[CCCĐ] TANZANIA Ký sự

Vô Jô

Xe hơi
Biển số
OF-532544
Ngày cấp bằng
16/9/17
Số km
101
Động cơ
170,220 Mã lực
(Phần 2/3. "ÁNH SAO XẸT QUA ĐỈNH KILIMANJARO!")
Tôi biết không ít người da đen ở vila có bể bơi, xe hơi đời mới nhất và du lịch Âu Mỹ xoành xoạch. Nhưng đại đa số còn lại có cuộc sống nghèo nàn lạc hậu khó tưởng tượng. Dường như lúc nào họ cũng đói khát cả ăn lẫn ngủ và mọi nhu cầu rẻ mạt nhất. Quá nhiều lần tôi phải nghe những câu chuyện, chỉ vài chục usd đủ để ai đó lấy mạng nhau. Ở trong tù mức chênh lệch đời sống tuy ít hơn ngoài xã hội nhưng dĩ nhiên tỉ lệ những kẻ mạt hạng luôn cao vọt.
(Để dễ hiểu, xin ghi chú tỉ giá 1 đồng Tanzania schiling viết tắt là Tsh tương đương ~10 đồng Việt Nam. Tỉ giá 1 usd ~ 2.000 Tsh)
Một số người Hồi giáo thuộc diện khá giả ưa nhấm nháp cọng chiuchiu, tên lóng của loại cây ma túy nhẹ có tác dụng làm tỉnh táo và làm hàm răng trắng bóng. 50 usd cho một bó khoảng 30 cọng nhẵn nhụi như que tăm màu vàng nhạt phớt tím, nhai có mùi ngai ngái. Số bình dân thì hút cần sa hoặc lá khát cho đỡ mệt vì phải nhịn từ sáng sớm đến chiều muộn. Chỉ 500 Tsh 1 gói nguyên hoa lá cành quấn được 3,4 điếu, cây cần sa thậm chí được tìm thấy mọc hoang bên vệ đường, tất nhiên hút khét lẹt và ít phê như loại canh tác có chủ ý. Tanzania và Kenya là hai đầu mối ma túy khủng ở Đông Phi, một tay buôn bán nhỏ có thể bàn về vài chục kg hàng chất lượng cao rất thản nhiên. Cách bờ biển cảng lớn Dar Es Salam chỉ 35 km, có lần trong 1 tháng hải quân Australia bắt 2 chuyến 1 tấn côcain và 1,2 tấn thuốc phiện, chụp ảnh xếp kín boong xà lan rộng như sân bóng. Đài báo đưa tin vài ngày rồi chìm nghỉm dưới tin những vụ án mới nhan nhản hàng ngày.
Nhưng người nghèo có vài điếu cần sa đôi khi lại là chuyện khác hẳn. Churchill lái xe thuê cho chủ xưởng gỗ ở cùng thị trấn. Xe rỗng túi rỗng, y lắc tay với gã cảnh sát thò đầu qua kính đòi 500 Tsh mãi lộ lúc xe dừng đèn đỏ. Lục lọi các hốc trên táp-lô, thấy mẩu cần sa lão chủ gỗ hút dở dập trong gạt tàn từ bao giờ và 1 điếu còn nguyên, gã cảnh sát điên tiết táng Churchill bằng dùi cui gãy vỡ lung tung đám răng cửa và quy kết y vận chuyển ma túy. Churchill giờ được đối tên thành Ma-panh-gôi (tiếng Swahili là Không Răng, Móm, Sún), là nghi phạm 2 năm vẫn chưa có án. Trong tù, y trả hận oan ức bằng cách tuồn và bán lẻ thuốc lá, cần sa cho ai có nhu cầu. Mỗi khi tôi hất đầu ra sau WC công cộng cuối sân, Không Răng móc trong hốc tường ngụy trang kín đáo một hai điếu nhăn nhúm và que diêm, y canh chừng lính gác trong lúc tôi và Đinh Sắt vừa rít lấy rít để vừa múa tay xua tan khói. Vài thổ dân Masaai hay ngồi góc đằng đó tự động cảnh giới hướng còn lại, theo lệ họ sẽ được thưởng phần mẩu xít. Bất kỳ thuốc lá hay cần sa, tù phạm luôn hút đến kiệt cùng, nhặt cục tàn đỏ rực trên môi bóp vụn trong lòng bàn tay phi tang tích. Nếu bị phát hiện cái giá phải trả sẽ là 5 dùi cui gỗ vào xương cụt hoặc tệ hơn là bỏ đói vài ngày trong com-lét nóng như như thiêu dưới chân tháp canh, chưa kể một cuộc lục soát tanh bành người mua kẻ bán. Có hẳn một viên thượng sĩ to con đen trũi như trâu mộng đặc trách việc ban phát cây dùi cui đặc biệt. Tội nhân phải nằm sấp chừng nửa giờ trên nền đất bất kể mưa nắng chờ sếp phán quyết án phạt. Cách ra đòn thông thường là bắt phạm nhân quỳ phủ phục đối diện, Rasputin kẹp đầu y giữa 2 chân đi bốt da rồi vung dùi cui giáng xuống đốt xương cùng giữa 2 mông. "Nghệ thuật" ở chỗ đầu cây dùi cui cố ý điều chỉnh không hoặc có chạm đất để giảm bớt lực sát thương. Kẻ ăn đòn đương nhiên kêu la như bò rống nhưng chỉ cần nhìn đầu dùi cui sạch hay dính đất là biết "ân tình" giữa hai kẻ giao nhận. Tôi thuyết phục cả Churchill Không Răng lẫn Rasputin là cựu thủ tướng Anh quốc nghiện nặng xì-gà nhưng cả hai nhất định không bao giờ hút dù nửa hơi. Tuy không ít lần ăn đòn và nằm com-let nhưng Không Răng luôn sẵn sàng cung ứng giá 500 Tsh/2 điếu, kể cả bán chịu và cảnh giới không công cho gã châu Á hàng ngày hay sẻ bớt đồ ăn cho y.
Một lần từ phiên tòa xuống buồng giam giữ trong sân, tôi ngạc nhiên thấy độc nhất 1 gã nằm duỗi dài khoan khoái trên nền xi-măng đầy rác. 15 phút trước nơi này còn lố nhố vài nhóm chờ đến lượt lên phòng xử. Câu chuyện của gã Edison cũng chẳng giống ai. Cả làng không ai lạ cô vợ lăng loàn của gã bán hàng rong, nhưng vốn dĩ hiền lành gã mắt nhắm mắt mở cho qua. Đi làm về, gã gặp cảnh anh ruột và vợ mình lăn lộn ngay trên giường ngủ của hai vợ chồng. Lộn ruột, gã thoi một cú làm thằng anh rụng 2 răng cửa và bị bắt. Tòa xử gã phải bồi thường 50.000 Tsh trồng răng giả hoặc 2 năm giam giữ. Đều đặn 2 tuần 1 lần ra tòa theo lệ, đang chen chúc trong buồng tạm giữ bỗng một nghi phạm bằng cách nào đó dùng chìa khóa luồn tay ra ngoài mở toang cửa, tất cả phạm nhân tháo chạy tán loạn ra phố trừ gã. Trong số nghi phạm tháo chạy có một băng 5 tên đột nhập xưởng gỗ, tra khảo và giết chết 2 người chỉ để cướp được chưa đầy 400.000 Tsh. Rõ ràng có sự thông đồng của cảnh sát vì chưa từng có chuyện tất cả lính áp tải phạm lên tòa mà không để lại ai canh giữ. Gã mọc sừng bị giam đã 20 tháng nên trả dại gì đổi 4 tháng còn lại với trận đòn thù nếu bị bắt lại. Gã đã đúng, trong một tuần sau vài kẻ đào thoát lần lượt bị quẳng vào bệnh xá Karanga, mỗi kẻ một kiểu thương tật ghê rợn. Những cảnh sát hoặc bị kỷ luật oan hoặc muốn chứng tỏ mình vô can đã trả đũa không chút ghê tay. Nghi phạm bị que cài trên thắt lưng quất thủng tròng mắt rồi cảnh sát báo cáo y tự gây tai nạn lúc trốn chạy. Kẻ khác bị treo lên xà nhà thọc dùi cui vào hậu môn đến liệt nửa người, báo cáo ghi nạn nhân ngã lên cọc hàng rào. Kẻ khác nữa bị xẻ toang bắp chân bằng lưỡi lê rồi báo cáo quệt vào mảnh tôn... còn bị đánh đập gẫy răng mẻ trán là chuyện quá vặt. Nạn nhân chỉ dám kể lại cho tù nhân và y tá bệnh xá, nhưng tôi vẫn nhớ những tiếng rú hãi hùng trong 3 đêm ở đồn cảnh sát Arusha, và không khỏi ưu tư cân nhắc về kế hoạch đào thoát bằng mọi giá trong trường hợp xấu nhất.
Tôi không tin cho đến khi trung úy Thomas cho đọc bản án 18 tháng tù của Kennedy, một tù nhân 14 tuổi khôi ngô đang cọ rửa nền xi măng bệnh xá bằng bao tải. Đói khát, nó trộm ổ 10 chú gà con bên nhà hàng xóm giàu có mang ra chợ bán được 5.000 Tsh. Cái giá là phải mặc bộ quần áo tù màu da cam rộng thùng thình đã 8 tháng vì gia đình không có tiền bồi thường cho bị hại. Nó cười hồn nhiên khi mọi người gọi là Kuku (nghĩa là Gà). Hỏi thủ tục chống án giúp Kuku, tôi hùn với anh em Artyom 100.000 Tsh đưa cho cai tù, mất 2 tháng nữa chú nhóc cùng tên với triệu phú tổng thống Mỹ mới được xử lại và trả tự do. Nhân tiện phải nói người Phi thích đặt tên theo người nổi tiếng, cả tôn giáo lẫn quân sự chính trị văn học đủ cả nên trùng tên chan chát. Riêng ở Karanga đã có hàng chục tổng thống Âu Mỹ và vĩ nhân các thời đại chen chúc thay nhau móc cống, xách nước cọ toa-lét và ăn bốc hàng ngày.
