- Biển số
- OF-429593
- Ngày cấp bằng
- 13/6/16
- Số km
- 3,964
- Động cơ
- 205,141 Mã lực
Ko hình dung ra cái Hàng gạo 60 NTN , mặc dù em lượn suốt NTNCái ấy xố 5.
Dưới 60 còn 1 cái cửa hàng gạo nữa nha
Ko hình dung ra cái Hàng gạo 60 NTN , mặc dù em lượn suốt NTNCái ấy xố 5.
Dưới 60 còn 1 cái cửa hàng gạo nữa nha
Nghe cụ kể hãi quá. Thôi số em cũng mayNhà hộ sinh này bà bác đẻ chị họ năm 89 thấy bà mẹ đi trông về kể là tối không có đèn chỉ có đèn nhà tắm bóng dây tóc 30W, cửa nẻo có như không, chả có y tá cũng như bảo vệ, đêm chỉ có 2 chị em với đứa trẻ giữa đồng không mông quạnh toành ếch kêu.
Cái cửa hàng 60 này to. Chiếm 2 mặt tiền ở phố TXS và NTN.Ko hình dung ra cái Hàng gạo 60 NTN , mặc dù em lượn suốt NTN
Một trong những lý do mà nhạc vàng phổ cập là vì nhạc đỏ thời ấy làm gì có ghi băng bán ra nhân dân.Nhà em ông già mang về mấy cái đĩa than với đĩa ni lông cùng với một cái đài Liên Xô không biết tên gì , chỉ mỗi Tết mới mở nghe lộc xộc, còn quanh năm để làm chung cư cho chuột.Cái Akai băng cối ko thể quên được. "Buổi chiều hôm nao tôi với anh đi dạo phố...". Thời 198x mà có Akai là... khiếp.
Những năm 85-87 em vào ngõ này thường xuyên, ngõ lúc bấy đã nhộn nhịp rồi mặc dù chưa buôn thông bán thạo, đằng sau thì còn ao hồ chứ mặt trước đã ấm cúng lắm.Hộ sinh Thổ Quan thời đó cũng bắt đấu vắng vì nhiều viện to nhận khách cạnh tranh.Nhà hộ sinh này bà bác đẻ chị họ năm 89 thấy bà mẹ đi trông về kể là tối không có đèn chỉ có đèn nhà tắm bóng dây tóc 30W, cửa nẻo có như không, chả có y tá cũng như bảo vệ, đêm chỉ có 2 chị em với đứa trẻ giữa đồng không mông quạnh toành ếch kêu
Nhà bác mình có 1 bộ như thế này nghe đâu đi phiên dịch cho bộ ngoại giao ở Đức nên được tặng giá trị khoảng 60 triệu thời điểm năm 90 để hôm tới mình chụp rồi post lên cho.
Ấu Triệu Lê Thị Đàn ạ. Tìm hiểu nguồn gốc các tên phố kiểu như sưu tập tem ý, mỗi con tem là gắn với 1 giai đoạn lịch sử, sự kiện... cụ nhỉ.Tảm mạn một tí về tên phố, có nhiều tên phố được hay bị người HN gọi nhầm, do ở chỗ không có giải trình rõ ràng và người HN vốn quen chấp nhận, thấy đặt tên thì gọi theo chứ không mấy khi để í nguyên do căn cớ !!!
Phố Báo Khánh, dân ta hay gọi là Bảo Khánh, có lẽ do thuận bằng trắc hơn là Báo Khánh.Vốn nó ghép từ tên hai thôn trên đất khu ấy, một là Báo Thiên Tự (liên quan đến tháp Báo Thiên) và Hữu Khánh Thụy thành ra Báo Khánh.Dân thôn Hữu Khánh Thuy gốc nhiều phần là người dưới Chằm, Tứ Kỳ Hải Dương lên lập nghiệp về nghề oánh giầy...quên, đóng giày.Trên phố có đình Trúc Lâm là do dân họ lập ra để thờ vọng về quê.
Phố Ấu Triệu đặt để tưởng nhớ một nhà hoạt động phụ nữ đầu thế kỷ, tên gì em quên rồi, được cụ Phan Châu Trinh gọi là Ấu Triệu nghĩa là Bà Triệu trẻ.
Khâm Thiên nhà em nguyên là Khâm Thiên giám thời Lê, sau ông Mạng mang vào Huế thì bắt đổi thành Khâm Đức, người Tây Lông thực dân đặt lại tên Khâm Thiên cho phố khi cai quản Bắc Kỳ.
