[CCCĐ] TANZANIA Ký sự

max payne

Xe tải
Biển số
OF-408638
Ngày cấp bằng
5/3/16
Số km
328
Động cơ
228,652 Mã lực
Tuổi
36
400 nghìn cụ. Em đã tính ngay rồi cụ ấy bẩu 35 triêu ciling một con RAV4 2016 bằng 350 tr VNĐ. Tức cứ nhân 10 là ra VND. Quá bèo
oto rẻ mà dép và nhu yếu phẩm thiết yếu đắt thì ích j cho dân đâu cụ :)
 

longmama

Xe điện
Biển số
OF-132333
Ngày cấp bằng
25/2/12
Số km
4,331
Động cơ
128,887 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình, Hà Nội
Cụ chủ đâu rồi nhỉ. Đang hay
 

mlnguyen268

Xe hơi
Biển số
OF-371303
Ngày cấp bằng
23/6/15
Số km
180
Động cơ
252,352 Mã lực
Một vài bức ảnh về làng xóm, trường lớp, sách vở trẻ em ở Đông Phi. Vở sạch chữ đẹp xem ra là một thứ xa xỉ ở đây :v
















 

BMW_X7

Xe điện
Biển số
OF-101541
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
3,229
Động cơ
370,484 Mã lực
Vâng cụ, cứ 1 tsh = 10 vnđ cụ ạ
họ là nước nghèo mà 1 đồng của họ = 10 đồng của mình, tiền mình ko có giá mấy các cụ nhỉ
hóng ảnh của của cụ chủ thớt, mà em thấy các cụ hay đánh dấu xem dầm, thế ấn vào đâu để đánh dấu các cụ nhỉ?
 

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,834
Động cơ
553,257 Mã lực
Chiều nay em lại bị police ở Dar es Salaam xin đểu, đang lái 40km/h trên đại lộ Ali hassan thì có thằng police phóng motor vượt lên gõ kính hỏi giấy tờ các cái, show đủ giấy tờ nó lại bảo mày đi quá tốc độ, hỏi nó bằng chứng thì nó bảo về đồn, đôi co 15' e bảo đợi tao gọi số bảo hộ công dân của ĐSQ VN nói chuyện với mày, mình xác định ko sai nên ko sợ gì hết, nhưng cãi nhiều nó vu cho tội chống người thi hành công vụ thì bỏ bu. Đen cho e quá gọi 2 số của ĐSQ đều ko được (bạn em bên này bị tóm mấy lần gọi số bảo hộ công dân của sứ quán toàn tò te tý, chả hiểu các ông ấy thông báo cái số này để làm gì, lúc ấy tủi thân chỉ ước mình là công dân mỹ or EU or China cũng đc!). Rốt cuộc bọn e cũng phải xì tiền ra nó mới cho đi, bách nhục!
Doạ nó tao là công dân Đại Hán hay Triều Tiên chắc nó thả vội. Trông mong gì vào Sứ Việt Nam; chỉ buôn lậu và ăn tiền là giỏi! Em hơi cực đoan tí, nhưng cũng là kinh nghiệm bản thân thôi :(
 

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,834
Động cơ
553,257 Mã lực
họ là nước nghèo mà 1 đồng của họ = 10 đồng của mình, tiền mình ko có giá mấy các cụ nhỉ
hóng ảnh của của cụ chủ thớt, mà em thấy các cụ hay đánh dấu xem dầm, thế ấn vào đâu để đánh dấu các cụ nhỉ?
Mệnh giá đồng bạc Việt Nam so ra ở châu Phi chắc hơn được mỗi tiền của đất nước đồng chí Mougabe thôi cụ nhỉ?
 

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,834
Động cơ
553,257 Mã lực
Vâng cụ, em sẽ cố gắng chia sẻ chân thực những gì mà bọn e trải nghiệm,
Nói sơ qua về business, nhiều nhà buôn ngồi nhà đặt hàng bên này hay bị xù cọc, sang tận nơi đòi thì nó dọa dẫm các kiểu, vừa rồi có 2 DN Việt bị lừa đặt cọc mua điều mất mấy chục ngàn $. Bọn em là dân XNK nên sang tìm kiếm các cơ hội giao thương bên này, mặc dù được cảnh báo Tanzania là nước có tỷ lệ lừa đảo thương mại cao nhất TG nhưng chỉ khi thâm nhập thị trường bọn em mới rõ sự tinh vi.
Vd doanh nghiệp này đi cùng đoàn Chính phủ Tanzania sang giao lưu với các doanh nghiệp Việt nam, cũng thăm quan ký kết này nọ với bọn e nhưng khi sang tới nơi bọn e mới tá hỏa vì doanh nghiệp có 1 người, văn phòng tít trên một tòa chung cư cũ, chả thấy giấy tờ hàng hóa đâu, may mà chưa đặt tiền cho nó

Thế mới phục người Hán đoạn làm ăn. Nó bất chấp tất mà vẫn thắng lợi. Em được mấy bác Chợ Lớn rủ đi mấy lần mà vẫn còn ngại ;(
 

