[Funland] Tất cả về dao làm bếp

Chembao

Xe container
Biển số
OF-750775
Ngày cấp bằng
22/11/20
Số km
7,976
Động cơ
506 Mã lực
Chả là gấu mới giao nhiêm vụ đi mua bộ dao bếp mới thay cho mấy chiếc dao Đa Sĩ đen đen xấu xấu. Mặc dù ít khi vào bếp nhưng em rất khoái món này, không biết cụ nào giống em không ?

Vậy là em bỏ 1 đêm ra google loại dao nào hay dùng, loại thép nào để làm dao... thì em rút ra các điều sau:
- Đầu tiên phải chọn kiểu dao Đức (dày, nặng, chắc, cứng cáp, không quá bén) hoặc kiểu dao Nhật (nhẹ, cầm nắm thoải mái, cực bén) ==> em chốt hạ ngay chọn dao Nhật. Ở cuối bài em sẽ thêm vài thông tin về dao Đức cho cụ nào có nhu cầu.
- Chiếc dao được dùng nhiều nhất là Chef's Knife có chiều dài khoảng 20cm, chiếc này có thể làm được mọi công việc trong bếp, vì thế nên ưu tiên mua chiếc này trước.
- Thép làm dao: VG10 là ưu tiên số 1 của em, vì đây là thép thương hiệu của Nhật khá hot bây giờ, nếu không có thì ít ra phải tìm được dao làm bằng thép 440C, hẻo hơn thì thì 440A. Có 1 số bài viết về các loại thép làm dao bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt rất nhiều.
Xác định 10 năm mới mua dao 1 lần thì cứ mua dao tốt tốt 1 tí, phải không các cụ :D

Dao VG10 sản xuất ở Nhật có giá khá cao, mà nếu mua thì chưa chắc là đúng là sx tại Nhật vì theo 1 cụ trên này nói các shop ở VN chỉ bán dao Nhật sx tại Trung Quốc thôi, không biết đâu mà lần. Vì thế em chọn mua luôn dao VG10 thương hiệu chính hãng của Trung Quốc luôn. TQ là công xưởng của thế giới, em nghĩ việc sx con dao thế này với nó không khó (tất nhiên chất lượng chưa chắc khó mà sánh được với dao sx trực tiếp tại Nhật).

Em tìm được chiếc Chef's Knife 20cm trên Amazon của hãng XYj, search thông tin về hãng này cũng khá nhiều, giá cũng khá hợp lý, chỉ 50$:
https://www.amazon.com/XYJ-Damascus-Steel-Chef-Knife/dp/B077F79Q7G/ref=sr_1_2?s=home-garden&ie=UTF8&qid=1512029928&sr=1-2&keywords=XYJ+vg10+8

Định order rồi nhưng loanh quanh thế nào em lại thấy chiếc tương tự trên của hãng XYj này bán ở 1 shop HN với giá cũng hơn 1tr, vậy là em ra lấy luôn, dao đẹp, chém giấy ngọt lịm:


Sẵn tiện em mua thêm 1 chiếc Santoku bằng thép 440A rẻ tiền hơn:


Giá chiếc 440A này chỉ = 1/3 chiếc VG 10 nhưng em test chém giấy thì thấy 2 chiếc bén như nhau, nhưng VG10 có độ cứng hơn 440A nên em nghĩ nếu dùng song song thì chiếc 440A sẽ nhanh mòn - nhanh phải mài lại hơn.
Gấu nhà em dùng thích lắm, em thỉnh thoảng cũng hay thái thịt chín bằng chiếc VG10, em nghĩ dao bếp cũng chỉ đến mức này là cùng thôi :D

==============================================
EM TIẾP TỤC CẬP NHẬT THÔNG TIN
- Chọn hãng dao của Nhật hay Trung Quốc?

