Em vừa đi qua một con phố rợp bóng hoa anh đào nên dừng xe làm đôi kiểu ảnh chào buổi sáng. Giờ em chuẩn bị sang vùng Munchen có chút việc.
Chúc gấu nhà bác sớm xuất viện!!!!Sáng nay nhóc nhỡ nhắn tin cho em nói là hôm nay con đi thi đấu cùng đội bóng trên thành phố tỉnh, cách nhà khoảng 100 km, nơi mẹ tụi nhỏ đang nằm điều trị. Nhóc nói nếu bố về thì ghé qua sân bóng đón con rồi ghé qua thăm mẹ.
Thế nên xong việc ở Munchen là em chạy về luôn, nhưng về tới sân bóng thì đội của nhóc con đá xong rồi. Nhóc nói với ông Huấn luyện viên là ở lại sân chờ bố tới đón, chứ không về xe bus cùng đội bóng. Em có nói chuyện qua với ông HLV là cho cháu chờ ở đó để em về đón cháu rồi đưa vào viện thăm mẹ. Ông ấy hỏi khoảng bao lâu nữa thì em về tới đây, em nói chắc khoảng gần tiếng nữa. Nên ông ấy nói vậy thì ông ấy cho đội bóng nghỉ ngơi, giao lưu và thăm quan phòng chuyền thống của đội chủ nhà, để chờ em về.
Hai bố con vào thăm mẹ tới 17h chiều thì nhóc lớn cũng chở em vào thăm mẹ. Nhóc lớn tuần trước đi thi đấu giải hội thao Phòng cháy chữa cháy của huyện, đội nằm trong nhóm Top 5 nên tuần này lại được đi thi đấu tiếp. Nhóc lớn nhà em đăng ký tham gia tập luyện cùng đội PCCC của thị trấn gần nhà, tuy chưa có lương nhưng được đào tạo và tập luyện khá chuyên nghiệp.
View attachment 7815166
Giờ mấy nhóc đưa nhau về nhà, em ở lại với mẹ tụi nhỏ. Tụi em ngồi ở ban công bệnh viện ngắm cảnh, rồi cùng xem phim. Tụi em đang xem cái phim "A tourist's guide to love" quay tại Việt Nam.
View attachment 7815168
Hy vọng là sang tuần sau mẹ tụi nhỏ nhà em được xuất viện.
Ông huấn luyện viên chu đáo cụ nhỉ, chúc mợ nhà cụ mau khỏe.Sáng nay nhóc nhỡ nhắn tin cho em nói là hôm nay con đi thi đấu cùng đội bóng trên thành phố tỉnh, cách nhà khoảng 100 km, nơi mẹ tụi nhỏ đang nằm điều trị. Nhóc nói nếu bố về thì ghé qua sân bóng đón con rồi ghé qua thăm mẹ.
Thế nên xong việc ở Munchen là em chạy về luôn, nhưng về tới sân bóng thì đội của nhóc con đá xong rồi. Nhóc nói với ông Huấn luyện viên là ở lại sân chờ bố tới đón, chứ không về xe bus cùng đội bóng. Em có nói chuyện qua với ông HLV là cho cháu chờ ở đó để em về đón cháu rồi đưa vào viện thăm mẹ. Ông ấy hỏi khoảng bao lâu nữa thì em về tới đây, em nói chắc khoảng gần tiếng nữa. Nên ông ấy nói vậy thì ông ấy cho đội bóng nghỉ ngơi, giao lưu và thăm quan phòng chuyền thống của đội chủ nhà, để chờ em về.
Hai bố con vào thăm mẹ tới 17h chiều thì nhóc lớn cũng chở em vào thăm mẹ. Nhóc lớn tuần trước đi thi đấu giải hội thao Phòng cháy chữa cháy của huyện, đội nằm trong nhóm Top 5 nên tuần này lại được đi thi đấu tiếp. Nhóc lớn nhà em đăng ký tham gia tập luyện cùng đội PCCC của thị trấn gần nhà, tuy chưa có lương nhưng được đào tạo và tập luyện khá chuyên nghiệp.