Chắc tại mông đáng yêu quá nên nhiều nguời thơmCụ làm gì mà lại đỏ troét mít thế nài
Nhà em ở khu Trung Tự xã đàn cách 1 đoạn đê la thànhNhững năm 85-87 em vào ngõ này thường xuyên, ngõ lúc bấy đã nhộn nhịp rồi mặc dù chưa buôn thông bán thạo, đằng sau thì còn ao hồ chứ mặt trước đã ấm cúng lắm.Hộ sinh Thổ Quan thời đó cũng bắt đấu vắng vì nhiều viện to nhận khách cạnh tranh.
Phố cổ em có ở đấy 1 vài năm lúc còn bé tí nên không nhớ gì nhiều mãi đến cuối 90s mới đi nhiều hơn nhưng đúng ra đến nay nhiều phố khu này cũng chỉ đi qua được 1 lần.Tảm mạn một tí về tên phố, có nhiều tên phố được hay bị người HN gọi nhầm, do ở chỗ không có giải trình rõ ràng và người HN vốn quen chấp nhận, thấy đặt tên thì gọi theo chứ không mấy khi để í nguyên do căn cớ !!!
Phố Báo Khánh, dân ta hay gọi là Bảo Khánh, có lẽ do thuận bằng trắc hơn là Báo Khánh.Vốn nó ghép từ tên hai thôn trên đất khu ấy, một là Báo Thiên Tự (liên quan đến tháp Báo Thiên) và Hữu Khánh Thụy thành ra Báo Khánh.Dân thôn Hữu Khánh Thuy gốc nhiều phần là người dưới Chằm, Tứ Kỳ Hải Dương lên lập nghiệp về nghề oánh giầy...quên, đóng giày.Trên phố có đình Trúc Lâm là do dân họ lập ra để thờ vọng về quê.
Thời trẻ con, bọn em đi xem phin rạp Kim Đồng thì 4 hay 5 thằng chỉ mua 2 vé, 2 vé vào được 3 thằng có khi 4 cốt là lờ đờ một tí cho đằng sau dồn lại cho đông, còn 1 thằng thì nhân thể lúc ùn tắc vào luôn.Dân Chủ khó trốn vé nhất, mà cũng dặt dẹo chả có phin hay.Đặng Dung hay Đống Đa hay có phin hay.Kinh Đô cũng dễ vào, Đại Nam thì em chả vào bao giờ.Hồi ở Khâm Thiên em nhớ nhất vụ mua vé xem phim ở rạp Dân Chủ,có vé rồi chen chúc nhau ngộp thở,sốt sắng giơ vé lên cao y như rằng bị giật mất.
Còn bà bán bún riêu rất ngon ở đối diện ngõ 241 thì bọn em hay trêu.cứ nghịch lấy đũa hoặc ngắt rau thơm bà ý lại kêu: để đ..áiiiii
hehe cu lên Vạn Lực với Liquan về, đói hàng thì quýt hôi, mận, lê, mắc cọp. Ngày ấy lên tàu là mấy ông bẹn ếch đánh bài hút thuốc, em cứ chui giữa chiếu đàn bà mà ngủ. mệ như vua, vừa ấm vừa sướngÚi, chắc cụ buôn hàng tâm lý chiến ạ?
Hồi đấy Đặng dung có chị Oanh soát vé bây gió nhà trên hàng bông, em nhà ngay cạnh nên toàn trốn vào rạp trước lúc tan ra, đợi chiếu đợt sau thì xem tiếp, hoặc nếu chiếu xuất tối thì mua một vé cho một đứa vào rồi tuồn ra cửa toilet dán lại đợi lúc đông vào tiếp! Nhưng có lúc bị bà Oanh này bắt vì biết hết mặt bọn emThời trẻ con, bọn em đi xem phin rạp Kim Đồng thì 4 hay 5 thằng chỉ mua 2 vé, 2 vé vào được 3 thằng có khi 4 cốt là lờ đờ một tí cho đằng sau dồn lại cho đông, còn 1 thằng thì nhân thể lúc ùn tắc vào luôn.Dân Chủ khó trốn vé nhất, mà cũng dặt dẹo chả có phin hay.Đặng Dung hay Đống Đa hay có phin hay.Kinh Đô cũng dễ vào, Đại Nam thì em chả vào bao giờ.
Thỉnh thoảng rủ bạn gái đi xem phin thì cũng chĩnh trệ mua một đôi vé, có bà thím họ phe vé chuyên nghiệp.Vào rạp xem phin chỉ thích ghé mũi ngửi cái tóc thơm thơm là.Không như bây giờ toàn mùi thuốc hấp thuốc duỗi, khét lèn lẹt.
Ngày xưa nhà trường cho đi xem phin chị Dậu để biết căm thù dai cấp, đoạn cái Tí ăn cơm chó nhà cụ Quế, mấy đứa bảo nhau là cơm trắng gạo ngon còn hơn cơm nhà mình bây giờ, có &éo gì mà khổ.