Như các cụ đã đọc ở trên, do tìm được chiếc dao VG10 của TQ với giá khá "hời" nên em đã mua chiếc dao này. Sẽ có nhiều cụ hỏi dao VG10 của TQ và Nhật thì khác gì nhau?
Đầu tiên là giá, mời các cụ tham khảo 2 chiếc VG10 7-8":
Tojiro 100$-120$:
https://www.amazon.com/Tojiro-Damascus-7-inch-Chefs-Knife/dp/B00H0GL7J0/ref=sr_1_1?ie=UTF8&qid=1512123274&sr=8-1&keywords=vg10+knife+tojiro

Tầm giá 4-50$:
XYj:

https://www.amazon.com/XYJ-Damascus-Knife-Japanese-High-Grade/dp/B071FNDWPT/ref=sr_1_4?ie=UTF8&qid=1512123344&sr=8-4&keywords=vg10+knife+xyj
XINZUO:
https://www.amazon.com/XINZUO-Damascus-Stainless-Ergonomic-Equipment/dp/B06VYJ2JJY/ref=sr_1_1?ie=UTF8&qid=1512483963&sr=8-1&keywords=Xinzuo++vg10

Giá chiếc Torino hơn gấp đôi chiếc XINZUO hay XYj em đang dùng. Em chưa có điều kiện dùng dao của các hãng đến từ Nhật như Torino, Kai, Global ... bao giờ nên ko thể biết chính xác nó khác biệt với chiếc XYj đang dùng thế nào để mô tả được cho các cụ biết.
Lời khuyên của em: có tiền thì cứ mua hàng Nhật, ít tiền như em thì mua hàng TQ, tiền nào của nấy vẫn muôn đời đúng ạ. Trích lời các cụ cao nhân:


Khác nhau:




- Các loại thép làm dao: Tất cả thông tin em lấy ở ĐÂY.
Thép làm dao là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của con dao. Vì thế, theo em khi đi ma dao nhất quyết phải biết được dao làm thép là bằng thép gì. Mời cccm xem list các loại thép làm dao bếp hay gặp, em sắp xếp theo thứ tự từ đắt đến rẻ:
  • Takefu VG-10 : Giữ cạnh sắc 6 điểm, chống ăn mòn 7 điểm, dễ mài 6 điểmVG-10 là thép giống 154CM và ATS-34, tuy nhiên nó thêm nhiều chrome hơi để chống gỉ và chứa vanadium tăng độ dẻo dai so với 2 đối thủ. Thương hiệu Nhật Bản này xuất hiện chưa lâu và dần dần phổ biến ở Mỹ, điển hình là hãng dao Spyderco. Nó rất cứng và cực kỳ sắc, nhưng cũng hơi giòn và dễ mẻ

  • 440C : Giữ cạnh sắc 4 điểm, chống ăn mòn 4 điểm, dễ mài 6 điểmTừng được coi là thép cao cấp của Mỹ, 440c là thép tốt khá toàn diện, nhưng giờ đã bị lu mờ trước các siêu thép mới. Đây là mẫu thép không gỉ được sản xuất hàng loại với mức giá phải chăng. Nó rất cứng, chống mài mòn và chống gỉ rất tốt. Giữ cạnh sắc tốt hơn người anh em 420HC nhưng chống ăn mòn kém hơn. Lưỡi dao 420HC có thể mài sắc dễ dàng. Đây là thép pha nhiều Carbon và Chrome nhất trong nhòm Upper Mid Range