View attachment 7815166
Giờ mấy nhóc đưa nhau về nhà, em ở lại với mẹ tụi nhỏ. Tụi em ngồi ở ban công bệnh viện ngắm cảnh, rồi cùng xem phim. Tụi em đang xem cái phim "A tourist's guide to love" quay tại Việt Nam.
View attachment 7815168
Hy vọng là sang tuần sau mẹ tụi nhỏ nhà em được xuất viện.
Vâng, ông ấy tốt thật mợ ạ.Ông huấn luyện viên chu đáo cụ nhỉ, chúc mợ nhà cụ mau khỏe.
Bộ phim cảm động quá cụ ạ, nhưng chắc em không dám xem, em thường không dám xem những bộ phim kết thúc buồn vì em mất rất nhiều thời gian để thoát khỏi những tình tiết trong bộ phim. Nghe cụ tóm tắt lại thì thấy những tình tiết trong bộ phim cũng giống như trong đời thực của rất nhiều người, cuộc sống đôi khi bận rộn quá mà người ta quên đi những yêu thương dành cho nhau, chỉ đến khi có sự việc xảy ra thì mới tỉnh ngộ.Vâng, ông ấy tốt thật mợ ạ.
Có thể mai mẹ tụi nhỏ nhà em được xuất viện. Sáng sớm y tá sẽ lấy máu và dựa theo kết quả xét nghiệm, ông trưởng khoa sẽ quyết định cho về hay không. Ông ấy nói hàng ngày sẽ yêu cầu y tá đến nhà thay băng và theo dõi vết mổ cho mẹ tụi nhỏ. Khi nào vết mổ lành thì y tá sẽ đưa cô ấy vào bệnh viện gần nhà để cắt chỉ.
Lúc chiều tụi em vô tình mở phim Life is beautiful của Hàn Quốc và cùng xem. Đây là bộ phim Hàn đầu tiên em xem mà trong phim xen kẽ ca múa nhạc như phim của Ấn Độ. Nhưng đúng là coi xong bộ phim này, thấy có khá nhiều cảm xúc.
Tuy mở đầu phim, vợ chồng nhân vật chính đã biết người vợ chỉ còn sống được hai tháng vì ung thư phổi. Từ một người vợ chỉ ở nhà nội trợ, chăm sóc chồng con. Gần như hy sinh mọi thứ cho gia đình, không khác một người osin, chị vợ gần như chẳng bao giờ biết nghĩ cho mình. Quần áo mua nhưng không dám mặc, chị vợ muốn để dành tới những ngày ý nghĩa, nhưng mãi cũng chẳng có nổi một ngày kỷ niệm của mình. Chồng với con trai, con gái chỉ coi chị ấy như một người hầu trong nhà.
Sau khi biết mình bị ung thư, không sống được bao lâu nữa, chị vợ đã ghi ra giấy 10 điều mà chị ấy muốn thực hiện trước khi chia tay cõi đời. Rồi vào ngày sinh nhật của mình, chị vợ đã nói với anh chồng là chị ấy muốn đi tìm gặp lại mối tình đầu hồi học sinh. Anh chồng tuy không thích nhưng cuối cùng đã đồng ý đưa chị vợ đi thực hiện điều ước này.
Anh chồng làm viên chức quản lý dân số nên anh ấy tìm được thông tin mối tình đầu của vợ. Thế là cả hai lên đường đi tìm anh chàng bạn trai thời thơ ấu của chị vợ. Chặng đường tìm kiếm khiến hai vợ chồng họ hồi tưởng lại những kỷ niệm từ khi hai người mới quen, rồi sinh con, cùng trải qua nhiều khó khăn, vất vả cũng như hạnh phúc, vui vẻ.
Cuộc sống bận rộn bởi cơm áo, gạo tiền khiến tình cảm vợ chồng bị vơi vai đi khá nhiều. Chính hành trình đi tìm lại mối tình đầu của chị vợ khiến cả hai vợ chồng cùng có thời gian và khoảng lặng để nhìn lại tất cả những gì họ đã dành cho nhau. Những lời hát, điệu nhảy vui nhộn khiến tâm trạng người xem như tụi em cảm nhận được sự thư thái và bình an của cuộc sống, mặc dù biết rằng chị vợ đang thực hiện những điều ước cuối cùng của mình.