Khoảnh dưới hiên xà lim cạnh WC công cộng là nơi ông già Hồi giáo râu dài chiếm giữ. Ăn mặc lôi thôi lếch thếch, lão trải tấm khăn vuông rách bày ra quyến vở và viết vẽ kỳ dị không ai hiểu. Ngày vài lần, lão lọm khọm đi quanh tấm khăn lảm nhảm diễn thuyết một mình cả tiếng đồng hồ. Triết gia điên sùng bái đức Ala theo kiểu của lão, vừa đọc kinh Coran vừa xì xụp bái lậy trên nền sân đất lầy lội bất kể trời mưa nắng. Chẳng có ai thăm nom tiếp tế, nghi phạm bị cáo buộc "nói xấu chế độ" đã ở đây 1 năm và chưa biết còn ở đến bao giờ. Bệnh xá nằm trên lối đi ra cửa trại, mỗi lần nhìn lão còng lưng ôm mớ sách vở ra xe đi tòa tôi lại thầm mong... để rồi lần nào cũng vẩn vơ xót xa khi thấy lão cặm cụi trở lại... Tôi cũng rất tiếc trong số những nghi phạm ngớ ngẩn có một chàng trai thân hình cân đối, gương mặt tuấn tú. Lơ ngơ hòa vào đám đông vui biểu tình cổ động bầu cử của đảng đối lập để lĩnh chai xô-đa miễn phí, chính hắn cũng không biết lý do vì sao có mặt ở chốn này. Chân đất, quần ống cao ống thấp rách te tua, thắt lưng bằng một sợi dây leo khô quắt, mỗi lần từ tòa về hắn thực sự hớn hở vì được trở lại nơi được ăn miễn phí và chỗ ngủ có mái che. Từ hôm tôi cho chiếc quần dài, ngày nào hắn cũng sán lại bắt bằng 2 tay mừng rỡ ra mặt. Một hôm Đinh Sắt nhìn thấy bèn trừng mắt nói câu gì đó bằng thổ ngữ, từ đó hắn không còn dám lại gần góc sân đám "đại ca" thường ngồi mà chỉ đứng xa xa vẻ thèm thuồng nhìn rõ tội nghiệp. Hóa ra Đinh Sắt e ngại HIV của hắn có thể lây sang bàn tay của tôi bị trầy xước vì côn trùng và kiến ba khoang. Dù cai tù theo lệnh trên cấm tiết lộ tình hình bệnh nhân HIV trong trại nhưng tù gộc luôn có nguồn thông tin riêng. Có trời biết nguồn kinh phí và viện trợ thuốc nhân đạo chạy đi đâu nhưng mọi tù nhân có bệnh đều phải chi chác hoặc gửi mua nếu cần thuốc tốt, bằng không cứ việc quỵ lụy xin phép ra bệnh xá ăn đong vài viên thuốc vớ vẩn. Nhiều hôm tiếng la hét của người lên cơn điên trong các xà lim quanh đó rộ lên hòa với tiếng đập cửa sắt rầm rầm náo loạn đêm thanh vắng. Sau một hồi đấm đá huỳnh huỵch, âm thanh lắng dịu trở lại mà chả thấy ai được đưa đi bệnh xá. Mà có ra cũng bằng thừa vì bệnh xá toàn tù nhân với nhau, nếu trưởng trại không có mặt, không một nghi can phạm nào được phép ra khỏi tù, kể cả phát bệnh chết tươi. Hỡi ôi, trưởng trại một ngày chỉ lớt phớt vài tiếng ban ngày hoặc vắng mặt vài ngày liền. Tôi đã phải chứng kiến một tù nhân người Ethiopia chịu án 2 năm vì tội nhập cảnh lao động chui bị tiểu đường kiệt sức lả đi, được uống cốc nước đường anh ta hồi tỉnh chừng nửa giờ rồi gục chết trên giường nằm chung với 1 bệnh nhân khác. Có lần con viên trung sĩ nhà ở khu gia đình quanh trại ngã rách một vệt dài trên tay, bố nó và một người lực lưỡng đè cứng nó xuống chiếc ghế băng để y tá trong tù khâu sống không thuốc tê. Tiếng kêu gào gai người của thằng bé chả nhằm nhò gì so với bắp chân rách đến xương của gã tù chạy trốn bị bắt lại. Gã xin phép bẻ một cành cây bằng cổ tay vừa làm nạng chống vừa để cắn chặt lúc thay băng. Mỗi lần gã dò dẫm tới chỗ y tá nằm xuống sấp xuống sàn, cắn chặt sẵn chiếc gậy đã lỗ chỗ vết răng, tôi và anh em Artyom luôn phải chuồn ra sân để né cảnh tượng và cái mùi lộn mửa của vết thương toát ra nồng nặc. Từ hôm thấy Marmus xin tôi ít mật ong đổ lên vết thương cho gã trước khi băng lại, tôi lợm giọng đến nỗi đành bỏ luôn món trà mật ong ưa chuộng hàng ngày.
Người tù đứng tuổi khọt khẹt hen suyễn đeo túi bài tiết lủng lẳng vừa bị bệnh viện bên ngoài trả về, lết từng bước khó nhọc đến chiếc giường sát góc WC nằm vật lên tấm nệm cóc cáy. Tất cả công dân trong bệnh xá đối xử với lão lạnh lùng khinh rẻ, không hỏi han nửa lời. Bốc nắm bột hôi trệu trạo nuốt, mắt lão ánh lên thèm thuồng nhìn tôi chia nải chuối mua của cai tù. Chờ mọi người rào rào ăn xong hết lão mới run rẩy vớ quả chuối nhấm nháp. Bấy giờ gã tù bệnh xá trưởng mới nói với tôi như trách móc, lão là tội nhân hiếp dâm trẻ em. Tội này như mọi nơi trên thế giới sẽ bị tù nhân đối xử đặc biệt tàn nhẫn. Thụ án 10 năm qua, cuộc sống của lão giờ đây chỉ còn tính bằng ngày.
Một gã nấu bếp ngoài đời thường xuyên nốc rượu tự nấu. Say xỉn bét nhè, gã xông vào đè nghiến con gái 10 tuổi đang hớ hênh tắm sau hè. Trong tù cứ hoàn thành việc nấu nướng hàng ngày xong là gã lên cơn điên, cầm 2 vỏ chai nhựa rỗng múa may ca hát lảo đảo hàng giờ giữa sân nắng. Sáng Chủ nhật không thấy cảnh quen mắt, tôi hỏi Artyom và vỡ lẽ gã đang chấp hành hình phạt phụ. Đám tù đầu gấu đặt tên mới cho gã là Fuckingman, và bắt buộc chủ nhật nào cũng phải túc trực trong nhà tắm công cộng của tù nhân để chịu đựng tù phạm giải quyết sinh lý bằng mọi cách. Tất nhiên không có quà, dù chỉ bèo bọt như một vài tù nhân án nhẹ khác tự thỏa thuận định giá quan hệ tình dục đồng giới.
Tiền công xẻ 1 khối gỗ của Mathieus là 5.000 Ksh, đúng bằng giá một lần vui vẻ với cô gái điếm cùng làng. Lĩnh tiền, gã cao hứng mua 2 chai bia và 2 điếu thuốc hạng bét hết 2.000 Tsh cho cả hai thư giãn trước lúc nhập cuộc. Xong việc gã dúi tất 3.000 còn lại vào tay nàng và cho thế là đủ. Hơi men làm 2 kẻ nghèo hèn lú lẫn nảy ra cãi cọ to tiếng rồi đánh chửi nhau ầm ỹ. Tên cảnh sát khu vực ngu muội kết luận nàng bị Mathieus lừa đảo hiếp dâm. Không có tiền thương lượng, Mathieus bị tòa kết án 10 năm tù. Gã trai gầy nhẳng nhưng khỏe kinh dị. 5 năm trôi qua, mỗi ngày gã chỉ tốn vài chục phút dùng rìu bổ các gốc cây to thành 1 mét khối củi rồi xếp vuông vắn cho cai tù nghiệm thu. "Không có tiền", đó là câu trả lời hồn nhiên của gã từ chối lời mời tham dự vào đám chịch xoạc miễn phí Fuckingman vào mỗi Chủ nhật. Có lẽ Mathieus sợ bị chồng thêm một án 10 năm nữa?
Có vài biệt lệ cho thiếu niên phạm tội hiếp dâm và không bị trừng phạt tàn bạo. Nhóc Kilele 12 tuổi chạy nhảy ngoài đường chán về nhà tìm nước uống, người lớn đi vắng hết trừ bà ngoại nó ốm liệt giường. Thấy bà lão 73 tuổi không mặc quần áo nó bất chợt dậy thì, khi nó thỏa mãn ngừng lại bà cụ tội nghiệp đã tắt thở. Vào Karanga vài ngày, nó bị đánh vài roi lấy lệ rồi được gia đình bảo lãnh cho về. Tôi lại thêm chất chồng nỗi bất mãn hệ thống hành pháp vô nhân đạo của đất nước xinh đẹp này. Thật quá sức tưởng tượng khi kết án tù hoặc giam giữ không thời hạn hàng chục đứa trẻ và người rõ ràng điên nặng, nhốt chung với các tù phạm khác trong những nhà tù hà khắc khắp mọi miền...
( Còn tiếp)
 