  • 440A : Giữ cạnh sắc 3 điểm, chống ăn mòn 5 điểm, dễ mài 9 điểm
    Rất giống với 420HC như nó nhiều Carbon hơn, kết quả là tăng khả năng chống mài mòn và giữ cạnh sắc, tuy nhiên lại chống ăn mòn kém hơn
  • 420HC : Giữ cạnh sắc 3 điểm, chống ăn mòn 8 điểm, dễ mài 9 điểmĐây là ông của của thép 420. Thép 420HC giống thép 420 nhưng nhiều Carbon hơn (HC nghĩa là High Carbon), việc này làm cho thép cứng hơn. Ta vẫn coi đây là thép đẳng trung bình thấp nhưng những hãng dao lớn (VD: Buck) vẫn mang đến một đẳng cấp cao cho thép này thông qua quá trình tôi luyện. Kết quả là thép giữ cạnh sắc tốt hơn, chống năm mòn tốt hơn. Thực tế đây là thép chống ăn mòn hàng đầu, mặc dù giá thành thấp. Bạn dễ dàng tìm thấy thép này ở những con dao <50$ và trong các Multi-Tool.

  • 420J : Giữ cạnh sắc 2 điểm, chống ăn mòn 8 điểm, dễ mài 9 điểmThép giá rẻ của 420, giá thành hạ nhưng vẫn rất ổn cho nhu cầu sử dụng thông thường. Nó rất ít Carbon (thường ít hơn 0.5%), cho lưỡi dao ko cứng, dễ mất cạnh sắc nhanh. Thép 420 này làm cho lưỡi dao mất cạnh sắc nhanh trong quá trình sử dụng. Bù lại, nó dẻo và chống gỉ cực tốt, nhưng nó lại không chống mài mòn, chống xước. Bạn sẽ thấy thép này dúng cho các dao giá thành thấp, sản xuất hàng loạt.
TÊN KHÁC: Ở từng quốc gia thì tên các loại thép cũng sẽ khác đi 1 chút vì họ thêm các nguyên tố phụ gia nhằm tăng các đặc tính của thép. Nếu cccm gặp thép không có tên trong list ở trên thì mời cccm tham khảo bảng sau:
  • VG-10 : em chưa thấy tên khác, vg10 thì ở đâu cũng là vg10 thôi

  • 440C : China GB 9Cr18 9Cr18Mo 9Cr18MoV
    USA AISI 440C UNS S44004
    Japan JIS SUS440C
    Germany EN 1.4125 DIN X105CrMo17
    Australia AS2837-1986 440C

  • 440A : China GB 7Cr17 7Cr17Mo 7Cr17MoV
    USA AISI 440A UNS S44002
    Japan JIS SUS440A
    Germany EN 1.4109 / DIN X70CrMo15

  • 420HC : China GB 4Cr13
    USA AISI 420C, 420HC
    Japan JIS SUS420
    Germany EN 1.4034 DIN X46Cr13

  • 420 : China 5Cr15MoV *
    USA
    425M / 420MoV
    Germany
    EN 1.4116
    DIN X50CrMoV15
    X55CrMoV15 *
    X45CrMoV15
- Góc lưỡi dao: Góc lưỡi dao càng bé thì dao cằng sắc, nhưng thép phải càng xịn để rèn được góc đó.
Thông thường góc lưỡi dao của dao Đức khoảng 20 độ, nhưng góc lưỡi dao của Dao Nhật bé hơn nên dao Nhật sắc hơn dao Đức nhiều:


Các cụ xem góc lưỡi dao 2 chiếc VG10 và 440A của em, chiếc VG10 bé hơn rất nhiều, tiếc là em không có cách nào đo chính xác nó là bao nhiêu độ được:


- Vân Damascus: Đến đây chắc nhiều cụ nhận ra vân Damascus trên 2 chiếc dao của em. Nếu các cụ không có thời gian google dao Damascus thì để em tóm tắt ngắn gọn:
  • Đây là một loại thép có vân rất đẹp như trên, xuất hiện từ thế kỉ 3 đến thế kỉ 17 ở Trung Đông. Hiện nay kĩ thuật rèn loại thép này là không thể vì phương pháp rèn đã thất truyền
  • Người châu Âu từ xưa đã thấy được vẻ đẹp của thép Damascus, nên nảy ra ý tưởng copy loại thép này bằng 2 phương pháp:

  1. Hàn hai hoặc nhiều miếng thép khác nhau lại và gấp trộn với kết quả là cũng cho loại trông rất giống thép Damascus. Tuy nhiên vì tính chất không đồng nhất của thép trộn nên nó rất dễ bị gỉ, tốc độ bao lâu thì còn tùy loại thép sử dụng tốt hay không. Vì thế, thép sử dụng để rèn dao kiểu này thường là thép tốt như VG-10 như chiếc Chef's Knife của em.