Câu chuyện khá bất ngờ khi trải qua khá nhiều thành phố, cuối cùng họ cũng tìm được ngôi nhà của anh người yêu đầu. Nhưng không ngờ anh ấy đã mất trong một tai nạn trên biển. Nhờ những kỷ vật mà anh ấy gửi lại cho em gái, vợ chồng nhân vật chính của phim mới phát hiện ra rằng, thật ra người anh ấy thầm yêu không phải là chị vợ mà lại là cô bạn thân của chị vợ.
Cuối phim, em mới hiểu được rằng, thì ra do anh chồng vô tình thấy được tờ giấy mà chị vợ ghi 10 điều ước. Nên anh ấy đã cố gắng âm thầm cùng chị vợ thực hiện.
Em thật sự xúc động khi anh chồng đã tổ chức một buổi liên hoan rất ý nghĩa dành cho chị vợ. Anh ấy âm thầm liên lạc với các bạn học cũ và giáo viên của chị vợ, mời mọi người tới dự bữa tiệc gia đình. Khi chị vợ bước vào lễ đường, chị ấy không kiềm chế được sự hạnh phúc khi được gặp lại mọi người. Nhất là hai người con sau khi hiểu chuyện đã hối hận và thương yêu mẹ nhiều hơn, mặc dù đã hơi muộn.
Cái kết của phim tuy bi thương, nhưng đọng lại là cuộc sống sẽ luôn ý nghĩa khi mọi người luôn thương yêu lẫn nhau và dành cho nhau sự quan tâm dù chỉ là nhỏ nhoi. Cuộc sống vô thường, không biết khi nào mình sẽ xuôi tay nhắm mắt. Thế nên hãy chân quý những gì mình đang có và hãy sống thật ý nghĩa cho bản thân và cho cả những người mình yêu thương.
Cuộc sống sẽ mãi tươi đẹp
Vào 1 tc thì có lợi và có hại. Lợi kinh tế thì nhiều hơn nhỉ. Nhưng có thể bị lệ thuộc về An ninh, tính độc lập tự chủ giảm đi?Có một khảo sát mới trên trang Novinky.cz.
View attachment 7816481
Nếu để đánh giá lại việc CH Séc xin vào khối EU, theo bạn đây là quyết định đúng hay sai?
Trong số hơn 19 ngàn thành viên của Novinky.cz tham gia cuộc khảo sát này thì có kết quả ngư sau:
- 29,6% cho rằng đây là chọn lựa hoàn toàn đúng đắn.
- 5,4% cho rằng có thể đúng.
- 37,4 cho rằng có thể sai.
- 26,9% cho rằng đây là quyết định hoàn toàn sai.
- 0,7% thì chọn không đưa ra đánh giá về vấn đề này.
P/S: nếu nhìn vào tổng số thành viên chọn sai và có thể là sai (hơn 64%) thì thấy rằng đa số đánh giá không cao về việc Séc trở thành thành viên của EU cách đây 19 năm.
Em chưa có điều kiện để có trải nghiệm thực tế bệnh viện ở các nước Châu Âu khác ngoài Séc nên em cũng không dám chém gió về y tế của các nước. Nhưng theo đánh giá của em thì y tế và hệ thống bảo hiểm y tế, sức khoẻ ở Séc khá ổn. Theo luật thì bất cứ ai đang ở trên nước Séc đều phải có bảo hiểm y tế.Cụ viết nhiều về y tế thế, mà bên post của em có hỏi xem y tế bên các nước Tây ra sao không thấy cụ bình luận gì nhỉ.
Em ngồi search youtube thì thấy nhiều nước châu Âu được miễn phí y tế ở nhiều mức độ, còn Mỹ thì không mua bh là toi vì chi phí y tế đắt đỏ. Nhưng bên cụ bị ung thư có phải chờ khám 2 tháng không? Cảm ơn bác sĩ, y tá có lấy không vậy cụ (vì em thấy nvyt bên Âu cũng biểu tình do áo lực và lương thấp)?
thế hết nhiêu tiền hả cụ?Em chưa có điều kiện để có trải nghiệm thực tế bệnh viện ở các nước Châu Âu khác ngoài Séc nên em cũng không dám chém gió về y tế của các nước. Nhưng theo đánh giá của em thì y tế và hệ thống bảo hiểm y tế, sức khoẻ ở Séc khá ổn. Theo luật thì bất cứ ai đang ở trên nước Séc đều phải có bảo hiểm y tế.