bonbibo

Xe máy
Biển số
OF-169657
Ngày cấp bằng
3/12/12
Số km
77
Động cơ
344,459 Mã lực
cũng ước ao có lần đi châu phi :))
 

BMW_X7

Xe điện
Biển số
OF-101541
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
3,231
Động cơ
369,893 Mã lực

Vô Jô

Xe hơi
Biển số
OF-532544
Ngày cấp bằng
16/9/17
Số km
101
Động cơ
170,220 Mã lực
(Tiếp theo và hết! "ÁNH SAO XẸT QUA ĐỈNH KILIMANJARO!)
Dưới gốc cây bơ trơ trọi ngoài sân thuộc "sở hữu" của người tù đứng tuổi có tên Adam, chúng tôi cùng nhau ngồi uống masala, một thứ trà gia vị làm nóng người có nguồn gốc từ Ấn Độ. Artyom và Edward lo lắng hỏi tại sao suốt đêm qua tôi ngồi như hóa đá trong màn. Thường tôi chỉ ngồi lặng im đọc cuốn Kinh Phật mẹ tôi gửi sang lúc 5 giờ chiều, giờ mà tất cả mọi người trong bệnh xá trang nghiêm đọc Kinh Thánh hoặc nhóm Hồi giáo ê a khấn nguyện. Hôm nay ngày 15 tháng Tư là sinh nhật Mẹ tôi, người Mẹ mà anh em Artyom tỏ ra rất ngưỡng mộ dẫu chỉ qua những câu chuyện tôi kể về bà trước đó. "Bà đã và đang có cuộc sống 82 năm đáng tự hào. Không nên lo lắng cho bà nhiều. Trách nhiệm của mày là hãy sống để con mày cũng có niềm tự hào về bố". Hai người bạn nói những lời chân tình khích lệ tâm tư tan nát của tôi lúc này. Từ ngạc nhiên đến thán phục thái độ lạc quan tích cực của anh em họ từ khi nhập trại, tôi nhận lời tham gia buổi lễ giảng đạo tù nhân tự tổ chức trong xà lim mở cửa mỗi sáng Chủ nhật. Chủ lễ chính là Adam, viên cựu kế toán thụ án 24 năm tù vì tội rửa tiền. Mở đầu sẽ là câu chuyện tâm sự của một vài người tự nguyện, đôi lần tôi cũng đứng dậy và được hưởng ứng nhiệt liệt. Sau mỗi câu, tù nhân chủ lễ dịch ra tiếng Swahili cho mọi người, một tù nhân Ethiopia dịch cho nhóm của anh ta và đôi người khác làm điều tương tự với bộ tộc của mình. Chủ lễ đọc và rao giảng một đoạn Kinh Thánh theo dự định. Kết thúc là mọi người hát thánh ca rồi chia phần quà anh em Artyom và tôi gửi đến những người khốn khổ, chỉ là vài thanh xà phòng giặt, ít giấy bút và Côcacôla đặt mua của căn-tin. Phần mình chúng tôi đã góp tiền gửi tù lao động ngoài cửa trại mua một con cá, Mathieus sẽ rán nó và hưởng phần đầu đuôi. Ngoài ra y cũng đều đặn rang giúp vài gói lạc, người Tanzania thường chỉ thích ăn lạc sống. Nhờ chịu khó kèm lạc rang với món cơm đơn điệu đặt ăn hàng ngày mà tôi từ từ kéo lại được vài kg cân nặng.
15 tháng Bẩy là sinh nhật con trai tôi. Bên này đang là mùa đông, mưa sụt sùi suốt đêm thứ bẩy làm tôi trằn trọc đến sáng mới thiếp đi. Trong cơn ngủ mệt tôi choàng tỉnh khi ai đó kéo màn vắt lên gọn gàng, vẫn chưa đến giờ cai tù mở cửa điểm danh. Tiếng vỗ tay hát "Happy birthday" đồng thanh vang lên, một thùng Côcacôla và hộp bánh xốp trịnh trọng đặt xuống chân giường. Anh em Artyom nháy mắt láu lỉnh, "Chúc mừng sinh nhật vui vẻ trẻ thơ nên không có alcohol và thuốc lá!". Thực sự cảm động tình cảm dành cho con trai mình rơi đúng vào Chủ nhật, sáng hôm ấy trước buổi giảng đạo tôi xung phong lên bục chủ tọa kể một câu chuyện đã nằm lòng:
"Papilon và ba người tù khổ sai vượt ngục đã lạc mấy ngày trong rừng rậm. Nỗi lo bị truy bắt, cái đói và dòng sông đục ngầu mưa lũ vây bủa đám người tuyệt vọng. Chia nhau rẽ những bụi cây rậm rạp tìm lối thoát, chợt y thấy một tấm bia xiêu vẹo khắc dòng chữ nghệch ngoạc : Đức Cha.. Cả lũ reo lên, Cha ... vậy là họ đang ở gần trại hủi cũ. Bọn cảnh sát và săn người ít dám lai vãng đến nơi tận cùng độc địa này, nhưng cũng có nghĩa con đường trước mặt sẽ còn vô cùng hiểm trở.
Ngót hai chục năm chăn dắt đám con chiên nghèo xác trong làng quê xó xỉnh nước Pháp, Cha.. không một lời than thở và là chỗ dựa vững chắc cho cả đời lẫn đạo. Không ai có thể tin cảnh sát bắt Cha trong một ngày đông u ám. Bà góa già ngoan đạo bị giết cướp của vốn chẳng bao giờ mở cửa cho ai vào nhà trừ chiếc áo chùng thâm tin cậy của Cha xứ, chiếc áo vấy máu được tìm thấy trong kho đồ lễ. Người phụ lễ của Cha cũng biến mất từ hôm Cha xuống tàu đi lưu đày khổ sai tận Guyana thuộc Pháp. Cai tù và đám trọng phạm đối xử với kẻ đạo đức giả cực kỳ tàn tệ, nhưng Cha vẫn lặng lẽ hoàn thành hình phạt đày ải. Một khối củi mỗi ngày là vô cùng cực nhọc cho phạm nhân bị khoán phải chặt. Ngoài phần mình, Cha cặm cụi chặt thêm bù cho những kẻ không đủ cơ số giúp họ tránh hình phạt tàn nhẫn. Họ sẽ chết vì kiệt sức và bị bỏ đói. Cha cũng san sẻ phần ăn ít ỏi thêm cho kẻ ốm yếu, và chăm sóc mọi bệnh nhân trong bệnh xá khi có thể. Sẵn lòng giúp đỡ tất cả mọi người phần xác lẫn phần hồn, dần dần Cha có được sự kính ngưỡng vào đức độ của bậc chân tu. Cai tù tín nhiệm nên chuyển hẳn Cha sang trợ giúp bệnh xá. Một sáng nghe tin có tù nhân bên trại hủi sắp chết xin được xưng tội, Cha tự nguyện cùng gã lính gác chèo thuyền mấy chục km đến nơi ghê sợ ấy.
- Chúa lòng lành sao nỡ trừng phạt con khốn khổ đến thế này Andre?
Vừa làm phép thánh, Cha vừa xót xa hỏi người tù đang hấp hối. Thân hình lở loét hôi thối, bệnh hủi đã ăn cùn cụt các ngón tay chân kẻ khốn nạn, một bên hốc mắt chỉ còn là cái hố đỏ lòm. Lập cập hôn lên chiếc nhẫn phụ lễ vẫn đeo khư khư trên cổ bằng sợi dây cáu bẩn, Andre thều thào thú nhận tội khi xưa đã giết bà góa để chiếm đoạt đôi chân nến bạc. Số phận đã run rủi cho y gặp lại cha nơi tận cùng thế giới này. Vầng trán y giãn ra, giọt nước mắt mờ đục cuối cùng tuôn rơi lúc Cha dịu dàng rửa tội cho viên phụ lễ ngày nào.
Tin tức loang nhanh hơn gió lốc khắp cụm trại tù biệt xứ ngoài đảo. Hồ sơ của Cha được cai tù cấp báo về chính quốc. Phải 8 tháng sau, con tàu liên lạc mới tới cùng với lệnh tha bổng và phục hồi danh dự. Nhưng đã quá muộn, tuổi tác và cuộc sống kham khổ chốn lưu đày đã đưa Cha về với Chúa vài tháng trước. Lúc lâm chung, Cha nguyện được chôn trong nghĩa địa người hủi, ở đó ngõ hầu Cha còn có thể tiếp tục an ủi những phận đời tận khổ...
Trong cơn cùng cực giữa rừng thiêng nước độc, ngôi mộ và câu chuyện về Đức Cha đã soi rọi và thắp sáng niềm hy vọng sống sót cho kẻ giang hồ ngoại đạo Papilon và những kẻ đã bắt chấp tính mạng trong cuộc đào thoát khỏi chốn lưu đày"
(Kể theo trí nhớ trích từ tác phẩm "Papilon, người tù khổ sai", tự truyện của tác giả Henri Charierre biệt danh Papilon, Bướm)
