- Biển số
- OF-693298
- Ngày cấp bằng
- 2/8/19
- Số km
- 1,808
- Động cơ
- 211,706 Mã lực
- Tuổi
- 43
Cái nào cụ?cụ mua ở đâu đấy ạ. xịn xò quá
Cái nào cụ?cụ mua ở đâu đấy ạ. xịn xò quá
em ngứa tay mang con dao phúc sen (thép nhíp) ra mài hết cái lớp đen đen kia đi thì xuất hiện gỉ vàng loang ra ngay trong lúc dùng cụ ạ, thấy rõ luôn. giờ chỉ để xó chờ vứt. cũng tiếc cái vật liệu cán rồi công thợ này khác làm ra con dao khá chắc chắn, cầm rất vừa tay. chưa chau chuốt lắm nhưng 14U$ thì cũng tốt rồiEm góp ý thế này ko phải mong cụ bỏ quá vì em ko phải thợ rèn dao, nếu dao thép các bon ta nên hoàn thiện tỉ mỉ trước khi tôi, ví dụ độ phẳng của bản dao, rồi tôi tránh tình trạng tôi xong mang ra cho qua máy làm phẳng, như vậy con dao chỗ trắng chỗ đen, nếu đã là dao thép các bon thì phần lớp oxit đen kia chính là phần bảo vệ kháng gỉ sét cho dao ta ko nên làm dụng mài bóng quá nhiều, càng mài lớp thép càng lộ ra và cành nhanh gỉ.
Dạ đúng cụ, giờ dao đó nhập từ Nam Định về chỉ cần cắt phôi và nung qua lửa là được, đó không phải là thép mà là tôn cụ ạ, nên nó rất mỏng mà giá lại rẻ 250k/9 con mà người VN ta mua ầm ầm, trong khi đó 1 con 300k như thế này thì không ai thèm để ý tới, nên làng e ngày càng mai một đi rất nhiều và có xu thế đang chuyển qua làm dao đại trà rồi, không còn như ngày xưa gõ búa ầm ầm nữa )Cái khó nữa của các làng nghề là làm con dao thái bán tới 500k thôi thì chỉ một số người am hiểu và chịu chi mới mua, loại này khó mà sx đại trà đc, nhưng ko làm tới giá đó thì ko có công.
Dao sx đại trà thì bây giờ em tìm mãi ko thấy vết búa hình như họ cho qua máy cán thép sao ấy mà phẳng lì, tuy vậy thì loại thép cán này dùng một là mềm hai là dễ mẻ, ba là gỉ rất nhanh .
Những con dao rèn cẩn thận mài xong lau khô cất nóc tủ để nửa tháng lưỡi dao vẫn sáng bóng nhé, nó còn phảng phất ánh thép xanh, còn dao đểu vẫn bảo quản như vậy thì lớp gỉ đen bám đầy lưỡi dao.
Cái này cụ giống em, dao Phúc sen ko hiểu sao gỉ vàng, dao Đa sỹ thì gỉ đen,em ngứa tay mang con dao phúc sen (thép nhíp) ra mài hết cái lớp đen đen kia đi thì xuất hiện gỉ vàng loang ra ngay trong lúc dùng cụ ạ, thấy rõ luôn. giờ chỉ để xó chờ vứt. cũng tiếc cái vật liệu cán rồi công thợ này khác làm ra con dao khá chắc chắn, cầm rất vừa tay. chưa chau chuốt lắm nhưng 14U$ thì cũng tốt rồi
Nhưng cùng mài như vậy thì con dao đa sỹ lại không bị gỉ (có thể là thép lưỡi cưa chăng??)
Không cụ dao thép nói là thép có nhiều lại, Thép nhípô to chuẩn 100%, hay thép nhíp pha, hay thép tra 3 lớp nói chung nó nhiều lại lắm cụ, nếu cụ mua 1 con dao thành phẩm rất khó để phân biệt thép đó là loại gì, vết vàng loang đó k phải là thép k tốt mà do cụ mài quá nên nó có hiện tượng bị cháy thép thôi, cụ mài qua đá mài bột sẽ hết hiện tượng đó, còn muốn con dao thép k bị rỉ như Inox thì rất khó cụ ạ, quan trọng cách bảo quản và cách cụ màiem ngứa tay mang con dao phúc sen (thép nhíp) ra mài hết cái lớp đen đen kia đi thì xuất hiện gỉ vàng loang ra ngay trong lúc dùng cụ ạ, thấy rõ luôn. giờ chỉ để xó chờ vứt. cũng tiếc cái vật liệu cán rồi công thợ này khác làm ra con dao khá chắc chắn, cầm rất vừa tay. chưa chau chuốt lắm nhưng 14U$ thì cũng tốt rồi
Nhưng cùng mài như vậy thì con dao đa sỹ lại không bị gỉ (có thể là thép lưỡi cưa chăng??)
em cũng xếp tương đối dựa trên so sánh giá thành 2 con cùng kích thước đang bán trên ebay thôi cụ.Cảm ơn cụ!