  2. Dùng axít hay lasers đó "vẽ" vân Damascus lên lưỡi dao tạo thẩm mỹ. Phương pháp này thường sử dụng ở các loại thép ở như 440A.
- MÀI DAO (đã cập nhật sau 1 thời gian sử dụng):
Sau 1 thời gian dùng đá mài các loại, em đã nâng cấp lên đá mài Naniwa, đây là đá của Nhật sản xuất tại Việt Nam, chất lượng rất ổn:


Với đá 1000 grit của Naniwa là đủ dùng với nhu cầu cơ bản trong gia đình, em thì mua thêm cục 3000, mài xong cắt giấy thoải mái. Các cụ cũng có thể mua cục Naniwa 2 mặt 1000/3000 thì tiết kiệm hơn.
Dao VG10 lõi thép khá cứng nên mài khó và mất thời gian hơn thép 7Cr17MOV, bù lại VG10 giữ bén lâu. Các cụ nên "luyện" tay trước khi mài dao xịn nhá.
Còn một điều nữa là nên xem xét mua thêm đế mài vì đế mài Naniwa đi kèm hơi chán, mài không được "phê" ạ. Các cụ nên mua loại inox 304, để tránh bị gỉ.

Các cụ xem clip mài dao dưới đây, em thề xem xong là mài được ạ.
Các cụ chú ý 2 tay youtuber cầm con dao, khi họ mài mặt đầu tiên và chuyển sang mài tiếp mặt sau:

Clip này hướng dẫn mài dao chuyên sâu hơn, nhưng em thì xem clip 1 thôi là làm được rồi:


- Mài dao bằng máy mài:
Nếu dùng dao rẻ tiền và xác định hỏng là đổi cái khác thì dùng ok, khá tiện.
Không nên nếu dùng dao tốt nhé các cụ. Trích nguyên văn lời cụ Blade Master đây ạ:


- Các loại dao khác: nếu không có nhu cầu đặc biệt thì các cụ chỉ cần mua 1 chiếc dao đa năng như Chef 's Knife hoặc Santoku tương tự như của em là có thể dùng được hầu hết các công việc trong bếp rồi (cá nhân em đánh giá nên ưu tiên Chef's Knife vì mũi nhọn của nó làm cá rất tiện).
Các cụ có thể xem video chọn dao dưới đây:


- Dao Đức: Thương hiệu dao nổi tiếng nhất ở VN có lẽ không phải bàn nhiều, đó chính là hãng "hai thằng người" Zwilling. Trên OF có khá nhiều cụ dùng dao này.

Siêu dao Zwilling vân Damascus
Ở VN, chủ yếu chỉ bán các dòng tầm trung của Zwilling như Four Star, Pro, Twin ... chứ không có bán mấy em Damascus như ở hình trên. Nếu cccm vẫn thích Damascus thì có thể order về, giá cũng khá "mặn", từ 3-400$. Còn không thì cứ mấy dòng trên là được rồi, giá từ 1-3tr cho chiếc dao đa năng 7-8in, tùy dòng.
Dao của Zwilling có công nghệ "trui lạnh" lưỡi dao độc quyền của hãng, với công nghệ này lưỡi dao sẽ ít bị mòn hơn lưỡi dao thông thường.
Cccm lưu ý, giá dao Zwilling hàng chính hãng VN bán không chênh nhiều so với thế giới, trừ khi bên kia có sale-off, vì thế em khuyên nên mua hàng chính hãng Zwilling, có tem nhập khẩu và chống hàng giả của NPP. Theo em biết trên thị trường hàng giả của Zwilling khá nhiều, nếu mua hàng xách tay mà giá không chênh với hàng chính hãng nhiều lắm thì cccm cứ chọn hàng chính hãng nhé!
Dao e hay mua của Thái Lan dùng được thời gian rồi lại vứt, chịu ko biết cách mài, hay thuê bác mài dao ngoài phố cứ 2, 3 tháng lại mài một lần nhưng thấy ko sắc lắm sau bỏ ko mài nữa toàn mua dao mới tốn xèng lắm =P~
9d33d9526e8f29b75fd76bd94d2b05e6.jpg_600x600q80.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Doristig