Câu chuyện trong lễ sáng Chủ nhật làm những người tù ngồi chật ních trong xà lim phấn khích đứng dậy. Họ vỗ tay rào rào rồi đồng thanh hát bản Alleluia vang vọng. Tôi như được tiếp thêm ý chí sống sót đến ngày tự do vốn đã mòn mỏi suốt 9 tháng tù oan ức. Thêm một tháng trôi đi, tôi đã lấy lại đủ cân nặng bằng trước khi bị bắt. Niềm khao khát tự do cháy bỏng của tôi quá nhiều lần bị dập tắt vì vô số lý do điên rồ. Lúc thì không có phiên dịch Việt-Anh, Anh -Swazili cho đủ thủ tục, lúc thì xe cũi lợn chở tù hỏng, lúc quan tòa đi họp đột xuất, lúc luật sư ốm, lúc nhân chứng không đến... Mỗi lần như vậy lại thêm 2 tuần đằng đẵng chờ đợi phiên kế tiếp, chính quyền cần rất nhiều tù phạm để tạo ra nguồn lợi cho các cấp kiếm chác. Hôm nay một tù nhân tự giác đánh sạch sẽ đôi giầy của tôi đặt dưới gầm giường, giống như mọi người da đen luôn làm vậy ngày đi tòa. Được la hét dọc đường phố qua cũi sắt, được hóng vẫy người quen ngoài sân tòa và chờ nghe tuyên án với họ là một ngày hội. Tôi đã chia tất cả quần áo và đồ dùng cá nhân mỗi sáng trước khi đi tòa, chỉ còn duy nhất 1 bộ đồ, vài vỉ thuốc quan trọng và ít sách vở nhét trong túi nilon xách theo. Vài lần thất vọng lúc trở về nhà tù phải gửi mua lại, rút kinh nghiệm tôi viết một mảnh giấy để trên giường "Nếu hôm nay tôi không trở lại, chăn cho... áo cho... xô nhựa cho... " kèm lời cầu chúc may mắn cho tất cả. Đã quen lệ chúc nhau trước khi đi tòa, anh em Artyom lại nheo mắt hóm hỉnh "Tao ước hôm nay sẽ làm luật sư công bố thư phân chia tài sản của mày". Qua ô cửa bé xíu com-let trơ trọi ngoài sân nắng, Không Răng ghé mắt hú hét chào hỏi đám người xếp hàng bồn chồn đợi gọi tên. Từng người một khom lưng chui qua khung cửa phụ làm cao đến ngang ngực có chủ ý nhắc nhở thân phận tù phạm để ra xe.
Đầu óc tôi lùng bùng choáng váng khi bà thẩm phán đọc cáo trạng đến đoạn "có tội" gì đó không thể hiểu nổi. Rồi lê thê những điều luật về mức án phạt tù và tiền với tang vật trị giá quy ra ngót 150.000 usd. Tôi hoang mang quay sang nhìn Sambo, viên luật sư mà chị tôi đã chọn. Cái cách y bày cho tôi trả lời thẩm vấn của tòa cũng phi lý và nực cười, không đếm xỉa đến hết thảy nhân chứng hay camera sân bay, Ipad lẫn smartphone đầy ảnh gia đình của tôi trong túi: "Túi xách tang vật không phải của tôi, vì không biết tiếng Anh nên cảnh sát nói gì tôi cũng nghe và làm theo"... Nếu đúng như tôi lo xa hỏi thêm Madafu, gã luật sư có tiếng giỏi nhất Tanzania bào chữa cho Artyom, muốn tự do tôi sẽ phải đóng theo luật pay-fine (mua án) thấp nhất gấp 2 và cao nhất gấp 10 số tiền đó. Chỉ vài phút tranh thủ vấn đáp lúc Madafu vào trại làm việc với Artyom, y đã chém ngọt 3.000 usd của chị tôi trước khi hợm hĩnh đưa ra câu trả lời như đinh đóng cột về mức án, chưa tính thù lao cao ngất nếu thuê y. Còn như không có từ 300.000 đến 1.500.000 usd ... trong phút chốc tôi ngao ngán nghĩ lại việc tìm mọi cách bắt trước thần tượng ông Bướm vua vượt ngục, mà tôi đã nát óc suy đi tính lại suốt hơn nửa năm qua. Tim tôi như nổ tung lúc cuối giờ chiều nghe lời tuyên án "Ba năm tù hoặc phạt 10 triệu Tsh" ( ~5.000 usd).... Nếu không chuồn ngay lúc này, rất có thể ngày mai viên công tố tham lam sẽ khiếu nại mức xử án nếu không chi thêm tiền. Dù đã lĩnh 5.000 usd như thỏa thuận và vòi thêm 500 usd, y vẫn có thể chống án và tôi sẽ bị giữ lại phúc thẩm bởi quan tòa và thẩm phán mới. Viên luật sư của tôi đã kín đáo chuyển lời cảnh báo của bà thẩm phán lúc y đưa 8.000 usd cho chồng bà ta. Có Trời biết chuyện gì xảy ra khi tiền đã chung chi đủ và chui vào túi người da đen. Hối thúc đại úy Đông trưởng chi nhánh Halotel (Vietel liên doanh Tanzania) về cơ quan vay tiền và lao ra nhà băng đóng cho kịp giờ. Ngấm đòn 10 tháng tù khốn nạn và số tiền đã chi tổng cộng hơn 100.000 usd, tôi chỉ còn biết thầm khấn vong linh Bố phù hộ cho tôi thoát cảnh tù đày hôm nay. Lòng như lửa đốt trong khi chờ đợi, tôi cởi áo khoác và sơ-mi chỉ mặc áo lót, cởi giày, tháo thắt lưng, tháo nốt cặp kính kèm theo tất cả số thuốc men quý giá đưa gã lính áp tải mang về trại gửi tặng Adam chủ lễ như đã hứa...
Nhờ trung úy Thưởng cắt tóc cạo râu khi về tới căn cứ Halotel, whisky bung biêng mà tôi ra sân thao thức hút thuốc suốt đêm dưới trời Arusha đầy sao. Không chỉ mượn tiền đóng phạt và lộ phí, tôi nợ đại úy Đông và Thành là những người anh em cán bộ Viettel ở đây một ân tình vô giá. Chả liên quan gì đến những việc tôi làm, Đông và Thành là cán bộ chủ chốt của Halotel đã bỏ cả việc công thay nhau giữ vai trò phiên dịch giúp tôi cho đủ thủ tục không biết bao nhiêu lần. Mỗi lần gặp nhau tại tòa, tôi áy náy cảm ơn và ngỏ ý bồi dưỡng, Đông chỉ nói dứt khoát "Tình thương mến thương và giúp đỡ cựu quân nhân đồng đội là chính, anh nói thêm một từ tiền em sẽ nghỉ chơi". Liều thuốc tinh thần bội phần quý báu cho tôi trong những lúc khốn cùng từ câu nói của Đông và Thành tôi sẽ còn nhớ mãi. Sáng sớm hôm sau, mặc chiếc áo khoác Thành tặng vì tôi còn mỗi bộ đồ trên người, trực chỉ biên giới đường bộ sang Kenya, 10 giờ sau tôi có mặt trên chuyến bay Nairobi - Sài Gòn.
Ngổn ngang vui buồn lẫn lộn, tôi bùi ngùi nhìn qua cửa sổ sau lúc cất cánh. Như một định mệnh, tôi thấy lại đỉnh Kilimanjaro im lìm trôi qua đầu cánh máy bay lấp lánh ánh mặt trời phản chiếu. Lần này ánh sao và tôi đã vượt lên trên, và nhẹ nhõm làm sao khi không còn cảm thấy ám ảnh tức ngực với đỉnh tuyết ngàn đời sừng sững và âm u của nó.
2 tháng sau anh em Artyom được trả tự do. Giữ lời hứa, Artyom cùng bạn gái đến Sài Gòn trên con tàu 5* Queen Mary, bỏ luôn 2 ngày du lịch theo đoàn để cùng tôi hàn huyên ăn nhậu và đưa đi city tour. Bạn kể sau ngày tôi vĩnh biệt nhà tù, cả trại giam Karanga râm ran bàn tán ca ngợi phép màu của Chúa. Hồi đó không nói ra sợ tôi quẫn trí nhưng thực tâm cả hai anh em đều khó tin tôi sẽ thoát thân với mức án dễ dàng như vậy. Ngay trường hợp đơn giản của họ cũng vất vả lắm mới thuyết phục được viên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường làm giả hồ sơ ung thư đại tràng và từ bỏ chức tước mà thoát thân. Là triệu phú quốc tịch châu Âu, anh em Artyom tuyệt đối vô tội nhưng họ bị ở tù lâu tương đương tôi, thiệt hại về con người, thời gian cũng như kinh tế là không thể tính xuể. Tôi phá lên cười khi xem FB mấy ngàn friends của Artyom. Ngày ra tù bạn mua trọn bộ quần áo mũ tù nhân màu da cam in chi chít dấu nhà tù Tanzania, thỉnh thoảng lôi ra mặc rồi khoái trá lượn lờ như một gã ngốc trong dinh thự ở Armenia. Bạn cũng kịp mua một con khỉ khác nuôi thả trong vườn thú nhà. Kể về bắt gặp ánh sao lóe lên trên đầu cánh máy bay lúc bay qua Kilimanjaro, kể chuyện về Việt Nam râu tóc tự nhiên dần dần đen lại, Artyom siết chặt tay bắt tôi hứa phải viết hồi ức về nhà tù Karanga, và sang thăm resort đầy các loại chim thú của mình ở Erevan hoặc Amsterdam.
Biết là khó vì còn mải miết đây đó làm ăn và không phải nhà văn, nhưng tôi lại nuôi quyết tâm thực hiện bằng được lời hứa với anh em nhà Artyom !
(Trích đoạn hồi ức "Bướm và tôi")
 