Bài viết rất hay tuy nhiên theo em biết thì dòng shun hiro là dòng thấp hơn fuji
Dạ đúng cụ, giờ dao đó nhập từ Nam Định về chỉ cần cắt phôi và nung qua lửa là được, đó không phải là thép mà là tôn cụ ạ, nên nó rất mỏng mà giá lại rẻ 250k/9 con mà người VN ta mua ầm ầm, trong khi đó 1 con 300k như thế này thì không ai thèm để ý tới, nên làng e ngày càng mai một đi rất nhiều và có xu thế đang chuyển qua làm dao đại trà rồi, không còn như ngày xưa gõ búa ầm ầm nữa )
Xin hỏi cụ ở đâu vậy?
Dân ta khó vậy đấy, thấy rẻ là mua ngay, ko tìm hiểu sâu đâu, thấy cái cán gỗ xoan làm cẩu thả, cạnh dao sắc lẹm như lưỡi mà vẫn mua đc
Vâng qua bài của cụ em cũng vỡ ra đc nhiều thứem cũng xếp tương đối dựa trên so sánh giá thành 2 con cùng kích thước đang bán trên ebay thôi cụ.
mà chắc cụ đúng, cùng lõi nhưng Fuji tận 161 lớp. vằn vện đến tận cái đốc cán. Fuji là rất thiêng với Nhật nên chắc phải đỉnh mới đặt tên vậy
Đúng rồi cụ, nó vẫn bị gỉ như thường nhưng gỉ nhiều hay ít em nghĩ do cách làm và chất thép,Không cụ dao thép nói là thép có nhiều lại, Thép nhípô to chuẩn 100%, hay thép nhíp pha, hay thép tra 3 lớp nói chung nó nhiều lại lắm cụ, nếu cụ mua 1 con dao thành phẩm rất khó để phân biệt thép đó là loại gì, vết vàng loang đó k phải là thép k tốt mà do cụ mài quá nên nó có hiện tượng bị cháy thép thôi, cụ mài qua đá mài bột sẽ hết hiện tượng đó, còn muốn con dao thép k bị rỉ như Inox thì rất khó cụ ạ, quan trọng cách bảo quản và cách cụ mài
à, sau khi mài thì lau bột metal sáng loáng. rồi mang ra thái thịt, ngay trong lúc thái thịt đã xuất hiện vết loang gì vàng trên mặt dao rồi. cũng biết dao carbon là gỉ nhưng không ngờ nhanh đến vậy.Không cụ dao thép nói là thép có nhiều lại, Thép nhípô to chuẩn 100%, hay thép nhíp pha, hay thép tra 3 lớp nói chung nó nhiều lại lắm cụ, nếu cụ mua 1 con dao thành phẩm rất khó để phân biệt thép đó là loại gì, vết vàng loang đó k phải là thép k tốt mà do cụ mài quá nên nó có hiện tượng bị cháy thép thôi, cụ mài qua đá mài bột sẽ hết hiện tượng đó, còn muốn con dao thép k bị rỉ như Inox thì rất khó cụ ạ, quan trọng cách bảo quản và cách cụ mài
Khó đòi hỏi dao Việt có công nghệ đó đc bác ạ.à, sau khi mài thì lau bột metal sáng loáng. rồi mang ra thái thịt, ngay trong lúc thái thịt đã xuất hiện vết loang gì vàng trên mặt dao rồi. cũng biết dao carbon là gỉ nhưng không ngờ nhanh đến vậy.
Nới đển gỉ. Kai quảng cáo là dao tự phát triển lớp bảo vệ patina. Dao việt có làm được như vậy không
cụ rất sâu sắc về dao. trước nhìn thấy đống đá mài của cụ là choáng rồi.Bác cũng chịu khó tìm hiểu ghê. Cũng có vài chỗ hiểu chưa đúng lắm, nên em sửa luôn ở phần quote cho gọn.
Bác lại nhanh tay ấn nhầm.Dual core là vg2+vg10cụ rất sâu sắc về dao. trước nhìn thấy đống đá mài của cụ là choáng rồi.
em nhầm lẫn: thép bột nên dùng cho SG2. còn dual core VG1/10 có lẽ nên dùng tiếng Việt là thép trộn hay có từ chuyên môn nào khác ?
