Nhà máy này chủ yếu sử dụng hệ thống Engel cụ ạ. Dưới đây là hình em lấy trên mạng, nhưng nó cũng tương tự các dây truyền mọi người đang làm.Bên đó cụ để ý xem có chính sách làm sau 12 tháng mà làm tốt, hãng cần, thì được ký hợp đồng thẳng với công ty mẹ, không còn HĐ với cty môi giới nữa. Như bên Đức kể cả công nhân là người tỵ nạn, có giấy tờ đi làm, ký HĐ qua cty môi giới, sau 12 tháng có cơ hội ký lại HĐ với chính hãng, chế độ và lương ngon hơn. Nhưng dở là không được làm OT nhiều như bên cụ.
Làm ngành nhựa phụ kiện xe hơi cụ để ý những máy hàn sóng siêu âm có biểu tượng phải đeo ốp tai thì nên đeo nhé, nhất là lúc đứng cạnh. Em đi thực tế thấy công nhân họ hay mua cái nút đôi có dây nối vòng, kiểu dây tai nghe điện thoại nhỏ ý, chứ đeo ốp khó chịu. Làm lâu năm ăn tần số cao đó thường xuyên là dễ nghễnh ngãng.
Có một nghịch lý là nhà máy không muốn ký trực tiếp với công nhân phổ thông, mà đa số đều qua các công ty môi giới việc làm. Bởi như vậy nhà máy đẩy được hết trách nhiệm cho bên công ty môi giới. Đơn giản nhất là nếu xảy ra tai nạn lao động thì sẽ do phía công ty môi giới giải quyết với người lao động.
Còn nếu để trực tiếp ký với nhà máy, thì người lao động phải chứng minh được khả năng với phòng nhân sự về vị trí ứng tuyển đó. Nhưng đa số người Việt mình bị trở ngại về ngôn ngữ, dù có thể trình độ đảm trách được công việc. Một phần nữa là do người Việt mình thích làm công việc phổ thông vì thấy nó phù hợp. Họ thấy hài lòng khi làm được thêm nhiều giờ với 1 công việc lặp đi lặp lại, mà thu nhập tăng hơn tương đối nếu chỉ làm 8 tiếng 5 ngày mỗi tuần.