Ở Séc thì có hệ thống bác sỹ khu vực (Prakticky lekar, obvodni lekar, ...), mọi người dân đều có quyền đăng ký các bác sỹ đa khoa để theo dõi sức khoẻ tổng quát, bác sỹ răng để vệ sinh răng lợi định kỳ, hay đăng ký bác sỹ phụ khoa, nam khoa,... Tất cả những lần khám sức khoẻ, bệnh tật thì đều miễn phí, thuốc men thì cũng gần như được các hãng bảo hiểm chi trả toàn bộ.
Có một số dịch vụ khám sức khoẻ thì phải trả tiền như khám để lấy giấy chứng nhận nhập học, giấy chứng nhận sức khoẻ để tham gia các kỳ nghỉ ngoại khoá, giấy chứng nhận đảm bảo sức khoẻ để học lái xe,... Tất cả những dịch vụ này đều có giá niêm yết rõ ràng: chẳng hạn em đi xin giấy sức khoẻ cho nhóc nhà em vào học mẫu giáo thì mất 50 korun, nhưng nhóc khác, khám ở chỗ bác sỹ khác thì mất 100 korun. Giấy khám sức khoẻ để xin đi học lái xe thì nhóc lớn nhà em năm ngoái phải trả là 500 korun.
Khi ai đó cảm thấy mệt, có bệnh thì họ sẽ gọi điện tới bác sỹ khu vực mà mình đã đăng ký để xin lịch thăm khám. Thường thì tùy theo tình hình sức khoẻ của bệnh nhân mà bác sỹ sẽ cho lịch hẹn. Nhưng đa phần sẽ là sớm nhất có thể. Hoặc bệnh nhân có thể tới thẳng phòng khám để xếp hàng chờ. Em thấy đa số mọi người đã mất công tới xếp hàng thì đều được khám bệnh cả. Chỉ là vì không đặt trước nên không được ưu tiên khám trước.
Trường hợp khẩn cấp quá, hoặc không muốn xếp hàng, hoặc sau giờ hành chính thì bệnh nhân có thể vào thẳng phòng khám khẩn cấp của bệnh viện. Có điều vào khám trong đây thì phải mất thêm tiền phí là 90 korun cho mỗi lần khám. Đây gọi là lệ phí dịch vụ khám sau giờ hành chính, và nhà nước thu phí giống nhau là 90 korun (khoảng 90 ngàn VND).
Như nhân viên của nhà máy em làm, nếu ai bị ốm thì sẽ tới bác sỹ của nhà máy khám, nếu nặng thì họ sẽ viết giấy chuyển vào viện điều trị. Nếu đau răng thì có thể tới bác sỹ răng để khám, hoặc sau giờ hành chính thì tới các trung tâm cấp cứu về răng, và cũng mất 90 korun lệ phí phải đóng thêm. Mỗi tội bảo hiểm chỉ trả những gì liên quan tới việc điều trị răng, chứ không chỉ trả việc làm đẹp cho răng. Như việc trồng răng, nẹp răng, tẩy trắng răng, ... thì bệnh nhân phải tự trả tiền và chi phí dịch vụ khá cao. Bảo hiểm y tế chỉ trả cho mỗi người dân mỗi năm được lấy cao răng hai lần miễn phí kèm kiểm tra sức khoẻ răng miệng. Nếu quá hai lần mỗi năm thì phải tự trả tiền và giá dịch vụ cũng không hề rẻ.