Cụ 2816 thì em thấy hiểu rất sâu về dao. Cụ tỉ là cụ ý chỉ than gia duy nhất topic về dao thì phải.cụ rất sâu sắc về dao. trước nhìn thấy đống đá mài của cụ là choáng rồi.
em nhầm lẫn: thép bột nên dùng cho SG2. còn dual core VG1/10 có lẽ nên dùng tiếng Việt là thép trộn hay có từ chuyên môn nào khác ?
Con dao Shun Dual Core Kiritsuke có kích thước rộng rãi và có nghĩa là hoàn thành một số nhiệm vụ cắt xung quanh nhà bếp. Dao Kiritsuke là loại dao truyền thống đa năng duy nhất của Nhật Bản và ở Nhật Bản chỉ có đầu bếp điều hành trong bếp được phép sử dụng một loại. Tại sao lõi kép? Người chiến thắng trong cuộc thi dao kiếm nhà bếp năm 2014 của Blade Show 2014, loạt dao Shun Dual Core lần đầu tiên tạo ra, những con dao làm từ Damascus thật sự được xếp lớp và rèn từ hai loại thép không gỉ chất lượng cao. Mỗi con dao có 71 lớp micro xen kẽ của thép không gỉ có hàm lượng carbon cao, VG10 và VG2. Các lớp được hàn lại với nhau và được rèn để tạo ra một hạt mịn hơn cho thép và để tạo ra một mô hình lưỡi dao đẹp. Cấu trúc lõi kép này có cả hai loại thép đi đến rìa của lưỡi kiếm mỏng, nhẹ. Mỗi con dao tự hào với góc 16 độ sắc như dao cạo, cho trải nghiệm dao tuyệt đỉnh. Mặc dù mỏng và nhẹ, lưỡi kiếm rất mạnh và là lưỡi kiếm sắc bén nhất của Shun! Trong quá trình sử dụng thông thường, hai loại thép ở cạnh bị mòn ở các tốc độ khác nhau, tạo ra các răng cưa vi dọc theo cạnh nên cạnh cực kỳ sắc nét cho cảm giác sắc nét hơn, dài hơn. Những con dao được chế tạo với tay cầm hình bát giác truyền thống của Nhật Bản bằng gỗ mun Pakkawood. Pakkawood được làm bằng gỗ cứng tẩm nhựa, và được chứng nhận NSF để sử dụng trong nhà bếp thương mại. Có nhiều kiểu Dual Core để lựa chọn, và Shun sẽ có những gì bạn cần, bất kể công việc gì!
Vẫn còn bán mà ạ. Em theo dõi bên ấy từ những ngày đầu mở bán. Sau khi cộng tác được với mấy trang web bán dao nước ngoài thì giờ xuất khẩu là chủ yếu, bên Tây họ cứ trầm trồ chiếc dao "chỉ" có 30-40$ mà lại ổn vậy, kiểu như lạ lẫm và ngạc nhiên ấy.Uả cái thằng Dao Vua vẫn còn sống hả bác 2816?
Em có lần phi đến địa chỉ của Dao Vua công bố trên fan page facebook thì nó là một... cái ngõ.
Fanpage thì ngừng đăng thông tin, chỉ bán online với những kiểu đăng rất mập mờ.
Dòng này là dòng gì mà rẻ vậy các Cụ, của rẻ chắc là của ôi rồi.Cách đây vài tháng, tự dưng nhìn vào bếp thấy đám dao tàu xỉn xỉn bẩn bẩn, quyết định thay loạt dao mới. Mới đầu quan tâm đến dao Đức nhưng có vẻ nó khá nặng và thật giả lẫn lộn tại VN nên chuyển hướng dao Nhật. Tuy nhiên, dao Nhật tại VN nếu mới thì quá đắt, dao cũ thì cứ hình dung ra mấy loại thủ công rỉ cán sứt sẹo... Rồi tình cờ thấy mấy bạn trong SG bán online dao bãi Shun với giá rất hợp lý nên tìm hiểu về Shun để mua.
Hôm nay rảnh rỗi xin chia sẻ với các cụ chút ít thông tin. Chỉ là giới thiệu qua qua, em không rành kỹ thuật nên các cụ đừng hỏi em thành phần thép và công nghệ tôi, ủ... nhé
KAI thành lập năm 1908 tại Seki, Japan sản xuất nhiều sản phẩm liên quan nhà bếp, chăm sóc sắc đẹp và y tế. Dao bếp của Kai không phải là dao Nhật đẹp nhất, tốt nhất, đắt nhất nhưng đa dạng mẫu mã chủng loại và giá thành cộng với chiến lược quảng bá tốt nên được biết đến là 1 trong 3 hãng dao Nhật phổ biến trên thế giới cùng với Tojiro và Global.