bomit

Xe tăng
Biển số
OF-194526
Ngày cấp bằng
17/5/13
Số km
1,261
Động cơ
328,678 Mã lực
Châu Phi đúng là kỳ thú và khó lường qua những câu chuyện của cụ chủ.
Thế mới thấy chuyến phượt 1 mình của chã Avalon tới Kenya thật đáng kính nể.
 

Long-Troc

Xe hơi
Biển số
OF-71329
Ngày cấp bằng
24/8/10
Số km
191
Động cơ
429,213 Mã lực
(Tiếp theo và hết! "ÁNH SAO XẸT QUA ĐỈNH KILIMANJARO!)
Amsterdam.
Biết là khó vì còn mải miết đây đó làm ăn và không phải nhà văn, nhưng tôi lại nuôi quyết tâm thực hiện bằng được lời hứa với anh em nhà Artyom !
(Trích đoạn hồi ức "Bướm và tôi")
Truyện hồi ký của cụ này viết hay quá, e đọc k sót chữ nào. Ghé cụ chủ chút Châu Phi. Em vừa có chuyến tự phượt Uganda đầu tháng 11. 10 ngày ở Uganda mang lại nhiều cảm xúc với Châu Phi thật sự là vùng đất huyền bí, vùng đất thiêng. Cá nhân em thấy Uganda tương đối ổn định chính trị, tuy súng ống đầy đường nhưng mình vẫn vô tư đi dọc Kampala road con đường trung tâm, đông đúc của Thủ đô Uganda. Đến đây mới biết sông Nile bắt nguồn ở Uganda từ hồ Victoria lớn thứ 2 thế giới và hạ nguồn là Ai cập. Văn hóa giao thông thực sự văn minh, con người ứng xử vui vẻ, chào hỏi khắp nơi là đặc trưng con người Uganda. Theo người dân bản địa Uganda nói thì tộc người ở Tanzania vô cùng tàn bạo, xâm chiếm khắp Châu phi một thời nên cũng không được dân các nước xung quanh quý mến, khác hẳn sự hiền lành của dân Uganda. Nói chung mấy nước này họ nghèo, Chính quyền tham nhũng nặng, tài nguyên dồi dào nhất là tiềm năng nông nghiệp. Em dân nông nghiệp mà sang thấy dân ở đây họ chẳng màng canh tác, sử dụng các phương pháp tăng năng suất hay chất lượng. Nhưng đổi lại thực phẩm khá an toàn, đặc biệt ý thức bảo vệ động vật hoang dã đúng như cụ chủ kể ở trên. Người Việt tại đây chắc đếm k hết đầu ngón tay, đa phần là dân buôn gỗ. Em có duyên gặp vợ chồng bạn người Việt trước từng làm cho Viettel ở Tanzania không biết có phải 1 trong 2 nhân vật trong câu chuyện Hồi ký kia k?! Vc em thì có kỉ niệm hú hồn là khi kiểm tra an ninh để về nước, vợ em quên tháo chiếc vòng bằng ngà voi mua ở Tây nguyên. May tụi an ninh nó nhìn thấy túi sâm ra xèng rồi nên nó không soi kỹ chiếc vòng không thì không biết chuyện gì xảy ra. Thực sự, e có ấn tượng tốt đẹp với đất nước Uganda: Thân thiện, hoang dã, hiếu khách và vẫn lên kế hoạch để quay lại.
 