Còn về vấn đề điều trị ung thư thì ở Séc em thấy cũng khá ổn. Khi phát hiện ra bệnh, các bác sỹ đều nhanh chóng đưa ra phác đồ điều trị và bệnh nhân chỉ còn cách an tâm mà làm theo hướng dẫn của bác sỹ. Được cái là nếu nhập viện để điều trị thì bệnh nhân được y tá bác sỹ chăm sóc khá tận tình. Người nhà nếu muốn vào thăm thì phải đăng ký giờ thăm để tránh làm ảnh hưởng tới các bệnh nhân khác. Nếu bệnh nhân muốn được ở phòng riêng, khi đó bệnh viện dư phòng thì họ sẽ tùy vào tình hình của bệnh mà có thể sắp xếp miễn phí. Còn không thì bệnh nhân phải trả tiền để mua các gói dịch vụ cao cấp hơn như là được ở phòng riêng, người nhà có thể vào thăm bất cứ lúc nào, hoặc người nhà được phép ở lại qua đêm cùng với người bệnh.
Như mẹ tụi nhỏ nhà em thì hôm qua đã được suất viện về nhà nghỉ ngơi. Hàng ngày tầm 10h sáng sẽ có y tá tới nhà để theo dõi sức khoẻ, thay băng và vệ sinh vết mổ. Cho tới khi bác sỹ thấy các chỉ số sức khỏe của bệnh nhân ổn định thì sẽ không cần phải y tá tới chăm sóc nữa. Như mẹ tụi nhỏ có lịch là 10.5 sẽ vào bệnh viện gần nhà để bác sỹ làm xét nghiệm. Nếu ổn thì y tá không cần tới nhà chăm sóc nữa, còn nếu chưa ổn thì bác sỹ lại cho lịch thăm khám tiếp theo.
Em không hiểu rõ câu hỏi của cụ. Cụ có thể viết rõ câu hỏi chi tiết hơn, thì em mới trả lời được ạ.thế hết nhiêu tiền hả cụ?
Em hỏi về viện phí ấy cụ. Chi phí khám và điều trị bệnhEm không hiểu rõ câu hỏi của cụ. Cụ có thể viết rõ câu hỏi chi tiết hơn, thì em mới trả lời được ạ.
Thế thì tốt đó chứ ạ. Em có thắc mắc thêm:Em chưa có điều kiện để có trải nghiệm thực tế bệnh viện ở các nước Châu Âu khác ngoài Séc nên em cũng không dám chém gió về y tế của các nước. Nhưng theo đánh giá của em thì y tế và hệ thống bảo hiểm y tế, sức khoẻ ở Séc khá ổn. Theo luật thì bất cứ ai đang ở trên nước Séc đều phải có bảo hiểm y tế.
Ở Séc thì có hệ thống bác sỹ khu vực (Prakticky lekar, obvodni lekar, ...), mọi người dân đều có quyền đăng ký các bác sỹ đa khoa để theo dõi sức khoẻ tổng quát, bác sỹ răng để vệ sinh răng lợi định kỳ, hay đăng ký bác sỹ phụ khoa, nam khoa,... Tất cả những lần khám sức khoẻ, bệnh tật thì đều miễn phí, thuốc men thì cũng gần như được các hãng bảo hiểm chi trả toàn bộ.
Có một số dịch vụ khám sức khoẻ thì phải trả tiền như khám để lấy giấy chứng nhận nhập học, giấy chứng nhận sức khoẻ để tham gia các kỳ nghỉ ngoại khoá, giấy chứng nhận đảm bảo sức khoẻ để học lái xe,... Tất cả những dịch vụ này đều có giá niêm yết rõ ràng: chẳng hạn em đi xin giấy sức khoẻ cho nhóc nhà em vào học mẫu giáo thì mất 50 korun, nhưng nhóc khác, khám ở chỗ bác sỹ khác thì mất 100 korun. Giấy khám sức khoẻ để xin đi học lái xe thì nhóc lớn nhà em năm ngoái phải trả là 500 korun.
Khi ai đó cảm thấy mệt, có bệnh thì họ sẽ gọi điện tới bác sỹ khu vực mà mình đã đăng ký để xin lịch thăm khám. Thường thì tùy theo tình hình sức khoẻ của bệnh nhân mà bác sỹ sẽ cho lịch hẹn. Nhưng đa phần sẽ là sớm nhất có thể. Hoặc bệnh nhân có thể tới thẳng phòng khám để xếp hàng chờ. Em thấy đa số mọi người đã mất công tới xếp hàng thì đều được khám bệnh cả. Chỉ là vì không đặt trước nên không được ưu tiên khám trước.
