Em vớ được bài này trên mạng, đem thử vào đây xem có hợp không.
Phương pháp xử lý khủng hoảng truyền thông 3C
Hiện nay, thương trường ngày càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết, khi miếng bánh thị phần là hữu hạn, trong khi các công ty cạnh tranh mọc lên như nấm sau cơn mưa. Vì vậy, không có gì lạ khi một ngày nào đó bạn chợt nhận ra công ty mình đang rơi vào một cuộc khủng hoảng truyền thông đáng sợ, mà nguyên nhân có thể là chủ quan, do yếu kém trong một khâu nào đó, hay khách quan, do đối thủ cạnh tranh gài bẫy. Lúc đó bạn sẽ làm gì?
Thực ra, xét về bản chất, truyền thông tuy được mệnh danh là quyền lực thứ 4, nhưng nó thiếu một sự vững chắc nhất định, do phụ thuộc phần lớn vào tâm lý của dư luận. Mà dư luận thì nổi tiếng xưa nay với tính chất bốc đồng, nhưng lại mau quên, cho nên, chỉ cần bạn bình tĩnh và áp dụng đúng những bước sau là bạn có thể thành công đưa công ty bạn qua được cơn bão truyền thông đáng sợ đó, hơn nữa, bạn đôi khi có thể nhân cơ hội đó để đưa vị thế của công ty mình lên một tầm cao mới.
Bước 1: Khi khủng hoảng truyền thông xảy ra, và đối thủ của bạn đang tập trung nhiều nguồn lực để đánh quỵ bạn trên mọi phương diện.
Giai đoạn này là giai đoạn khó khăn nhất đối với bạn, yêu cầu bạn phải xử lý thật tốt, nếu không sẽ để lại hậu quả rất nặng, và vết thương cũng sẽ rất lâu lành, thậm chí nó có thể giết bạn ngay lập tức.
Ở giai đoạn này, công việc bạn cần làm là lập tức thừa nhận khủng hoảng là có thật, và cam kết sẽ tập trung mọi nguồn lực để xử lý nó. Sau khi tuyên bố xong, bạn sẽ chứng minh cho dư luận biết là bạn đang thực sự giải quyết công việc, và kèm theo là một hạn định cho việc hoàn thành nó.
Bước 2: Dùng chính dư luận để đánh lại dư luận.
Ở bước này, yêu cầu đối với bạn là sự khéo léo. Bởi nếu không, đối thủ sẽ nắm được sơ hở của bạn, và vạch mặt bạn. Hậu quả lúc này có thể sẽ tồi tệ hơn rất nhiều.
Vậy bạn nên làm gì ở bước này?
Bạn sẽ phải nỗ lực tạo ra nhiều nguồn dư luận khác nhau, với tiếng nói đa dạng, tuy nhiên, đều có mục đích định hướng dư luận về luận điểm, khủng hoảng đang xảy ra tại công ty bạn có thể là một đòn xấu chơi do đối thủ dành tặng. Vâng, khi những luồng tin đồn 7 hư 3 thực đủ mạnh, đủ lâu, và đủ tần suất, thì lúc đó, dư luận chống đối công ty bạn đã nhừ đòn rồi. Họ sẽ tĩnh tâm lại, và xem bạn đang làm gì? Và tất nhiên, bước 1 mà bạn đã thực hiện sẽ giúp họ nhận ra sự cầu thị của công ty đối với họ.
Bước 3: Bước này sẽ là bước lặp lại bước 1 và bước 2, sao cho những vòng lặp về sau sẽ giảm đi mức độ nghiêm trọng của vấn đề, cho tới một lúc nào đó, dư luận sẽ cho rằng, cái vấn đề mà công ty bạn đã gặp phải thực ra nó chẳng đáng được gọi là vấn đề. Đến đây bạn đã thành công rồi đó. Tuy nhiên, bạn sẽ nên làm thêm bước 4.
Bước 4: Sau khi dư luận đã tha thứ cho lỗi lầm của bạn, đó chính là lúc bạn nên đưa ra những tuyên bố về kết quả của bước 1, với một cam kết chắc chắn về chất lượng của công ty sẽ được nâng cao kể từ sau lời tuyên bố. Lúc đó, vị thế của công ty bạn sẽ được nâng cao hơn rất nhiều so với chính bản thân trước trong mắt dư luận.
Ví dụ: Vụ con ruồi trong chai nước ngọt.
Bước 1: Nhanh chóng nhận lỗi đó là do sơ suất trong khâu sản xuất. Lập tức thu hồi và đổi sản phẩm tương đương. Song song đó lập ban điều tra, kiểm định chất lượng nội bộ, xây dựng một bộ kiểm soát chất lượng mới, đồng thời quảng bá mạnh về dây chuyền sản xuất cũng như các khâu từ thí nghiệm cho đến đóng chai thành phẩm, phân phối, v.v.
Bước 2: Tạo ra dư luận về những đối thủ cạnh tranh ngáo ộp, v.v. Và có thể thêm những phân tích về rủi ro trong các khâu, đặc biệt nhấn mạnh vào rủi ro trong khâu nào đó mà người tiêu dùng có thể chấp nhận được. Tổ chức các cuộc thi góp ý sao cho ngăn chặn được những rủi ro khách quan đó, v.v.
Bước 3: Lặp lại hai bước trên.
Bước 4: Tuyên bố thành công với một loạt hình ảnh, mẫu mã mới.
...
Nguồn: sưu tầm không rõ nguồn