Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Hiện nay tăng ngân sách không thể bằng cách tăng thuế
+ Thưa TS Lê Đăng Doanh, câu chuyện BOT Cai Lậy chỉ là một câu chuyện nhỏ trong chuỗi những sự bức xúc của người dân trước những gánh nặng về thuế phí hiện nay: thuế bảo trì đường bộ, thuế môi trường, thuế xe, thuế đất tăng đột biến hay dự thảo tăng thuế giá trị gia tăng sắp tới... gánh nặng về thuế trong bối cảnh thu nhập người dân không cao, dường như người Việt Nam đang phải oằn mình chịu một mức thuế và các loại chi phí quá lớn do với sức mình?
TS Đăng Doanh: Cái đó là không phải bàn cãi! Với mức thu nhập trung bình thấp của Việt Nam (hơn 2.160 đôla/người) thì Ngân hàng Thế giới khuyên chúng ta chỉ nên huy động 18% GDP thôi. Hiện nay, ta huy động 31-35% GDP, thực sự là cao quá mức, đẩy gánh nặng thuế khóa lên người dân.
Vậy đâu sẽ là lời giải cho bài toán ngân sách?
TS Lê Đăng Doanh: Nghị quyết 07/2016 của Bộ Chính trị có cho biết rõ, phê phán hàng loạt các điều: chi tiêu ngân sách, đầu tư công kém hiệu quả... Bây giờ phải thực hiện theo cái đó, phải nhìn vào hiện thực chứ không phải tăng thuế. Ví dụ như chúng ta phải quyết tâm giảm biên chế, giảm diện Nhà nước trả lương. 30% công chức là không có tác dụng, vậy thì hãy giảm đi.
Không phải không có cách nếu chúng ta ngừng xây tượng đài, ngừng việc mua vé hạng thương gia cho quan chức cỡ vừa vừa, cân nhắc kĩ trước mỗi quyết định chi ngân sách như một người nghèo đang thắt lưng buộc bụng! Đó mới là cách giải quyết khó khăn hiện nay chứ không phải đẩy gánh nặng thuế lên người dân, biến người dân thành con nợ của nền kinh tế.
So sánh với Trung Quốc, họ thu nhập 8.100 đô/người mà họ huy động 17% GDP thôi, tức là phần họ để lại cho người dân rất cao. Cho nên tôi phải cảnh báo việc chúng ta hiện nay đang có nguy có trở thành một nước có mức thuế cao.
Những loại thuế phí tăng liên tục gần đây chính là để giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách.
+ Và chuyện thâm hụt ngân sách đó là do dân đóng thuế chưa đủ hay gì khác?
TS Lê Đăng Doanh: Chúng ta thâm hụt ngân sách vì chúng ta đầu tư tràn lan, để thất thoát quá nhiều và chúng ta chi tiêu một cách quá tùy tiện. Có một đại biểu Quốc hội từng phát biểu rằng nếu cứ chi tiêu như thế này thì không ngân sách nào chịu được....
+ Vậy đâu sẽ là lời giải cho bài toán ngân sách?
TS Lê Đăng Doanh: Nghị quyết 07/2016 của Bộ Chính trị có cho biết rõ, phê phán hàng loạt các điều: chi tiêu ngân sách, đầu tư công kém hiệu quả... Bây giờ phải thực hiện theo cái đó, phải nhìn vào hiện thực chứ không phải tăng thuế. Ví dụ như chúng ta phải quyết tâm giảm biên chế, giảm diện Nhà nước trả lương. 30% công chức là không có tác dụng, vậy thì hãy giảm đi.
Không phải không có cách nếu chúng ta ngừng xây tượng đài, ngừng việc mua vé hạng thương gia cho quan chức cỡ vừa vừa, cân nhắc kĩ trước mỗi quyết định chi ngân sách như một người nghèo đang thắt lưng buộc bụng! Đó mới là cách giải quyết khó khăn hiện nay chứ không phải đẩy gánh nặng thuế lên người dân, biến người dân thành con nợ của nền kinh tế.
+ Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
Hương Thảo Nguyên (thực hiện)