Mr met

Xe tăng
Biển số
OF-489034
Ngày cấp bằng
15/2/17
Số km
1,113
Động cơ
25,734 Mã lực
họ là nước nghèo mà 1 đồng của họ = 10 đồng của mình, tiền mình ko có giá mấy các cụ nhỉ
hóng ảnh của của cụ chủ thớt, mà em thấy các cụ hay đánh dấu xem dầm, thế ấn vào đâu để đánh dấu các cụ nhỉ?
Quan trọng là giá trị của đồng tiền khi tiêu dùng chứ cụ. Giá trị đồng tiền thấp có lợi khi cạnh tranh xuất khẩu cụ ah! Chả thế mà tôm cá mình bị bọn Usa nó kiện bán phá giá hoài!
 

Bestyce

Xe hơi
Biển số
OF-196013
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
105
Động cơ
468 Mã lực
họ là nước nghèo mà 1 đồng của họ = 10 đồng của mình, tiền mình ko có giá mấy các cụ nhỉ
hóng ảnh của của cụ chủ thớt, mà em thấy các cụ hay đánh dấu xem dầm, thế ấn vào đâu để đánh dấu các cụ nhỉ?
Bác sử dụng đơn vị dân gian cho nó giá trị như: tỏi - tỷ, củ - triệu, lít - trăm...
Mấy bạn Tây phục lăn "Việt Nam is so rich, Vietnamese is all billionaire." "No big deal, is just a garlic". :)
 

BMW_X7

Xe điện
Biển số
OF-101541
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
3,229
Động cơ
370,484 Mã lực
Quan trọng là giá trị của đồng tiền khi tiêu dùng chứ cụ. Giá trị đồng tiền thấp có lợi khi cạnh tranh xuất khẩu cụ ah! Chả thế mà tôm cá mình bị bọn Usa nó kiện bán phá giá hoài!
cái đấy thì em lại không hiểu mấy ạ, nhưng em tưởng giá trị đồng tiền cao (như USD và bảng) thì mới giầu chứ ạ
 

Vô Jô

Xe hơi
Biển số
OF-532544
Ngày cấp bằng
16/9/17
Số km
101
Động cơ
170,220 Mã lực
Em khăn gói lên thủ đô, trải no xe khách đường dài xứ bạn, nói chung ổn so với xứ ta, xe thoáng tốc độ chạy trung bình 70km/h, quãng đường 600km có 12 chốt police và 3 trạm cân ( bên này xe khách bị cân như xe tải, police chả cần lên xe, cứ nhìn cân quá tải là phạt)

 

Vô Jô

Xe hơi
Biển số
OF-532544
Ngày cấp bằng
16/9/17
Số km
101
Động cơ
170,220 Mã lực
Bây giờ đã là cuối mùa Hè ở Tanzania, phượng vẫn đỏ rực rỡ và trời bắt đầu mưa nhiều hơn, thường mưa rào cả đêm hoặc cả ngày âm u. Visa business của em cũng sắp hết hạn 3 tháng mà việc thì chưa xong, muốn ở thêm phải gia hạn chui ( cũng dập visa ngon lành hết 600$, nhưng ko có dấu check out của bên Immigration nên họ có thể tóm bất kỳ) ngẫm cũng rủi ro vì bọn e hay phải di chuyển nhỡ nó tóm thì mệt, thôi đành tính phương án về nước hoặc sang nước khác rồi quay lại. Thực là Business mà như Casino vậy!
P/s: Chưa biết ký sự này còn tiếp hay ko, nhưng em xin cảm ơn các cụ đã luôn đồng hành và chia sẻ cùng em trong thời gian qua. Thân mến!



 
Chỉnh sửa cuối:

Heavy Stone

Xe tải
Biển số
OF-457544
Ngày cấp bằng
30/9/16
Số km
288
Động cơ
207,300 Mã lực
Tuổi
51
Cảm ơn cụ chủ rất nhiều đã cho em cảm nhận về một vùng đất lạ. Em đã theo dõi bài của cụ mấy tháng nay, rất bổ ích và lý thú. Cảm ơn cụ một lần nữa và mong tiếp tục được đọc bài của cụ.
 

max payne

Xe tải
Biển số
OF-408638
Ngày cấp bằng
5/3/16
Số km
328
Động cơ
228,652 Mã lực
Tuổi
36
họ là nước nghèo mà 1 đồng của họ = 10 đồng của mình, tiền mình ko có giá mấy các cụ nhỉ
hóng ảnh của của cụ chủ thớt, mà em thấy các cụ hay đánh dấu xem dầm, thế ấn vào đâu để đánh dấu các cụ nhỉ?
giá đồng tiền quy đổi mệnh giá từ USD như vậy ko có ý nghĩa j đâu cụ, 1 đôi dép tổ ong bên mình vd 40k, mà bên nó tới 400k thì tiền bên mình có giá hơn chứ ạ
 

Vô Jô

Xe hơi
Biển số
OF-532544
Ngày cấp bằng
16/9/17
Số km
101
Động cơ
170,220 Mã lực
Em đã định đóng thớt này lại, nhưng mấy hôm nay ngẩn ngơ vì câu chuyện của một đồng nghiệp xảy ra hơn 3 năm trước tại Tanzania, khi bọn em sang thì anh ấy đã được tự do, nhưng giờ đọc những gì anh kể lại thì vẫn thấy kinh hoàng. Xin chia sẻ với các cụ về nhà tù châu Phi qua hồi ký của đồng nghiệp cũ.