Long-Troc

Xe hơi
Biển số
OF-71329
Ngày cấp bằng
24/8/10
Số km
191
Động cơ
429,213 Mã lực

Bé Châu phi tại Jinja đầu nguồn sông Nile

Rhino tracking

Loài bồ nông đặc trưng của Châu Phi


Vũ điệu Châu Phi

 
Chỉnh sửa cuối:

Kappuccino

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-386254
Ngày cấp bằng
9/10/15
Số km
3,500
Động cơ
275,799 Mã lực
Tuổi
48
Các cụ thông cảm nhé đợt này em toàn lang thang dưới tỉnh kiểm hàng nên chưa có time update, up tạm một loại động vật có vú biết bay màu chocolate mời các cụ chiêm bái
Cụ mua hạt điều ạ? Châu Phi có nông sản gì đặc trưng hả cụ, em tưởng dân bên đó lười có làm nông nghiệp gì đâu.
 

AsiaPlus

Xe máy
Biển số
OF-319560
Ngày cấp bằng
14/5/14
Số km
77
Động cơ
292,170 Mã lực
(Tiếp theo và hết! "ÁNH SAO XẸT QUA ĐỈNH KILIMANJARO!)
Dưới gốc cây bơ trơ trọi ngoài sân thuộc "sở hữu" của người tù đứng tuổi có tên Adam, chúng tôi cùng nhau ngồi uống masala, một thứ trà gia vị làm nóng người có nguồn gốc từ Ấn Độ. Artyom và Edward lo lắng hỏi tại sao suốt đêm qua tôi ngồi như hóa đá trong màn. Thường tôi chỉ ngồi lặng im đọc cuốn Kinh Phật mẹ tôi gửi sang lúc 5 giờ chiều, giờ mà tất cả mọi người trong bệnh xá trang nghiêm đọc Kinh Thánh hoặc nhóm Hồi giáo ê a khấn nguyện. Hôm nay ngày 15 tháng Tư là sinh nhật Mẹ tôi, người Mẹ mà anh em Artyom tỏ ra rất ngưỡng mộ dẫu chỉ qua những câu chuyện tôi kể về bà trước đó. "Bà đã và đang có cuộc sống 82 năm đáng tự hào. Không nên lo lắng cho bà nhiều. Trách nhiệm của mày là hãy sống để con mày cũng có niềm tự hào về bố". Hai người bạn nói những lời chân tình khích lệ tâm tư tan nát của tôi lúc này. Từ ngạc nhiên đến thán phục thái độ lạc quan tích cực của anh em họ từ khi nhập trại, tôi nhận lời tham gia buổi lễ giảng đạo tù nhân tự tổ chức trong xà lim mở cửa mỗi sáng Chủ nhật. Chủ lễ chính là Adam, viên cựu kế toán thụ án 24 năm tù vì tội rửa tiền. Mở đầu sẽ là câu chuyện tâm sự của một vài người tự nguyện, đôi lần tôi cũng đứng dậy và được hưởng ứng nhiệt liệt. Sau mỗi câu, tù nhân chủ lễ dịch ra tiếng Swahili cho mọi người, một tù nhân Ethiopia dịch cho nhóm của anh ta và đôi người khác làm điều tương tự với bộ tộc của mình. Chủ lễ đọc và rao giảng một đoạn Kinh Thánh theo dự định. Kết thúc là mọi người hát thánh ca rồi chia phần quà anh em Artyom và tôi gửi đến những người khốn khổ, chỉ là vài thanh xà phòng giặt, ít giấy bút và Côcacôla đặt mua của căn-tin. Phần mình chúng tôi đã góp tiền gửi tù lao động ngoài cửa trại mua một con cá, Mathieus sẽ rán nó và hưởng phần đầu đuôi. Ngoài ra y cũng đều đặn rang giúp vài gói lạc, người Tanzania thường chỉ thích ăn lạc sống. Nhờ chịu khó kèm lạc rang với món cơm đơn điệu đặt ăn hàng ngày mà tôi từ từ kéo lại được vài kg cân nặng.
15 tháng Bẩy là sinh nhật con trai tôi. Bên này đang là mùa đông, mưa sụt sùi suốt đêm thứ bẩy làm tôi trằn trọc đến sáng mới thiếp đi. Trong cơn ngủ mệt tôi choàng tỉnh khi ai đó kéo màn vắt lên gọn gàng, vẫn chưa đến giờ cai tù mở cửa điểm danh. Tiếng vỗ tay hát "Happy birthday" đồng thanh vang lên, một thùng Côcacôla và hộp bánh xốp trịnh trọng đặt xuống chân giường. Anh em Artyom nháy mắt láu lỉnh, "Chúc mừng sinh nhật vui vẻ trẻ thơ nên không có alcohol và thuốc lá!". Thực sự cảm động tình cảm dành cho con trai mình rơi đúng vào Chủ nhật, sáng hôm ấy trước buổi giảng đạo tôi xung phong lên bục chủ tọa kể một câu chuyện đã nằm lòng:
"Papilon và ba người tù khổ sai vượt ngục đã lạc mấy ngày trong rừng rậm. Nỗi lo bị truy bắt, cái đói và dòng sông đục ngầu mưa lũ vây bủa đám người tuyệt vọng. Chia nhau rẽ những bụi cây rậm rạp tìm lối thoát, chợt y thấy một tấm bia xiêu vẹo khắc dòng chữ nghệch ngoạc : Đức Cha.. Cả lũ reo lên, Cha ... vậy là họ đang ở gần trại hủi cũ. Bọn cảnh sát và săn người ít dám lai vãng đến nơi tận cùng độc địa này, nhưng cũng có nghĩa con đường trước mặt sẽ còn vô cùng hiểm trở.
Ngót hai chục năm chăn dắt đám con chiên nghèo xác trong làng quê xó xỉnh nước Pháp, Cha.. không một lời than thở và là chỗ dựa vững chắc cho cả đời lẫn đạo. Không ai có thể tin cảnh sát bắt Cha trong một ngày đông u ám. Bà góa già ngoan đạo bị giết cướp của vốn chẳng bao giờ mở cửa cho ai vào nhà trừ chiếc áo chùng thâm tin cậy của Cha xứ, chiếc áo vấy máu được tìm thấy trong kho đồ lễ. Người phụ lễ của Cha cũng biến mất từ hôm Cha xuống tàu đi lưu đày khổ sai tận Guyana thuộc Pháp. Cai tù và đám trọng phạm đối xử với kẻ đạo đức giả cực kỳ tàn tệ, nhưng Cha vẫn lặng lẽ hoàn thành hình phạt đày ải. Một khối củi mỗi ngày là vô cùng cực nhọc cho phạm nhân bị khoán phải chặt. Ngoài phần mình, Cha cặm cụi chặt thêm bù cho những kẻ không đủ cơ số giúp họ tránh hình phạt tàn nhẫn. Họ sẽ chết vì kiệt sức và bị bỏ đói. Cha cũng san sẻ phần ăn ít ỏi thêm cho kẻ ốm yếu, và chăm sóc mọi bệnh nhân trong bệnh xá khi có thể. Sẵn lòng giúp đỡ tất cả mọi người phần xác lẫn phần hồn, dần dần Cha có được sự kính ngưỡng vào đức độ của bậc chân tu. Cai tù tín nhiệm nên chuyển hẳn Cha sang trợ giúp bệnh xá. Một sáng nghe tin có tù nhân bên trại hủi sắp chết xin được xưng tội, Cha tự nguyện cùng gã lính gác chèo thuyền mấy chục km đến nơi ghê sợ ấy.
- Chúa lòng lành sao nỡ trừng phạt con khốn khổ đến thế này Andre?
Vừa làm phép thánh, Cha vừa xót xa hỏi người tù đang hấp hối. Thân hình lở loét hôi thối, bệnh hủi đã ăn cùn cụt các ngón tay chân kẻ khốn nạn, một bên hốc mắt chỉ còn là cái hố đỏ lòm. Lập cập hôn lên chiếc nhẫn phụ lễ vẫn đeo khư khư trên cổ bằng sợi dây cáu bẩn, Andre thều thào thú nhận tội khi xưa đã giết bà góa để chiếm đoạt đôi chân nến bạc. Số phận đã run rủi cho y gặp lại cha nơi tận cùng thế giới này. Vầng trán y giãn ra, giọt nước mắt mờ đục cuối cùng tuôn rơi lúc Cha dịu dàng rửa tội cho viên phụ lễ ngày nào.
Tin tức loang nhanh hơn gió lốc khắp cụm trại tù biệt xứ ngoài đảo. Hồ sơ của Cha được cai tù cấp báo về chính quốc. Phải 8 tháng sau, con tàu liên lạc mới tới cùng với lệnh tha bổng và phục hồi danh dự. Nhưng đã quá muộn, tuổi tác và cuộc sống kham khổ chốn lưu đày đã đưa Cha về với Chúa vài tháng trước. Lúc lâm chung, Cha nguyện được chôn trong nghĩa địa người hủi, ở đó ngõ hầu Cha còn có thể tiếp tục an ủi những phận đời tận khổ...
Trong cơn cùng cực giữa rừng thiêng nước độc, ngôi mộ và câu chuyện về Đức Cha đã soi rọi và thắp sáng niềm hy vọng sống sót cho kẻ giang hồ ngoại đạo Papilon và những kẻ đã bắt chấp tính mạng trong cuộc đào thoát khỏi chốn lưu đày"
(Kể theo trí nhớ trích từ tác phẩm "Papilon, người tù khổ sai", tự truyện của tác giả Henri Charierre biệt danh Papilon, Bướm)