Trường hợp khẩn cấp quá, hoặc không muốn xếp hàng, hoặc sau giờ hành chính thì bệnh nhân có thể vào thẳng phòng khám khẩn cấp của bệnh viện. Có điều vào khám trong đây thì phải mất thêm tiền phí là 90 korun cho mỗi lần khám. Đây gọi là lệ phí dịch vụ khám sau giờ hành chính, và nhà nước thu phí giống nhau là 90 korun (khoảng 90 ngàn VND).
Như nhân viên của nhà máy em làm, nếu ai bị ốm thì sẽ tới bác sỹ của nhà máy khám, nếu nặng thì họ sẽ viết giấy chuyển vào viện điều trị. Nếu đau răng thì có thể tới bác sỹ răng để khám, hoặc sau giờ hành chính thì tới các trung tâm cấp cứu về răng, và cũng mất 90 korun lệ phí phải đóng thêm. Mỗi tội bảo hiểm chỉ trả những gì liên quan tới việc điều trị răng, chứ không chỉ trả việc làm đẹp cho răng. Như việc trồng răng, nẹp răng, tẩy trắng răng, ... thì bệnh nhân phải tự trả tiền và chi phí dịch vụ khá cao. Bảo hiểm y tế chỉ trả cho mỗi người dân mỗi năm được lấy cao răng hai lần miễn phí kèm kiểm tra sức khoẻ răng miệng. Nếu quá hai lần mỗi năm thì phải tự trả tiền và giá dịch vụ cũng không hề rẻ.
Còn về vấn đề điều trị ung thư thì ở Séc em thấy cũng khá ổn. Khi phát hiện ra bệnh, các bác sỹ đều nhanh chóng đưa ra phác đồ điều trị và bệnh nhân chỉ còn cách an tâm mà làm theo hướng dẫn của bác sỹ. Được cái là nếu nhập viện để điều trị thì bệnh nhân được y tá bác sỹ chăm sóc khá tận tình. Người nhà nếu muốn vào thăm thì phải đăng ký giờ thăm để tránh làm ảnh hưởng tới các bệnh nhân khác. Nếu bệnh nhân muốn được ở phòng riêng, khi đó bệnh viện dư phòng thì họ sẽ tùy vào tình hình của bệnh mà có thể sắp xếp miễn phí. Còn không thì bệnh nhân phải trả tiền để mua các gói dịch vụ cao cấp hơn như là được ở phòng riêng, người nhà có thể vào thăm bất cứ lúc nào, hoặc người nhà được phép ở lại qua đêm cùng với người bệnh.
Như mẹ tụi nhỏ nhà em thì hôm qua đã được suất viện về nhà nghỉ ngơi. Hàng ngày tầm 10h sáng sẽ có y tá tới nhà để theo dõi sức khoẻ, thay băng và vệ sinh vết mổ. Cho tới khi bác sỹ thấy các chỉ số sức khỏe của bệnh nhân ổn định thì sẽ không cần phải y tá tới chăm sóc nữa. Như mẹ tụi nhỏ có lịch là 10.5 sẽ vào bệnh viện gần nhà để bác sỹ làm xét nghiệm. Nếu ổn thì y tá không cần tới nhà chăm sóc nữa, còn nếu chưa ổn thì bác sỹ lại cho lịch thăm khám tiếp theo.
Điều trị bệnh ở Séc là miễn phí toàn bộ, như em đã viết ở trên.Em hỏi về viện phí ấy cụ. Chi phí khám và điều trị bệnh
Cũng phải công bằng một chút là, cái Chi phí y tế do Bảo hiểm tụi tây chi trả, nó rất cao so với thực tế, bác ạ.Điều trị bệnh ở Séc là miễn phí toàn bộ, như em đã viết ở trên.
Như mẹ tụi nhỏ nhà em thì chưa mất đồng viện phí hay khám chữa bệnh nào cả (cũng khoảng 18 năm, kể từ khi có bảo hiểm y tế bắt buộc). Toàn bộ là bảo hiểm y tế chi trả hết. Đợt rồi nằm viện hai tuần, vì phòng chống còn nhiều, nên cô ấy được ở một mình một phòng đôi khép kín. Em vì ở lại cùng, tại nhà xa nên phải trả thêm 500 korun một ngày nếu qua đêm tại bệnh viện.