(Bài dài đăng làm 3 phần. Có tình tiết bạo lực, xin cân nhắc trước khi đọc!)
Để kính tặng gia đình tôi !
Trân trọng cảm ơn 2 người anh em Đông & Thành, là cán bộ Viettel từng công tác ở Châu Phi!
Thân mến tặng anh em nhà Artyom & Edward!
ÁNH SAO XẸT QUA ĐỈNH KILIMANJARO !
Artyom sinh năm 1963 là anh ruột Edward sinh năm 1972, là người gốc Armenia theo đạo Orthodox (Thiên Chúa Chính thống), mang 2 quốc tịch Nga và Hà Lan. Là chủ một resort kiêm vườn thú tư nhân, Artyom thực hiện chuyến du lịch hoang dã xuyên châu Phi tiện thể ghé thăm Edward tình cờ đang có mặt buôn bán đá quý ở Arusha. Tỉnh lỵ thuộc Tanzania nằm giáp biên giới Kenya này vốn nổi danh là đầu mối giao thương du lịch lẫn điều tiếng khét lẹt về con người bản địa dữ dằn sắt máu. Sân bay Arusha nhỏ và tềnh toàng chỉ phục vụ máy bay tuyến nội địa cỡ nhỏ, đồng thời là căn cứ chính của dàn máy bay từ 4 đến 15 chỗ và khinh khí cầu chuyên chở khách du lịch thuê bao. Có hàng chục công viên quốc gia bảo tồn thú hoang dã gần đó, nổi tiếng thế giới nhất là Serengeti nối liền Maasai Mara và ngọn núi Kilimanjaro. Cơn ác mộng đột ngột ập đến với 2 triệu phú gốc Armenia khi Artyom mua một con khỉ lông đen nom ngồ ngộ với giá 200 usd ở cửa hàng thú cảnh trong thị trấn Arusha. Tốn thêm 700 usd hoàn thiện đầy đủ các loại giấy tờ hợp pháp, ung dung ra sân bay quốc tế Kilimanjaro, cảnh sát bắt giữ họ với lý do xuất khẩu động vật trái phép. Cảnh sát tiếp tục bắt chủ cửa hàng thú cảnh, ba nữ nhân viên Chi cục Quản lý môi trường Arusha thực hiện hồ sơ cấp phép xuất khẩu, rồi bắt và áp giải luôn viên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường Quốc gia tận Dar es Salam cách đó hơn 700 km bằng xe tải. Tất thảy 7 nhân mạng bị tống vào khu giam giữ nghi phạm trong nhà tù Karanga, thuộc quận Moshi nằm trong địa phận tiểu vùng Kilimanjaro. Vùng này bao quanh rặng núi lửa cùng tên đã ngừng phun trào từ lâu, là nơi sản sinh ra loại đá quý độc nhất vô nhị thế giới tục danh Tanzanite, được thị trường tôn vinh bằng cái tên "kim cương tím". Sắc tộc lớn và lâu đời nhất ở đây là thổ dân Masaai săn lùng kim cương tím quanh đỉnh núi 5.894 m cao nhất châu Phi này truyền tụng rằng, kẻ nào may mắn bắt gặp đúng khoảnh khắc có vì sao xẹt ngang qua đỉnh Kilimanjaro sẽ được thần linh ban tặng kim cương vô giá và cuộc sống vĩnh cửu... Quay lại với cuộc bắt bớ tống giam vô lý, đây chỉ là cái cớ để gã Cục phó, bè đảng của tổng thống vừa đắc cử dùng để hạ bệ Cục trưởng thời tổng thống cũ. Là công cụ con cưng bảo vệ chính quyền trong các cuộc tranh chấp, quân đội và cảnh sát luôn được cấp trên dung túng mặc sức lộng hành. Mọi phản ứng dữ dội của nạn nhân và Đại sứ quán Hà Lan đều vô dụng trước tệ quan liêu ỳ trệ cố hữu ở Tanzania, nhất là vào lúc giao thời căng thẳng khi ngài tổng thống mới phải chờ gần 15 năm mới được thế chỗ người tiền nhiệm. Trong thời gian chờ đợi ra tòa, cả 7 nghi phạm buộc phải chịu đựng thử thách sống cùng gần 500 remander (nghi phạm đang xét xử), và hơn 1.000 convicted (tù nhân đã thành án). Con số này tăng dần đều mỗi ngày, cơ quan công quyền cần nhiều tù phạm để có cơ hội kiếm chác bổng lộc và hợp lý hóa tham nhũng kinh phí nên tạm giam nghi phạm 4,5 năm chưa kết án là việc hoàn toàn bình thường. Ngoài một nghi phạm duy nhất người Á, hơn 1.500 nhân mạng đều là người da đen với đủ loại tội danh kinh khủng lẫn kỳ quặc. Karanga