Cục đá màu đó có rất nhiều grit khác nhau, cụ không nói rõ dùng grit nào.Chưa phải cụ ạ. Đá em dùng là đá màu, theo cách gọi thợ mộc, là đá mài tinh sau khi mài thô bằng đá có độ nhám lớn.
Em mài xong dao ko hề có vết này, lưỡi rất mịn là khác, một ngày đẹp giời tự nhiên thấy vết sứt
Khách bên em dùng dao này em chỉ tư vấn dùng Naniwa 2 mặt có độ nhám 1000/3000 (giá 800k) là ổn, một chiếc dao tốt phải dùng với đá mài tốt. Dùng với đá mài chất lượng kém hơn, giá rẻ hơn yêu cầu tay nghề mài càng phải cao hơn, nhưng đá phải đủ grit để mài.
Cụ dùng đá có grit 400 trở xuống thì không thể mài được dao này đâu ạ, nếu có mài được thì cũng sẽ bị hiện tượng trên.
Đá có Grit 200 đến dưới 1000: loại này chỉ dùng mài dao đã quá cùn thành bén có thể tạm chấp nhận được. Dao đã bén sẵn tuyệt đối không được sử dụng đá này để mài dao vì độ nhám thấp sẽ làm cho lưỡi dao bị răng cưa, tệ hơn là có thể làm dao bị mẻ.
Đá có Grit 1.000 đến 1.200: đá này chỉ dùng để mài dao bén sẵn vì đá rất trơn mịn, dao cùn mài đá này sẽ khiến cho bạn mỏi tay nhưng dao vẫn không bén lên được bao nhiêu.
Đá có Grit 3.000: dùng để mài cho dao bén sắc nét hơn, sau khi dùng đá 1.000 đến 1.200 chúng ta sẽ chuyển sang mài đá 3.000. Với dao được mài đá này thì có thể cắt giấy ngọt như cắt bùn rồi đấy, đối với đầu bếp gia đình hoặc nhà hàng quán ăn quy mô nhỏ làm nhưng món không cần dao đặc biệt thì bén thì có thể dừng ở mức 3.000.
Đá có Grit 6.000: nếu đã mài qua đá 3000 mà bạn vẫn chưa hài lòng thì có thể mài thêm đá 6.000. Đá Grit cao dành cho các đầu bếp chuyên nghiệp luôn giữ dao sắc bén đến mức không ngờ.
Đá có Grit 8.000 đến 12.000 chỉ dành cho những siêu đầu bếp luôn luôn cần dao bén đến mức nhìn là lạnh gáy rồi, thường những viên đá có Grit cao ngất như vậy có giá thành cũng khiến chúng ta ngất luôn.