Câu chuyện trong lễ sáng Chủ nhật làm những người tù ngồi chật ních trong xà lim phấn khích đứng dậy. Họ vỗ tay rào rào rồi đồng thanh hát bản Alleluia vang vọng. Tôi như được tiếp thêm ý chí sống sót đến ngày tự do vốn đã mòn mỏi suốt 9 tháng tù oan ức. Thêm một tháng trôi đi, tôi đã lấy lại đủ cân nặng bằng trước khi bị bắt. Niềm khao khát tự do cháy bỏng của tôi quá nhiều lần bị dập tắt vì vô số lý do điên rồ. Lúc thì không có phiên dịch Việt-Anh, Anh -Swazili cho đủ thủ tục, lúc thì xe cũi lợn chở tù hỏng, lúc quan tòa đi họp đột xuất, lúc luật sư ốm, lúc nhân chứng không đến... Mỗi lần như vậy lại thêm 2 tuần đằng đẵng chờ đợi phiên kế tiếp, chính quyền cần rất nhiều tù phạm để tạo ra nguồn lợi cho các cấp kiếm chác. Hôm nay một tù nhân tự giác đánh sạch sẽ đôi giầy của tôi đặt dưới gầm giường, giống như mọi người da đen luôn làm vậy ngày đi tòa. Được la hét dọc đường phố qua cũi sắt, được hóng vẫy người quen ngoài sân tòa và chờ nghe tuyên án với họ là một ngày hội. Tôi đã chia tất cả quần áo và đồ dùng cá nhân mỗi sáng trước khi đi tòa, chỉ còn duy nhất 1 bộ đồ, vài vỉ thuốc quan trọng và ít sách vở nhét trong túi nilon xách theo. Vài lần thất vọng lúc trở về nhà tù phải gửi mua lại, rút kinh nghiệm tôi viết một mảnh giấy để trên giường "Nếu hôm nay tôi không trở lại, chăn cho... áo cho... xô nhựa cho... " kèm lời cầu chúc may mắn cho tất cả. Đã quen lệ chúc nhau trước khi đi tòa, anh em Artyom lại nheo mắt hóm hỉnh "Tao ước hôm nay sẽ làm luật sư công bố thư phân chia tài sản của mày". Qua ô cửa bé xíu com-let trơ trọi ngoài sân nắng, Không Răng ghé mắt hú hét chào hỏi đám người xếp hàng bồn chồn đợi gọi tên. Từng người một khom lưng chui qua khung cửa phụ làm cao đến ngang ngực có chủ ý nhắc nhở thân phận tù phạm để ra xe.
Đầu óc tôi lùng bùng choáng váng khi bà thẩm phán đọc cáo trạng đến đoạn "có tội" gì đó không thể hiểu nổi. Rồi lê thê những điều luật về mức án phạt tù và tiền với tang vật trị giá quy ra ngót 150.000 usd. Tôi hoang mang quay sang nhìn Sambo, viên luật sư mà chị tôi đã chọn. Cái cách y bày cho tôi trả lời thẩm vấn của tòa cũng phi lý và nực cười, không đếm xỉa đến hết thảy nhân chứng hay camera sân bay, Ipad lẫn smartphone đầy ảnh gia đình của tôi trong túi: "Túi xách tang vật không phải của tôi, vì không biết tiếng Anh nên cảnh sát nói gì tôi cũng nghe và làm theo"... Nếu đúng như tôi lo xa hỏi thêm Madafu, gã luật sư có tiếng giỏi nhất Tanzania bào chữa cho Artyom, muốn tự do tôi sẽ phải đóng theo luật pay-fine (mua án) thấp nhất gấp 2 và cao nhất gấp 10 số tiền đó. Chỉ vài phút tranh thủ vấn đáp lúc Madafu vào trại làm việc với Artyom, y đã chém ngọt 3.000 usd của chị tôi trước khi hợm hĩnh đưa ra câu trả lời như đinh đóng cột về mức án, chưa tính thù lao cao ngất nếu thuê y. Còn như không có từ 300.000 đến 1.500.000 usd ... trong phút chốc tôi ngao ngán nghĩ lại việc tìm mọi cách bắt trước thần tượng ông Bướm vua vượt ngục, mà tôi đã nát óc suy đi tính lại suốt hơn nửa năm qua. Tim tôi như nổ tung lúc cuối giờ chiều nghe lời tuyên án "Ba năm tù hoặc phạt 10 triệu Tsh" ( ~5.000 usd).... Nếu không chuồn ngay lúc này, rất có thể ngày mai viên công tố tham lam sẽ khiếu nại mức xử án nếu không chi thêm tiền. Dù đã lĩnh 5.000 usd như thỏa thuận và vòi thêm 500 usd, y vẫn có thể chống án và tôi sẽ bị giữ lại phúc thẩm bởi quan tòa và thẩm phán mới. Viên luật sư của tôi đã kín đáo chuyển lời cảnh báo của bà thẩm phán lúc y đưa 8.000 usd cho chồng bà ta. Có Trời biết chuyện gì xảy ra khi tiền đã chung chi đủ và chui vào túi người da đen. Hối thúc đại úy Đông trưởng chi nhánh Halotel (Vietel liên doanh Tanzania) về cơ quan vay tiền và lao ra nhà băng đóng cho kịp giờ. Ngấm đòn 10 tháng tù khốn nạn và số tiền đã chi tổng cộng hơn 100.000 usd, tôi chỉ còn biết thầm khấn vong linh Bố phù hộ cho tôi thoát cảnh tù đày hôm nay. Lòng như lửa đốt trong khi chờ đợi, tôi cởi áo khoác và sơ-mi chỉ mặc áo lót, cởi giày, tháo thắt lưng, tháo nốt cặp kính kèm theo tất cả số thuốc men quý giá đưa gã lính áp tải mang về trại gửi tặng Adam chủ lễ như đã hứa...
Nhờ trung úy Thưởng cắt tóc cạo râu khi về tới căn cứ Halotel, whisky bung biêng mà tôi ra sân thao thức hút thuốc suốt đêm dưới trời Arusha đầy sao. Không chỉ mượn tiền đóng phạt và lộ phí, tôi nợ đại úy Đông và Thành là những người anh em cán bộ Viettel ở đây một ân tình vô giá. Chả liên quan gì đến những việc tôi làm, Đông và Thành là cán bộ chủ chốt của Halotel đã bỏ cả việc công thay nhau giữ vai trò phiên dịch giúp tôi cho đủ thủ tục không biết bao nhiêu lần. Mỗi lần gặp nhau tại tòa, tôi áy náy cảm ơn và ngỏ ý bồi dưỡng, Đông chỉ nói dứt khoát "Tình thương mến thương và giúp đỡ cựu quân nhân đồng đội là chính, anh nói thêm một từ tiền em sẽ nghỉ chơi". Liều thuốc tinh thần bội phần quý báu cho tôi trong những lúc khốn cùng từ câu nói của Đông và Thành tôi sẽ còn nhớ mãi. Sáng sớm hôm sau, mặc chiếc áo khoác Thành tặng vì tôi còn mỗi bộ đồ trên người, trực chỉ biên giới đường bộ sang Kenya, 10 giờ sau tôi có mặt trên chuyến bay Nairobi - Sài Gòn.
Ngổn ngang vui buồn lẫn lộn, tôi bùi ngùi nhìn qua cửa sổ sau lúc cất cánh. Như một định mệnh, tôi thấy lại đỉnh Kilimanjaro im lìm trôi qua đầu cánh máy bay lấp lánh ánh mặt trời phản chiếu. Lần này ánh sao và tôi đã vượt lên trên, và nhẹ nhõm làm sao khi không còn cảm thấy ám ảnh tức ngực với đỉnh tuyết ngàn đời sừng sững và âm u của nó.
2 tháng sau anh em Artyom được trả tự do. Giữ lời hứa, Artyom cùng bạn gái đến Sài Gòn trên con tàu 5* Queen Mary, bỏ luôn 2 ngày du lịch theo đoàn để cùng tôi hàn huyên ăn nhậu và đưa đi city tour. Bạn kể sau ngày tôi vĩnh biệt nhà tù, cả trại giam Karanga râm ran bàn tán ca ngợi phép màu của Chúa. Hồi đó không nói ra sợ tôi quẫn trí nhưng thực tâm cả hai anh em đều khó tin tôi sẽ thoát thân với mức án dễ dàng như vậy. Ngay trường hợp đơn giản của họ cũng vất vả lắm mới thuyết phục được viên ********** Cục Quản lý môi trường làm giả hồ sơ ung thư đại tràng và từ bỏ chức tước mà thoát thân. Là triệu phú quốc tịch châu Âu, anh em Artyom tuyệt đối vô tội nhưng họ bị ở tù lâu tương đương tôi, thiệt hại về con người, thời gian cũng như kinh tế là không thể tính xuể. Tôi phá lên cười khi xem FB mấy ngàn friends của Artyom. Ngày ra tù bạn mua trọn bộ quần áo mũ tù nhân màu da cam in chi chít dấu nhà tù Tanzania, thỉnh thoảng lôi ra mặc rồi khoái trá lượn lờ như một gã ngốc trong dinh thự ở Armenia. Bạn cũng kịp mua một con khỉ khác nuôi thả trong vườn thú nhà. Kể về bắt gặp ánh sao lóe lên trên đầu cánh máy bay lúc bay qua Kilimanjaro, kể chuyện về Việt Nam râu tóc tự nhiên dần dần đen lại, Artyom siết chặt tay bắt tôi hứa phải viết hồi ức về nhà tù Karanga, và sang thăm resort đầy các loại chim thú của mình ở Erevan hoặc Amsterdam.
Biết là khó vì còn mải miết đây đó làm ăn và không phải nhà văn, nhưng tôi lại nuôi quyết tâm thực hiện bằng được lời hứa với anh em nhà Artyom !
(Trích đoạn hồi ức "Bướm và tôi")
Cụ viết hay quá, như tiểu thuyết gia thứ thiệt. Đọc xong mà thấy ghê rợn như đọc tiểu thuyết nói về thời trung cổ chứ không phải xã hội hiện đại ngày nay. Năm ngoái em cũng đi chơi Tanzania, ở giữa rừng Serengeti, ngắm linh dương di cư và có những trải nghiệm tuyệt vời với con người nơi đây. Nhưng đọc xong hồi kí của cụ thì thấy rùng mình khi được ngồi ở nhà để đọc những gì cụ viết
 