là một nhà tù lớn có khuôn viên bao bọc bởi bức tường xây đá hộc kiên cố có từ thời thuộc địa. Khu gia đình cán bộ trại giam như một khu phố nhỏ vây ngoài bức tường, rồi đến khu lao động ngoài trời của tù nhân có hàng rào kẽm gai ngăn cách với đường cái trong lòng thị trấn Moshi. Hai lớp cửa ra vào sơn đen kịt của Karanga nằm dưới trần tháp canh cách nhau khoảng 4×4 mét, hai bên giáp tường các phòng nghiệp vụ của nhà tù được trang điểm bằng vườn hoa trước sân và rặng ôrô xén tỉa vuông vắn cao ngang bụng. Bệnh xá nằm phía góc phải, song song với con đường đất đá lổn nhổn chạy thẳng từ cửa trại vào, 2 bên đường trồng thập cẩm các loại cây lưu niên lẫn hoa lá rau cỏ là những xà lim tù nhân lừng lững nằm cách mép đường và cách nhau vài mét. Sau lưng bệnh xá lại đến 1 bức tường đá có cánh cửa sắt mở vào khu giam giữ nghi phạm, san sát hơn 20 xà lim lớn nhỏ vây quanh khoảng lầy lội. Con số nghi phạm tăng vù vù nên phải nhốt cả vào xà lim bên khu tù nhân. Để không bị nằm bệt chen chúc dưới nền xà lim, anh em Artyom và viên Cục trưởng Môi trường chạy chọt được 3 giường riêng trong tổng số 17 giường ở khu bệnh xá duy nhất trong nhà tù. Tuy quanh năm quá tải các bệnh nhân thương tật ghê rợn hầu hết do bị cảnh sát tra tấn khi lấy cung nhưng ít ra ở bệnh xá có màn, có giường kê cách nhau khoảng 40 cm. Hơn nữa bệnh xá không bị khóa trái từ sáng đến chiều sau khi mở cho tù phạm ra sân như các xà lim khác, đặc biệt nếu ra giữa sân sẽ nhìn thấy rõ nét đỉnh tuyết Kilimanjaro nổi bật trên nền trời, điều mà khu nghi phạm chật chội không thể vì bị tường cao chắn mất tầm nhìn...
...Viên quan tòa giương cặp mắt trắng dã nói cộc lốc với gã châu Á bị còng tay: "Chưa có hồ sơ, 2 tuần sau quay lại". Tôi sốc nặng khi biết không được trả tự do, dù vô tội như gã điều tra viên gật gù nhận định và hứa như đinh đóng cột lúc nhét 500 usd của tôi vào túi. Một người quen nhờ tôi cầm về chiếc túi đeo nhỏ, bên trong chứa vài viên đá quý bé xíu có hóa đơn 2.000 usd của 1 trong vô số tiệm đá quý ở Arusha, mớ vòng tay cườm xanh đỏ của thổ dân Masaai và hơn chục sợi dây chuyền bằng vải đeo nanh sư tử mua trong tua du lịch. Ngày 15 tháng 12, đang mơ màng ngắm dãy Kilimanjaro từ phòng chờ ra máy bay bỗng mấy viên cảnh sát cả đồng phục lẫn thường phục ập tới chìa thẻ, yêu cầu người khách Ấn Độ ngồi cạnh và tôi theo một ngách riêng ra phòng kiểm tra an ninh bên ngoài để khám xét hành lý. Lão chỉ huy mặc bộ vét đen bệ vệ quát tháo chỉ trỏ nhân viên tua lại một loạt màn hình camera giám sát gắn trên tường. Hãng hàng không 5* quy định hành lý xách tay mỗi khách chỉ 1 túi 7 kg, cảnh gã người Ấn khệ nệ xách 2 cặp pilot căng phồng từ WC đi ra khiến lão nổi giận lôi đình vì biết có kẻ qua mặt. Phút trước 1 nhân viên dưới quyền giả bộ ra car park có việc, cởi bỏ bộ cảnh phục vứt lại rồi leo lên xe biến mất. Sau này tôi mới biết có tổng cộng 7 nhân viên cả cảnh sát lẫn hải quan lẫn hàng không toa rập đưa 2 cặp đầy ắp đá quý vào 1 ngăn WC trong phòng chờ khóa lại rồi giao chìa cho gã xách hàng. Mới bật nắp đã phơi bày những túi zip nilon trong suốt lấp lánh thứ đá màu xanh tím, lập tức một chiếc chăn dạ lớn được trải rộng hứng trọn mọi thứ được đổ ra. Trong lúc 6 nhân viên cảnh sát bận rộn suốt mấy tiếng châu đầu kiểm đếm và quay phim số quặng đá la liệt phân theo các cỡ, 3 người Ấn ăn vận sang trọng từ ngoài được dẫn vào phòng