Xe đạp
Biển số
OF-753155
Ngày cấp bằng
16/12/20
Số km
30
Động cơ
50,900 Mã lực
Hàng đó em chưa thấy bao giờ cụ ạ.
Đây cụ ạ. Em thấy mọi người dùng khen lắm, thấy bảo phải ngang ngửa đá Bỉ.
Nhưng em nghĩ chưa chắc đã bằng đá Việt Nam mình. Có cụ nào dùng đá tự nhiên của Việt Nam mình không?
 

flowers1508

Xe tăng
Biển số
OF-159969
Ngày cấp bằng
9/10/12
Số km
1,677
Động cơ
361,513 Mã lực
Dao e hay mua của Thái Lan dùng được thời gian rồi lại vứt, chịu ko biết cách mài, hay thuê bác mài dao ngoài phố cứ 2, 3 tháng lại mài một lần nhưng thấy ko sắc lắm sau bỏ ko mài nữa toàn mua dao mới tốn xèng lắm =P~
9d33d9526e8f29b75fd76bd94d2b05e6.jpg_600x600q80.jpg
Loại này dùng thời gian nó bị trơ không mài được nữa cụ à
Dao không rỉ thường thép kẹp hoặc loại siêu thép như M390, SG2 thì mới bén được lâu nhưng mài cũng cực vì nó lì
 

Tuananhhau

Xe điện
Biển số
OF-140562
Ngày cấp bằng
4/5/12
Số km
2,239
Động cơ
25,593 Mã lực
Loại này dùng thời gian nó bị trơ không mài được nữa cụ à
Dao không rỉ thường thép kẹp hoặc loại siêu thép như M390, SG2 thì mới bén được lâu nhưng mài cũng cực vì nó lì
Do đá thôi cụ. Shapton ceramic 1000 nó nhai gau gáu. Đủ sắc để dùng trong bếp. Trơ thì e nghĩ do đá + kỹ năng mài thôi. Còn thép tốt hay ko nó ảnh hưởng đến độ giữ sắc nhiều hơn. Đưa e miếng tôn e cũng mài cắt giấy ngọt được
 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
7,962
Động cơ
423,489 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Đây cụ ạ. Em thấy mọi người dùng khen lắm, thấy bảo phải ngang ngửa đá Bỉ.
Nhưng em nghĩ chưa chắc đã bằng đá Việt Nam mình. Có cụ nào dùng đá tự nhiên của Việt Nam mình không?
Trông có vẻ ngon đấy ạ. Đá tự nhiên VN thì em có vài loại. Chỉ ghét cái là lâu lâu nó nứt thôi.
 