Mẹ tụi nhỏ nhà em trước dùng vắc xin Stelara 90mg mỗi tháng 1 mũi giá bảo hiểm trả toàn bộ là 72 ngàn korun một mũi. Cách đây hai năm thì chuyển sang dùng vắc xin Humira loại mạnh, tuần 1 liều, mà mỗi mũi hết 36 ngàn korun. Đấy là còn chưa kể tiền viện phí, thuốc thang, nutridrink với túi dán hậu môn giả các kiểu hàng tháng mà bảo hiểm đã trả. Thế nên nếu tụi em không sinh sống tại Séc thì dù em có tiền tấn cũng khó mà chữa trị được cho cô ấy ạ.
Vì câu hỏi của cụ khá rộng, nên em sẽ trả lời từng phần.Thế thì tốt đó chứ ạ. Em có thắc mắc thêm:
- Chi phí đóng bhyt bao nhiêu?
- Bhyt có chi trả 100% phí khám chữa không?
- Có mua bhyt khác ngoài bhyt nhà nước không? Hay có các gói khác nhau và chi phí mua so với thu nhập?
Ví dụ ở VN bhyt nhà nước sẽ đóng theo mức lương nếu đi làm công ty, 1,5% lương mình đóng, cty đóng 3%, nhưng chỉ được đăng ký 1 bv duy nhất thôi, trong 1 danh sách khá hạn chế theo từng khu vực, khám ngoài bv đó là trái tuyến (được 30-40% chi phí), nội trú thì phải chuyển viện mới được đúng tuyến. BH tư nhân khá nhiều, nhiều gói cty mua hoặc tự mua, có lợi nhất khi vào viện tư. Và một số bv em vào thì thái độ nvyt giữa viện công và tư khác nhau tương đối nhiều. Bv công còn có kiểu kê đơn ngoài tự bỏ tiền mà bhyt không cover, thậm chí vật tư bán ngoài không đơn.
Nếu thất nghiệp thì sao ạ?Vì câu hỏi của cụ khá rộng, nên em sẽ trả lời từng phần.
- Chi phí đóng bảo hiểm y tế tính theo mức thu nhập. Nếu là người lao động ký theo hợp đồng lao động với nhà máy, thì người lao động phải trả ít nhất là 10% lương cho bảo hiểm y tế. Mức lương càng cao, phần trăm lương phải đóng bhyt càng cao.
- Nếu là người kinh doanh cá thể hay doanh nghiệp thì mức đóng bhyt sẽ theo mức thu nhập. Thu nhập càng cao, mức đóng bhyt cũng càng cao. Như mẹ tụi nhỏ nhà em, kể từ sau khi ly hôn, cô ấy tiếp quản lại nhà ở và cửa hàng, thì cô ấy phải mở giấy phép kinh doanh và phải tự đóng thuế phí, bhxh, bhyt các loại. Mức đóng hiện giờ của cô ấy là khoảng 3200 korun mỗi tháng.
Ở Séc có nhiều hãng bảo hiểm y tế, nhưng không phải hãng nào cũng được phép bán bhyt bắt buộc. Theo luật thì hãng bhyt phải trả toàn bộ viện phí cho người bệnh. Vì là bảo hiểm y tế bắt buộc nên dù mua của hãng bhyt nào thì cũng được hưởng các chế độ giống nhau do nhà nước quy định.
Như gói dịch vụ y tá tới nhà chăm sóc cho bệnh nhân mà mẹ tụi nhỏ nhà em đang sử dụng cũng đều hoàn toàn miễn phí. Kể cả hôm tới đi kiểm tra lại vết mổ cô ấy cũng được quyền gọi xe cứu thương đưa tới bệnh viện.
Hoá đơn thuốc để điều trị bệnh thì đa phần được bảo hiểm chi trả toàn bộ. Những hoá đơn thuốc ngoài điều trị, như bồi bổ hay phục hồi sức khoẻ, thì bhyt chỉ trả một phần tùy theo mức độ. Các hiệu thuốc cũng có các giá cạnh tranh, nhưng trong khung mức do nhà nước quy định.