manhtuanlfc

Xe đạp
Biển số
OF-709179
Ngày cấp bằng
2/12/19
Số km
10
Động cơ
88,667 Mã lực
Tuổi
33
Đôi dép dọ gần 1 củ VNĐ. Chát quá bác nhỉ
Bên này thu nhập thấp nhưng hàng gì cũng đắt, trừ oto thì rẻ hơn ( con Toy Rav4 2016 bọn e đang đi mua bên này có 35 triệu shilling ( khoảng 350 tr vnđ) nhưng về VN chắc gấp n lần.
Hàng tiêu dùng thì 95% nhập khẩu từ China, 5% từ India và các nước khác chứ chưa nhìn thấy hàng gì made in Tanzania, cá cuh thử nhìn giá một vài mặt hàng xem có vãi linh hồn ko nhé




 

KhanhAn0603

Xe tải
Biển số
OF-709222
Ngày cấp bằng
2/12/19
Số km
206
Động cơ
90,572 Mã lực
Tuổi
37
Em thấy bảo đi Châu Phi phức tạp mà đồ ăn cũng không hợp lắm. Cả cái lục địa đen có mỗi Nam Phi là ổn nhất nhưng giá đi cũng chẳng rẻ.
 

manhtuanlfc

Xe đạp
Biển số
OF-709179
Ngày cấp bằng
2/12/19
Số km
10
Động cơ
88,667 Mã lực
Tuổi
33
Cột điện dùng gỗ mà có mưa báo thì có vẻ nguy hiểm cụ nhỉ?
Món "điên nặng" bên này cũng khá thú vị, gần như 100% cột điện của họ làm từ gỗ, keo hay bạch đàn gì đó mà thân thẳng tắp. Giá bán lẻ khoảng 3600đ/kwh nhưng phải trả trước, mỗi hộ được cấp một mã số nạp tiền, dùng bao nhiêu sẽ khấu trừ trực tiếp trong tk, hết tiền thì cắt điện, dùng mobile nhắn tin chuyển tiền ( dạng như bankplus bên mình) một phút sau điện lại sáng rực..cái này đáng để ngành điện xứ ta học hỏi nha



 

tranduc15032017

Xe hơi
Biển số
OF-570754
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
167
Động cơ
145,913 Mã lực
Tuổi
38
cụ có tý ảnh cho nó sinh động
 

Sunrise96

Xe buýt
Biển số
OF-709753
Ngày cấp bằng
7/12/19
Số km
856
Động cơ
1,011,315 Mã lực
Em vào tham khảo chuyến đi, cảnh quan và con người Châu Phi của cụ chủ. Em mới chỉ biết đến cái tên Tanzania qua một số loại đá quý của miền đất này
 

Linh_ My

Xe hơi
Biển số
OF-708171
Ngày cấp bằng
20/11/19
Số km
174
Động cơ
92,229 Mã lực
Tuổi
24
Hay quá, em đọc mà không dứt ra được
 

Vô Jô

Xe hơi
Biển số
OF-532544
Ngày cấp bằng
16/9/17
Số km
101
Động cơ
170,220 Mã lực
Truyện hồi ký của cụ này viết hay quá, e đọc k sót chữ nào. Ghé cụ chủ chút Châu Phi. Em vừa có chuyến tự phượt Uganda đầu tháng 11. 10 ngày ở Uganda mang lại nhiều cảm xúc với Châu Phi thật sự là vùng đất huyền bí, vùng đất thiêng. Cá nhân em thấy Uganda tương đối ổn định chính trị, tuy súng ống đầy đường nhưng mình vẫn vô tư đi dọc Kampala road con đường trung tâm, đông đúc của Thủ đô Uganda. Đến đây mới biết sông Nile bắt nguồn ở Uganda từ hồ Victoria lớn thứ 2 thế giới và hạ nguồn là Ai cập. Văn hóa giao thông thực sự văn minh, con người ứng xử vui vẻ, chào hỏi khắp nơi là đặc trưng con người Uganda. Theo người dân bản địa Uganda nói thì tộc người ở Tanzania vô cùng tàn bạo, xâm chiếm khắp Châu phi một thời nên cũng không được dân các nước xung quanh quý mến, khác hẳn sự hiền lành của dân Uganda. Nói chung mấy nước này họ nghèo, Chính quyền tham nhũng nặng, tài nguyên dồi dào nhất là tiềm năng nông nghiệp. Em dân nông nghiệp mà sang thấy dân ở đây họ chẳng màng canh tác, sử dụng các phương pháp tăng năng suất hay chất lượng. Nhưng đổi lại thực phẩm khá an toàn, đặc biệt ý thức bảo vệ động vật hoang dã đúng như cụ chủ kể ở trên. Người Việt tại đây chắc đếm k hết đầu ngón tay, đa phần là dân buôn gỗ. Em có duyên gặp vợ chồng bạn người Việt trước từng làm cho Viettel ở Tanzania không biết có phải 1 trong 2 nhân vật trong câu chuyện Hồi ký kia k?! Vc em thì có kỉ niệm hú hồn là khi kiểm tra an ninh để về nước, vợ em quên tháo chiếc vòng bằng ngà voi mua ở Tây nguyên. May tụi an ninh nó nhìn thấy túi sâm ra xèng rồi nên nó không soi kỹ chiếc vòng không thì không biết chuyện gì xảy ra. Thực sự, e có ấn tượng tốt đẹp với đất nước Uganda: Thân thiện, hoang dã, hiếu khách và vẫn lên kế hoạch để quay lại.
Cám ơn chia sẻ của cụ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top