Sau 3 thập kỷ cố gắng, Séc đã đuổi kịp để cùng với Slovenia, Phần Lan và Hà Lan, là một trong những quốc gia thành viên EU có tỷ lệ trẻ em có nguy cơ nghèo đói hoặc bị loại khỏi sự bảo hộ của xã hội thấp nhất. Lý do chính là tỷ lệ thất nghiệp thấp trong thời gian dài ở Cộng hòa Séc, chênh lệch lương tương đối thấp trong nền kinh tế quốc gia, khả năng tiếp cận công việc và giáo dục của người dân cũng như hệ thống xã hội đang vận hành khá hiệu quả.
* Những thành phần nào bị coi là “nghèo” và không có được sự bảo hộ của xã hội?
Theo định nghĩa của EU, bất kỳ thành phần nào có một trong ba điều kiện sau, đều bị coi là nghèo hoặc bị thiếu thốn trên phương diện bảo trợ của xã hội:
- thu nhập của hộ gia đình thấp hơn 60% mức lương trung bình, trong khi đối với nhiều hộ gia đình, thu nhập đủ điều kiện được tính lại theo trọng số có tính đến số người lớn và trẻ em sống trong hộ gia đình đó.
- hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt vật chất và điều kiện sinh hoạt đáng kể so với mức trung bình của xã hội.
- sống trong một hộ gia đình có tỷ lệ thành viên tham gia vào lực lượng lao động rất thấp và về cơ bản tất cả các thành viên trong hộ đều đang thất nghiệp.
Theo đánh giá của EU, những xã hội mà có một số lượng lớn công dân sống trong nghèo đói hoặc không được đảm bảo mức bảo hộ tối thiểu của xã hội, có thể xảy ra các tác động tiêu cực đến toàn xã hội, ví dụ điển hình nhất là tỷ lệ tội phạm sẽ gia tăng.
Theo thống kê của ủy ban EU, tới cuối năm 2023, hiện có khoảng 20 triệu trẻ em và thanh thiếu niên nghèo khó hoặc không được xã hội bảo trợ đang sống trong các quốc gia là thành viên của khối EU. Mức trung bình của tỷ lệ này trên toàn Liên minh châu Âu là 24,8%.
Tình hình tồi tệ nhất là ở Romania (39%), Tây Ban Nha (34,5%), Bulgaria (33,9%), Hy Lạp (28,1%), Ý (27,1%), Pháp (26,6%), ở Luxembourg (26,1%). Slovakia (25,3%) và Malta (25,2%).
Tình hình tốt nhất là ở Slovenia (10,7%), Phần Lan (13,8%), Hà Lan (14,3%), Cộng hòa Séc (15,0%), Đan Mạch (15,3%), Síp (16,7%), ở Ba Lan (16,9%) , ở Croatia (17,3%) và ở Estonia (18,3%).
P/S: Như vậy có thể thấy, kể từ thập niên 90 của thế kỷ trước, một số nước thuộc khối Đông Âu cũ đã cố gắng vươn mình, để giúp đỡ thế hệ trẻ có được cuộc sống bình an hơn, mặc dù các quốc gia này vẫn chưa phải là những quốc gia giàu có tại EU như Slovenia, Czechia, Ba Lan, Croatia và Estonia.
* Những thành phần nào bị coi là “nghèo” và không có được sự bảo hộ của xã hội?
Theo định nghĩa của EU, bất kỳ thành phần nào có một trong ba điều kiện sau, đều bị coi là nghèo hoặc bị thiếu thốn trên phương diện bảo trợ của xã hội:
- thu nhập của hộ gia đình thấp hơn 60% mức lương trung bình, trong khi đối với nhiều hộ gia đình, thu nhập đủ điều kiện được tính lại theo trọng số có tính đến số người lớn và trẻ em sống trong hộ gia đình đó.
- hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt vật chất và điều kiện sinh hoạt đáng kể so với mức trung bình của xã hội.
- sống trong một hộ gia đình có tỷ lệ thành viên tham gia vào lực lượng lao động rất thấp và về cơ bản tất cả các thành viên trong hộ đều đang thất nghiệp.
Theo đánh giá của EU, những xã hội mà có một số lượng lớn công dân sống trong nghèo đói hoặc không được đảm bảo mức bảo hộ tối thiểu của xã hội, có thể xảy ra các tác động tiêu cực đến toàn xã hội, ví dụ điển hình nhất là tỷ lệ tội phạm sẽ gia tăng.
Theo thống kê của ủy ban EU, tới cuối năm 2023, hiện có khoảng 20 triệu trẻ em và thanh thiếu niên nghèo khó hoặc không được xã hội bảo trợ đang sống trong các quốc gia là thành viên của khối EU. Mức trung bình của tỷ lệ này trên toàn Liên minh châu Âu là 24,8%.
Tình hình tồi tệ nhất là ở Romania (39%), Tây Ban Nha (34,5%), Bulgaria (33,9%), Hy Lạp (28,1%), Ý (27,1%), Pháp (26,6%), ở Luxembourg (26,1%). Slovakia (25,3%) và Malta (25,2%).
Tình hình tốt nhất là ở Slovenia (10,7%), Phần Lan (13,8%), Hà Lan (14,3%), Cộng hòa Séc (15,0%), Đan Mạch (15,3%), Síp (16,7%), ở Ba Lan (16,9%) , ở Croatia (17,3%) và ở Estonia (18,3%).
P/S: Như vậy có thể thấy, kể từ thập niên 90 của thế kỷ trước, một số nước thuộc khối Đông Âu cũ đã cố gắng vươn mình, để giúp đỡ thế hệ trẻ có được cuộc sống bình an hơn, mặc dù các quốc gia này vẫn chưa phải là những quốc gia giàu có tại EU như Slovenia, Czechia, Ba Lan, Croatia và Estonia.