì GD tư sao phát triển đc. Vậy nên, tỷ lệ tuyển vào 10 tại các tỉnh thành chỉ đáp ứng 60-70% công lập còn lại là các loại hình GD khác.
Khi Kinh tế khá lên, các hệ thống trường công chỉ tăng học phí lên, chưa cần tiệm cận trường tư, thì người dân lại chọn tư. Và lúc đó 1 đống trường học đc đầu tư ko có học sinh thành lãng phí à, 1 đống GV ra đứng đường à
Em dự là con cụ chưa thi hoặc học rất giỏi, chứ ở nhóm lôm nhôm thì sẽ thực tế hơn.
Định hướng thì đúng là như thế.
Còn thực tế thì khác, em không nói toàn Hà Nội, vì cơ bản nhiều trường em không biết nó ở chỗ nào.
Như ở khu vực em ở, là khu vực 2, từ hồi em học (tầm 30 năm trước) đến giờ, có thêm được 2 trường dân lập là Tạ Quang Bửu, Phan Huy Chú, còn các trường công thì vẫn như thế, trong khi chung cư thì lên không biết bao nhiêu cái, dẫn tới thiếu trường.
Và tăng dân cư là do tăng cơ học nên không xác định được nhu cầu, như trường Đống Đa, năm ngoái NV1 + NV2 tầm 3200 cháu, năm nay là 1900 cháu, chỉ tiêu 675 cháu, năm ngoái 39.5, năm nay đang dự 36.5, chênh lệch quá lớn.
Hiện nay chỉ tại KV1 mới đạt được tỉ lệ 60% - 70% như báo cao (do ở đây là di dân đi và không có chung cư mới), chứ như Kim Liên là trường top1, năm nay 1400 cháu, năm ngoái là 1800 cháu lấy 675 cháu, 50% còn không được, các trường nhóm dưới còn căng thẳng nữa vì đấy là số đông.
Nguyên nhân chính là số lượng trường mới không đáp ứng được việc di dân cơ học, chứ mục tiêu này nọ chỉ để báo cáo thôi.