Dao KAI cơ bản chia ra 02 nhánh chính:
1. Seki Magoroku: giá thành tương đối bình dân, thường < 100U$. lưỡi dao < 3 lớp, vật liệu đa dạng thép carbon không gỉ, 1K6, thép MV… cán composite hoặc thép. Phổ biến nhất là các dòng Wakatake, Imayou, Benifuji, Shousou, Azuchi, Ginju, Momoyama, Mokuren, 1000CC, ST, CL, 15000ST, Shoso (khá đẹp)… Gía thường < 100U$ nhưng có cá biệt ví dụ như Composite lưỡi VG MAX đắt không kém gì Shun
2. Shun: -đọc là Sun- được giới thiệu lần đầu năm 2002 là dòng cao cấp, đắt đỏ và đẹp hơn, lưỡi cắt chủ yếu làm bằng các thép không gỉ tốt nhất của Nhật như, VG10, VGmax, SG2, thép bột (trộn giữa 2 loại VG2/10). Bảng dưới phân loại các loại thép làm dao bếp chủ yếu của Nhật và các đặc điểm (có so sánh với dao Đức/Thụy sỹ 3 hàng cuối). Màu vàng là thép carbon, xanh lá cây là thép không gỉ. 4 cột cuối tương ứng: độ cứng, độ sắc, dễ mài, duy trì lưỡi. Dao Shun chỉ sử dụng thép carbon giấy xanh số 2 (aogami#2) trong dòng Blue.
Lưỡi thép bột được cho là duy trì độ sắc lâu hơn vì bao gồm 2 loại thép có độ mài mòn khác nhau trong quá trình sử dụng sẽ dần hình thành răng cưa li ti.
Ngoài một vài dòng có cấu trúc lưỡi đơn nguyên khối thì đa phần dao Shun có nhiều lớp thép bao gồm 1 lớp cứng giữa chạy đến tận sống dao và các lớp mềm hơn ở hai bên (damacus/kasumi) gò nhiệt thành 1 miếng sau đó được mài và xử lý a xít sẽ lên vân vằn vện. Kết hợp thép mềm cứng khác nhau làm dao bền vững hơn và phần nào giảm giá thành.
Shun cũng còn các cấu trúc lưỡi khác: san mai - như damacus nhưng chỉ có 2 lớp thép mềm 2 bên hoặc kiểu tiết kiệm composite - phần lõi cứng đắt chỉ ở phía lưỡi dao liên kết với phần sống dao thép rẻ bằng cách hàn, vết hàn đôi khi bao phủ trùm lên một phần lưỡi cứng. Các đường tiếp giáp thường được cắt loằng ngoằng xếp hình cho đẹp hơn. Như hình sóng biển chẳng hạn.
Bề mặt lưỡi hoặc mài phẳng hoặc có vết búa để tránh bám dính.
Lưỡi được gia công riêng sau đó hàn vào cục sắt tròn hoặc bát giác liên kết với cán bằng thanh thép tròn nhỏ theo kiểu đuôi chuột. Kiếu này có ưu điểm dễ vệ sinh sạch sẽ và không bị nước ngấm vào cán nhưng có vẻ yếu yếu tuy chưa thấy ai kêu ca việc gãy cán ngoài 1 vài con Sora. Một số như elite, nagare, hiro có thêm chốt (chưa rõ cái đuôi chuột hình dáng sao mà cần lắp chốt ?? ). Kai thường quảng cáo tất cả full tang nhưng dường như chỉ có con kanso/Kaji/nagare là đúng.
Cán thường là gỗ nhân tạo (pakka). Cán cầm có cảm giác rất mịn màng và không ngấm nước nên rửa rất nhanh khô.
Mỗi con dao được làm với hơn 100 công đoạn và theo Kai thì không có 2 con nào giống y nhau.