trưởng đồn. Gã thanh niên bị tóm thản nhiên cho tôi biết, chủ gã sẽ thương lượng với chính quyền về số đá trị giá gần 3 triệu usd để y sớm được trả tự do, còn tôi sẽ phải tìm một luật sư giỏi và cần chuẩn bị một đống tiền. Quả thật chỉ chục ngày sau gã ung dung thoát khỏi nơi giam giữ sau khi ra tòa viết giấy từ bỏ chỗ đá quý cho nhà nước. Báo chí truyền hình đăng tải ầm ỹ chiến công bắt buôn lậu quặng kim cương tím trị giá 1 triệu 500 ngàn usd, không rõ đám phóng viên có biết gì về biên bản bàn giao tang vật cảnh sát đã làm lại chỉ còn nửa cơ số thực tế hay không! Phần tôi tìm mọi cách liên lạc với người gửi hàng đều không được, viên chỉ huy cảnh sát sân bay cười nhạt với gần 3.000 usd tôi có, y vừa ăn một cú quá đậm và hất hàm sai lính áp giải tôi sang đồn cảnh sát Arusha tạm giam ngay trong đêm. Ở đó ban ngày đi cung bên Ban điều tra liên ngành Bảo vệ môi trường khá ngọt nhạt vì nước da tôi sáng màu, không phải nghi phạm hình sự và có chút tiền giắt lưng. Ban đêm trở về khu tạm giam trong đồn cảnh sát mới thật kinh tởm, gian buồng chưa đầy 20 m2 chia làm 3 ngăn nhỏ lèn hơn 50 người ngồi bệt úp thìa gục đầu lên lưng nhau, đến nỗi vài kẻ phải thay phiên đu bám trên song sắt như những con khỉ đột. Tôi chịu mất 100 usd/1 đêm để gã lính ôm AK nằm gác cửa buồng nhường một chỗ nằm co quắp cạnh y, gí mũi vào khe cửa sát đất hòng hít lấy hít để chút không khí bụi bặm bên ngoài lọt vào. Nhưng vẫn chưa là gì so với những tiếng rú hãi hùng của cả đàn ông đàn bà quanh đó vọng đến nghe dựng tóc gáy, nghe kể cảnh sát Tanzania vô cùng tàn bạo... Chưa kịp hỏi quan tòa hết câu, gã lính áp giải kéo xềnh xệch tôi ra khỏi phòng xét xử. Còn hàng chục kẻ lúc nhúc trong buồng tạm giam dưới sân đang chờ được dẫn giải ra trước vành móng ngựa. Tốp cảnh sát đồng phục màu xi-măng ở đồn đưa tôi ra tòa đã đi khỏi từ bao giờ. Một vòng cung xen kẽ lính rằn ri mũ nồi đỏ và cảnh sát trại giam đồng phục nâu sẫm gườm gườm chĩa thẳng nòng tiểu liên bạc phếch vào lũ phạm lẽo đẽo lên xuống công đường.
Chiếc xe tải cũ nát đóng lồng sắt chở khoảng 30 con lợn là vừa. Nó ậm ạch cõng hơn 60 con người la hét như phát rồ từ tòa án về nhà tù Karanga. Dưới bóng chiều nhập nhoạng, lũ người nhem nhuốc hôi hám lần lượt chui qua cánh cửa đen kịt lọt thỏm dưới dãy tường đá cao ngất vào sân, giữa hai hàng lính quân phục nâu lăm lăm súng ống, roi vút đen đét lùa tất cả xếp hàng thành hai khối phạm mới và cũ. Tất cả đều bị lính coi tù khám xét nhưng dễ thấy có sự phân biệt đối xử. Một số chỉ bị sờ nắn hỏi han tương đối, số khác phải tự lột truồng, dạng chân ngồi xổm, hai tay chống nạnh nối đuôi nhau nhảy vòng tròn như ếch. Cảnh tượng bi hài trở nên tàn bạo khi có bất kỳ dị vật gì rơi ra, thường là thuốc lá, tiền, diêm... là những cú đánh rất chuyên nghiệp kèm theo tiếng kêu la của kẻ ăn đòn. Mệt rũ xác sau 3 đêm thức trắng, ái ngại tình cảnh trước mắt tôi vội tới gần một gã cầu vai nhiều sao vạch đang hách dịch vung vẩy cây can bịt đồng vàng chóe. Hỏi han vài câu chớp nhoáng và tốn 200 usd, thay vì vào xà lim "học tập" như dân bản xứ, (tù phạm con so từ tòa về đều phải qua vài đêm đầu ở xà lim đặc biệt, có bộ sậu rắn mặt chuyên dạy "luật tù" cho kỳ thuộc lòng mới thôi, tất nhiên càng chậm thuộc càng ăn đòn nhiều), gã đại úy đặc cách cho tôi đêm nay ngủ trong xà lim convicted của "tù nhân danh dự" có khổ người to lớn tên là