Hong Phong bv

Xe tăng
Biển số
OF-693298
Ngày cấp bằng
2/8/19
Số km
1,808
Động cơ
211,706 Mã lực
Tuổi
43
Dao e hay mua của Thái Lan dùng được thời gian rồi lại vứt, chịu ko biết cách mài, hay thuê bác mài dao ngoài phố cứ 2, 3 tháng lại mài một lần nhưng thấy ko sắc lắm sau bỏ ko mài nữa toàn mua dao mới tốn xèng lắm =P~
9d33d9526e8f29b75fd76bd94d2b05e6.jpg_600x600q80.jpg
Em có thể giới thiệu mợ , cụ chỗ mài
 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
7,962
Động cơ
423,489 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Do đá thôi cụ. Shapton ceramic 1000 nó nhai gau gáu. Đủ sắc để dùng trong bếp. Trơ thì e nghĩ do đá + kỹ năng mài thôi. Còn thép tốt hay ko nó ảnh hưởng đến độ giữ sắc nhiều hơn. Đưa e miếng tôn e cũng mài cắt giấy ngọt được
Cụ đưa cho em con dao lam, em chỉ liếc vài đường là cạo được lông.
 

Vô lăng ngang

Xe tăng
Biển số
OF-502501
Ngày cấp bằng
3/4/17
Số km
1,957
Động cơ
205,399 Mã lực
Nó là cái vân ở phía lưỡi dao ý cụ. Dao mà có 2 lớp thép thì khi mài, lớp thép mềm và lớp thép cứng sẽ có độ xước khác nhau nên sẽ có màu khác nhau.
Kasumi không phải là cái vân cụ ạ. Đó là một phương pháp rèn của người Nhật, dùng hai loại thép khác nhau tạo thành lưỡi dao. Thợ rèn dùng kỹ thuật kasumi để làm ra dao 3 lớp (san mai) hoặc 2 lớp thép (ni mai). Thợ rèn Việt cũng hay sử dụng phương pháp rèn 3 lớp tương tự kasumi, gọi là rèn thép bổ hay thép kẹp.
 

Doristig

Xe đạp
Biển số
OF-753155
Ngày cấp bằng
16/12/20
Số km
30
Động cơ
50,900 Mã lực
Em thì nghĩ là cứ còn có sắt là còn mài được
Trông có vẻ ngon đấy ạ. Đá tự nhiên VN thì em có vài loại. Chỉ ghét cái là lâu lâu nó nứt thôi.
Cụ ngâm nước thường xuyên hay là khi nào dùng thì mới vẩy nước thôi? Với cả cụ làm khô đá như thế nào thế?
Nứt thì đến chosera cũng hay nứt cụ ạ :))
 

Doristig

Xe đạp
Biển số
OF-753155
Ngày cấp bằng
16/12/20
Số km
30
Động cơ
50,900 Mã lực
Kasumi không phải là cái vân cụ ạ. Đó là một phương pháp rèn của người Nhật, dùng hai loại thép khác nhau tạo thành lưỡi dao. Thợ rèn dùng kỹ thuật kasumi để làm ra dao 3 lớp (san mai) hoặc 2 lớp thép (ni mai). Thợ rèn Việt cũng hay sử dụng phương pháp rèn 3 lớp tương tự kasumi, gọi là rèn thép bổ hay thép kẹp.
Có thể em nhầm cụ ạ. Nhưng theo em hiểu thì kasumi có nghĩa là vân sương (misty, cụ nào giỏi tiếng Nhật tiếng Anh thì sửa giúp em).
Phương thức rend thì cụ nói chuẩn rồi nhưng Kasumi không phải phương pháp rèn. Còn như bọn masamoto thì dùng Kasumi và Honkasumi để bán hàng thôi.
 

Vô lăng ngang

Xe tăng
Biển số
OF-502501
Ngày cấp bằng
3/4/17
Số km
1,957
Động cơ
205,399 Mã lực
Đây cụ ạ. Em thấy mọi người dùng khen lắm, thấy bảo phải ngang ngửa đá Bỉ.
Nhưng em nghĩ chưa chắc đã bằng đá Việt Nam mình. Có cụ nào dùng đá tự nhiên của Việt Nam mình không?
Cụ có kinh nghiệm với đá mài Việt chia sẻ thêm.
Em có viên màu đen giống hệt đá Khao Men, nhưng xuất xứ Mù Cang Chải 🙂.
Nhìn chung đá tự nhiên khai thác trong nước chất lượng phập phù lắm. Độ mịn, độ đồng đều, cấu trúc đá không được kiểm soát tốt. Có vẻ như mấy ông lái đá cho rằng nhìn mặt đá nó hao hao giống nhau, lấy ở chỗ gần nhau thì chất lượng như nhau thì phải. Chỉ test vài viên đầu rồi cứ xẻ mà bán thôi, hên xui người mua chịu.