Tạm liệt kê các dòng vẫn đang được sản xuất và bán thương mại theo xếp hạng tương đối từ thấp đến cao và có giá từ 50-500 U$ như:
• Sora: composite lõi VG10
• Haru: y như Sora
• Kanso: nguyên khối AUS10A, cán gỗ muồng
• Edo: nguyên khối VG10, vết búa, rất hầm hố
• Classic: VG10, VGmax 69 lớp, đơn giản sang trọng
• Premier: VG10, VGmax 69 lớp, vết búa. em thấy con này rất đẹp
• Pro: lưỡi đơn nguyên khối thép VG10 có hoa văn
• Pro 2: lưỡi đơn nguyên khối thép VG10
• Kaji: SG2 65 lớp. Tại VN có thể mua được những con rất mới. Ngon-bổ-rẻ
• Hikari: thép bột 71 lớp, caro
• Blue: san mai , thép giấy xanh
• Dual core: thép bột 71 lớp
• Reserve: SG2 65 lớp
• Fuji: SG2 161 lớp
• Hiro: SG2 65 lớp
• Nagare: thép bột 72 lớp
Hầu hết các dòng trên đều có có đủ các kiểu cơ bản của dao bếp nhật: guyto/chef, santoku, utility, nakiri, paring ngoại trừ 2 dòng cán bát giác Blue và Dual core không có dao chef mà thay bằng kiritsuke. Blue còn không có nakiri mà thay bằng con kỳ quặc Menkiri.
Phong phú kiểu dáng nhất là 3 dòng Classic, Premier và Kaji. Thái to bản chỉ có ở Classic & Kaji. Chặt xương chỉ thấy ở Classic và Pro. Dao làm cá nổi tiếng deba chỉ có mặt ở Pro, Pro 2.
Ngoài ra, còn có các dòng đã dừng sản xuất như Elite lưỡi SG2 san mai được các bạn Tây rất yêu thích (có vẻ được thay thế bằng Kaji) và các bản giới hạn khác (thường là dao chef) được sản xuất nhân dịp đặc biệt với giá đắt hơn, có thể lên đến 3000 U$ như:
• Classic bản kỷ niêm 10 năm: dựa trên Classic với lõi VG2 và đồng xen kẹp thép ko gỉ phía ngoài, không đăt lắm, cũng dễ mua
• Tsuyu: kỷ niêm 5 triệu dao Shun được bán với chỉ 300 chiếc được sản xuất giá 15Tr. lưỡi SG2
• Hana: kỷ niêm 5 triệu dao Shun được bán với chỉ 300 chiếc được sản xuất giá 700 đồng. lưỡi thép trộn
• Taiyo: khoảng 20Tr, lưỡi làm bằng thép HAP40
• Shi Hou: có đến vài phân loại I-IV giá >30Tr. dưới là shi hou 2
• Ayu: bản kỷ niệm 15 năm. đạt giải con dao của năm 2017 giá khoảng 2999 U$
Chưa kể đến các biến thể Premier – TM Minamo, Reserve – Bob Kramer, Classic – Ken Onion... với hình dáng chất liệu biến đổi từ ít đến rất nhiều so với bản gốc.
Qua 15 năm, Shun đạt khá nhiều giải thưởng ở mục dao bếp
Mặc dù dao Shun được Tây lông đánh giá là hơi đắt so với chất lượng nhưng vẫn có hàng chục triệu dao được bán ra trên thế giới. Tại VN muốn mua mới thì chỉ có Classic và Premier là có thể dễ dàng tại VN qua cụ OF bán tại Royalcity hoặc Lazada. Các dòng khác thì chỉ có đặt mua nước ngoài.
Dao TQ, vẽ vân bằng laze. Giá tầm 150k/ chiếc ạ.Dòng này là dòng gì mà rẻ vậy các Cụ, của rẻ chắc là của ôi rồi.
http://daonhatcaocap.bachhoatuoi.vn/?utm_source=Lookalike&utm_medium=Video&utm_campaign=Video 15s&utm_content=Content Video- 749&fbclid=IwAR0rTeJ65er8_1gmAyut6RVEdJd8LjP4Gxwx-qeIm8755D2xNHV5Q9-RqJM
Em không muốn bon chen quá nhiều. Nói nhiều quá đôi khi lại gặp những người "cà khịa" thì lại phiền.Cụ 2816 thì em thấy hiểu rất sâu về dao. Cụ tỉ là cụ ý chỉ than gia duy nhất topic về dao thì phải.
Cám ơn cụ vì bài viết rất hay và đầy đủ.
Nghe phân tích thì có vẻ lão này là cán bộ của KAI VN, chơi toàn thuật ngữ chuyên môn.Em không muốn bon chen quá nhiều. Nói nhiều quá đôi khi lại gặp những người "cà khịa" thì lại phiền.
Cụ nặng nề rồi. Em thấy mọi sự chia sẻ dù đúng hay sai ở các vấn đề liên quan nhiều đến kỹ thuật đều đáng quý. Đúng mọi người được học tập thêm. Sai có người góp ý cũng sẽ được học tập.Em không muốn bon chen quá nhiều. Nói nhiều quá đôi khi lại gặp những người "cà khịa" thì lại phiền.