Marmus, một cựu sinh viên Y khoa đã thi hành 24 năm trên bản án 30 năm tội cướp của, bắn chết người. Người tù lão làng nom phương phi đạo mạo phụ trách bệnh xá trong tù, giọng nói trầm ấm đầy uy lực ít nhiều vẫn giữ được dáng vẻ đàng hoàng như một bác sĩ khả kính. Luật bất thành văn hình như nhà tù nào cũng thế, những tù nhân và nghi phạm số má nhất sẽ làm trưởng phó xà lim kèm theo những quyền lực cũng bất thành văn. Marmus khá cởi mở khi tôi đem tất cả vốn hiểu biết ít ỏi về ngành y dược ra đưa chuyện, tranh thủ hỏi thăm vài điều thiết yếu trong tù, hôm sau tôi xin về xà lim số 5 bên nghi phạm. Trưởng xà lim là Karim, một thanh niên Hồi giáo gia tộc buôn đá quý ở Arusha, dù đã bị giam cầm 4 năm y vẫn duy trì được thân hình lực sĩ và gương mặt chữ điền đẹp như diễn viên Hollywood. Điềm đạm ít lời, Karim là người nổ súng bắn chết hai gã bạn hàng lật kèo một phi vụ kim cương tím. Tuy nhiên 7 tên trong băng của y tham gia hôm đó không ai chịu khai nhận nên tòa chưa thể kết án. Họ chia nhau trấn giữ 6 trong tổng số hơn 30 xà lim tạm giam. Phó xà lim số 5 là Johnson, cựu cảnh sát sân bay bị cáo buộc nhiều lần tiếp tay đưa hàng chục kg hêrôin lên máy bay đi châu Âu. Lùn tịt như quả bóng, Johnson theo đạo Thiên chúa nhưng rất giảo hoạt và khốn kiếp, bị tạm giam hơn 3 năm y chuyên bóp nặn tù mới và làm chỉ điểm cho cai tù. Ánh mắt sắc lẹm, gã ra oai ngay với ma mới vừa nhập phòng đầu giờ sáng: "Mày phải học để sống sót trong nhà tù này lâu dài, no money no honey". Cụm từ "tù lâu dài" làm tôi muốn phát điên nên nhìn trừng trừng vào mắt gã và tỏ ra cứng cỏi vì không còn gì để mất: "Tao ở Arusha đã 3 năm, tao có nhiều bạn tốt ở đó và sẽ sớm ra khỏi đây". Đang tập thể dục gần đó nghe thấy hết, Karim khoát tay cho Johnson ra chỗ khác rồi nhẹ nhàng nói với tôi những lời tôn kính đến bất ngờ "Người như Cha, như anh, như người ruột thịt của tôi. Hãy ở bên tôi đừng lo lắng, một ngày tốt lành Người sẽ thoát khỏi nơi này và trở về nhà". Vì người Islam có lệ rộng lượng với kẻ sa cơ như tôi từng nghe đâu đó kể lại? Hay vì Arusha là nơi đất và người khét tiếng dữ dằn mà tôi đã tồn tại được ở đó 3 năm, mà y là dân chính gốc dòng tộc có sao số? Chỉ lờ mờ đoán về cơ may không rõ nguyên do nhưng rõ ràng là tôi có phúc khi được sát thủ này tỏ ra kính trọng. Sau này tôi biết thêm anh ta rất tự trọng và đã giúp tôi khá nhiều việc bằng quyền lực của mình mà không hề đòi hỏi bất kỳ điều gì. Karim nói ngắn gọn với gã "trợ lý" tên là Ma-panh-gôi nằm dưới ô thông gió cách nệm của anh ta 40 cm, lập tức y cuốn gói nhường chỗ cho tôi. Tôi mừng vì thấy cả hai nệm cạnh mình tạm gọi là sạch sẽ, ít nhất tấm vải bọc dầy cộp tự sắm cũng ngăn cách người ngợm đỡ dính trực tiếp vào tấm nệm rách tươm trạt vết cóc cáy kinh tởm dưới sàn xi-măng vỡ lỗ chỗ. Duy chỉ 4 tấm của 4 "sĩ quan" được đặt cách nhau ở góc xa WC nhất. 13 nệm đơn bẩn thỉu khác xếp san sát nhau cho 24, đôi khi sẽ là 26, 27 con người mặc tình nằm ngồi chồng chéo đến sát WC, là 1 ngăn rộng tầm 70cm có bức tường cao ngang ngực che bằng bao tải dứa lờm xờm. Mỗi sáng khoảng 50 trên 500 nghi phạm có hồ sơ nhiễm HIV, quỳ trên nền đất lầy lội trước cửa phòng quản giáo lĩnh vài viên thuốc gì đó không bao bì tem mác. Karim cho tôi biết con số bị Siđa thực tế ít nhất gấp 3 lần thế nhưng chẳng ai hơi đâu quan tâm. Dài dòng như vậy để biết chỗ nằm dưới ô thông gió cao