20201205_172350.jpg
 

Vô lăng ngang

Xe tăng
Biển số
OF-502501
Ngày cấp bằng
3/4/17
Số km
1,957
Động cơ
205,399 Mã lực
Có thể em nhầm cụ ạ. Nhưng theo em hiểu thì kasumi có nghĩa là vân sương (misty, cụ nào giỏi tiếng Nhật tiếng Anh thì sửa giúp em).
Phương thức rend thì cụ nói chuẩn rồi nhưng Kasumi không phải phương pháp rèn. Còn như bọn masamoto thì dùng Kasumi và Honkasumi để bán hàng thôi.
Mấy cái này có định nghĩa hết rồi cụ, chịu khó tra cứu là ra ngay thôi, không cần tiếng Anh hay Nhật đâu. Ngay trên thớt này cũng có rồi, mời cụ quay lai trang 302.
 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
7,962
Động cơ
423,489 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Cụ có kinh nghiệm với đá mài Việt chia sẻ thêm.
Em có viên màu đen giống hệt đá Khao Men, nhưng xuất xứ Mù Cang Chải 🙂.
Nhìn chung đá tự nhiên khai thác trong nước chất lượng phập phù lắm. Độ mịn, độ đồng đều, cấu trúc đá không được kiểm soát tốt. Có vẻ như mấy ông lái đá cho rằng nhìn mặt đá nó hao hao giống nhau, lấy ở chỗ gần nhau thì chất lượng như nhau thì phải. Chỉ test vài viên đầu rồi cứ xẻ mà bán thôi, hên xui người mua chịu.

20201205_172350.jpg
EM mượn cục đen test thử cái nhé. Đá mịn của em nứt hết rồi. có viên mịn chưa nứt thì nó bé tí, mài chùn tay quá.
 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
7,962
Động cơ
423,489 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Em thì nghĩ là cứ còn có sắt là còn mài được

Cụ ngâm nước thường xuyên hay là khi nào dùng thì mới vẩy nước thôi? Với cả cụ làm khô đá như thế nào thế?
Nứt thì đến chosera cũng hay nứt cụ ạ :))
EM vứt đá ở góc toa lét thôi. Tự nó khô. Căn bản là đá tư nhiên vn thì em chỉ mài dao ta nên cũng ít dùng. Chắc nó khô quá và tự nứt.
 

Tuananhhau

Xe điện
Biển số
OF-140562
Ngày cấp bằng
4/5/12
Số km
2,239
Động cơ
25,593 Mã lực
Có thể em nhầm cụ ạ. Nhưng theo em hiểu thì kasumi có nghĩa là vân sương (misty, cụ nào giỏi tiếng Nhật tiếng Anh thì sửa giúp em).
Phương thức rend thì cụ nói chuẩn rồi nhưng Kasumi không phải phương pháp rèn. Còn như bọn masamoto thì dùng Kasumi và Honkasumi để bán hàng thôi.
DAE91B34-E3B1-41F3-BD58-1AB2BBCE7D68.jpeg
Em kiếm thì thấy nó giải thích thế này ah
 

Hyperlooop

Xe hơi
Biển số
OF-709910
Ngày cấp bằng
9/12/19
Số km
120
Động cơ
89,030 Mã lực
Nơi ở
Tam Điệp
Các cụ cho em hỏi con dao này hãng gì với xử lý cái này thế nào hợp lý nhỉ? Con này mài một bên.

20201223_230729x.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top