ngang ngực của tôi VIP thứ nhì xà lim, chỉ sau chỗ nằm cạnh cửa ra vào của trưởng buồng. Sinh hoạt khác cũng tương đương vị thế, nước dẫn từ Kilimanjaro xuống lạnh buốt như đá, sáng có người xách ra sân phơi nắng để chiều tắm, có người rửa ca cốc và giặt quần áo treo lên song sắt, không ai được sử dụng WC trong giờ các "sĩ quan" ăn uống, và vài đặc quyền lặt vặt khác... Trong tù mọi nhu cầu vớ vẩn nhất đều phải đổi chác bằng tiền hoặc vật chất, những kẻ thấp cổ bé họng chịu phần làm việc nặng nhọc bẩn thỉu và khổ sở đủ đường. Đám nghi phạm đói rách hau háu chia nhau thêm phần ugali bằng bột hôi chấm muối hột, vài hạt đậu răng ngựa sượng trân trong ca lõng bõng nước, đó là xuất ăn nhà tù của vài ba "sĩ quan" không màng đến vì chỉ ăn đồ đặt bên ngoài được phép chuyển vào ngày 1 lần. Cám cảnh, tôi thường san sẻ cho họ vài thứ nghèo nàn như xà phòng giặt, nước suối, lạc nhân, tất cả mua bằng tiền ký sổ qua dịch vụ của cai tù. Với họ vỏ chai nhựa cũng là tài sản tốt dùng đựng nước uống ban ngày múc từ bể ngoài sân. Nước đã hiếm hoi lại lạnh buốt vì nguồn từ núi đá chảy xuống, chỉ tù phạm "sĩ quan" có mỗi người 1 xô nước riêng do "lính" hứng và xách ra sân phơi nắng sẵn để tắm sau giờ điểm danh chiều, số còn lại tự liệu mà điều tiết tất tật sinh hoạt bằng số nước sau 22 h mới chảy ri rỉ ra vòi trong WC. Biết tính thâm hiểm và thù dai của Johnson, Karim giới thiệu tôi làm bạn hút thuốc với Iddy trong băng anh ta. Tay thợ săn thiện xạ người Sudan có cặp mắt lạnh toát của loài rắn, cao gầy nhưng cơ bắp của Iddy rắn đanh, y tỏ vẻ hài lòng sau khi bắt và bóp chặt tay nhau theo kiểu đồng bọn tôi gọi y là Đinh Sắt. Quan trọng là Johnson sợ Đinh Sắt lấc cấc hơn cả Karim điềm tĩnh vì biết gã nhập cư này sẵn sàng lạnh lùng ra tay với bất cứ ai gây chuyện với bạn hắn.
Trong các cuộc làm ăn xa xứ tôi thường đơn độc đi về, phần vì ít đồng minh đáng tin cậy, nhưng lý do chính vì không muốn người thân lo lắng. Đại gia đình đa số toàn người tri thức hiền lành, có lẽ tôi là kẻ duy nhất quá nửa đời chưa hết máu phiêu lưu liều lĩnh. Bị tống giam trước Noel một tuần, tôi biết 2 tháng Tết tây rồi Tết ta đằng đẵng sẽ cô độc vô vọng. Muốn gửi thư ra ngoài, phải viết bằng tiếng Anh hoặc Swahili, nộp cho sĩ quan điều tra của trại kiểm duyệt nội dung một cách máy móc từng từ ngữ, kỹ lưỡng đến mức ngu xuẩn rồi mới được đưa cho người mang cơm nhờ gửi đi, tất nhiên phải trả tiền. Tìm hiểu từ mọi đầu mối thông tin, tôi quyết định không nhờ Đại sứ quán trợ giúp dù có ông anh kết nghĩa phẩm hàm cỡ thứ trưởng rất quý mến thằng em. Công hàm công văn chỉ thêm khiêu khích thói tham nhũng và trì trệ nhất hạng mà quốc tế đã lên án nhưng cũng bằng thừa ở châu lục này. Nhà chức trách không được tiền đút lót thì phải được công, bé phải xé ra to cho bõ ghét. Rất lâu trước khi nghe Johnson nói "No money no honey", tôi đã quá hiểu câu đó thậm chí nhiều lần trả giá đắt để đổi lấy kinh nghiệm từ những ngày đầu đặt chân đến lục địa đen... Thắt ruột nhớ thương mẹ già mong ngóng và lo lắng, tôi tìm cách đút lót cai tù cho gọi điện về nhà nhưng bị từ chối thẳng thừng điều nghiêm cấm. Lại là Karim đã thực hiện việc khó như lên trời trong đêm gác của cháu viên trại trưởng. Đứng nghiêng đầu qua song sắt cửa thông gió, gã thượng sĩ cầm điện thoại áp vào tai tôi. Mới thì thào được vài phút đã hết tiền và ngắt kết nối. Tôi chỉ muốn đập vào mặt gã vì đã chi 100 usd và dặn đi dặn lại phải nạp sẵn 10 usd là thừa đủ cước gọi hơn nửa giờ. Xin lỗi những người da đen tử tế! Đa số những kẻ tôi biết dọc mấy nước Đông Phi này đều keo bẩn trong mọi tình huống và có máu phản trắc ở mọi cấp độ! Ngay lập tức đã có kẻ bẩm báo sự việc bằng cách nào đó. Sáng sớm hôm sau trận lục soát như phá diễn ra bên khu nghi phạm, tôi và nhiều người nữa mất toi số tiền và vài vật dụng nho nhỏ khó khăn lắm mới tuồn vào được giấu ở mọi ngóc ngách bí mật. Tiếp theo là toàn bộ nghi phạm bị lùa đứng xếp hàng ngoài sân nghe cai tù cảnh cáo dọa nạt cả buổi sáng. Tôi chối phăng vì biết kẻ chỉ điểm (dễ đoán biết là ai) có cho kẹo cũng không dám đứng ra làm chứng. Viên thượng sĩ bị kỷ luật tống đi nơi khác. Còn tôi lại mất công giải thích với Đinh Sắt không nên động thủ vào lúc này rất nguy hiểm vì tôi đã hết tiền ứng phó nếu lỡ có sự cố.
Càng ngày tôi càng kinh hãi khi tìm hiểu các loại cáo buộc hoặc bản án vừa bất công vừa tàn nhẫn của bao phận người trong trại tù. Mỗi lần xin phép chui qua cánh cửa sắt ngăn cách khu tù nhân và khu nghi phạm để ra bệnh xá thăm Marmus, tôi cố tránh không nhìn lên rặng Kilimanjaro. Ước lượng bằng mặt trời và bản đồ trong đầu, nhiều đêm tôi thức trắng vì biết hướng quê nhà xa lắm lắm sau triền núi âm u kia. Trong mây mù lãng đãng, trong nắng quái chiều hôm, trong mưa bão trắng trời, đỉnh tuyết lạnh lùng ngạo nghễ thách thức bất kỳ ai vượt qua nó. Chẳng ước vọng sao xẹt gì như người Masaai mơ kim cương bất tử, tôi đau thắt ngực với linh cảm khó lòng vượt qua ngọn núi ngàn năm sừng sững ấy mà trở lại quê hương, cũng như không thể sống nổi lấy 1 năm trong điều kiện tồi tệ thế này. Mới 2 tháng tù tôi đã sụt 12 kg và bạc trắng râu tóc như một lão già hom hem, ngày đêm nghĩ nát nước mọi cách trốn chạy hoặc vượt ngục thoát khỏi nơi này. Khi anh em Artyom nhập trại, họ tìm đến làm quen đồng hương châu Á (Armenia thuộc Tây Á, người Armenia tinh khôn và ranh mãnh có tiếng). Khâm phục thái độ lạc quan tích cực và tính tình hài hước của cả hai anh em, bản thân khá thông thuộc đất nước Hà Lan và từng qua Nga vài lần, tôi mau chóng thân thiết và học được ở họ nhiều điều thú vị. Khi chị gái tôi bay sang tiếp ứng và dúi tiền đút lót trại trưởng, cộng với những vết phồng rộp lẫn lở loét chi chít sẵn có do kiến ba khoang, tôi đành chuyển từ xà lim số 5 ra một giường đối diện Edward trong bệnh xá. Nói đành vì thực ra nếu không có anh em Artyom tôi chẳng muốn ăn ngủ giữa đám bệnh nhân đau đớn thê thảm chút nào. Nhưng lúc này tôi cần có nhiều thời gian bàn bạc, thống nhất quan điểm với họ rằng cần tìm hiểu kỹ lưỡng và kết bạn với nhiều số phận quái lạ của cai tù và tù phạm là cách duy nhất để tìm ra con đường thoát khỏi Karanga. Nhân tiện xin nói thêm, ngót 20 năm qua hàng chục nước khắp các châu lục, làm khá nhiều nghề đủ để va vấp vô số loại cảnh sát nhưng tôi chưa từng nếm mùi tù tội. Vốn say mê và khâm phục cuộc phiêu lưu của Henri Charrieri trong tự truyện "Papilon, người từ khổ sai", tôi đâu ngờ có ngày được (hay bị) chiêm nghiệm một đoạn đường đày ải mà ông Bướm đã từng...
( Phần 1/3, trích đoạn hồi ức "Bướm và tôi")
 

Multivan_cz

Đi bộ
Biển số
OF-480964
Ngày cấp bằng
30/12/16
Số km
3
Động cơ
195,359 Mã lực
Quá hay, cảm ơn cụ. Em đánh dấu để tiếp tục hóng. mong cụ đều tay ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top