Đề nghị lão khai mauEm cũng có nhiều hoài niệm về HN thời bao cấp...nhưng kể ra ngượng cực ấy.
Đề nghị lão khai mauEm cũng có nhiều hoài niệm về HN thời bao cấp...nhưng kể ra ngượng cực ấy.
Cục đường sông cụ ạ.Em hỏi cậu vụ trưởng quê Bác ở Bộ nào? Có phải bộ GTVT không?
Không phải đâu cụ cá đồng tiền toàn xương nhưng 2 cái lưng rất nạc chắc thịt và ăn rất ngọt thơm.ko biet có phải cá đông tiền bây giờ gọi là cá chỉ vàng ko?
Tào phớ ngày xưa có anh cụt tay bán, nhưng tào phớ ngày xưa sao cũng ngon hơn bây giờ nhỉ?Em ko ở Hà Nội nhưng tuổi thơ e là theo mẹ sang Hà NộI mua đồ và lần đầu tiên biết đến kiểu gọi hàng Tào Phớ đi rong và đứng ăn Tào Phớ ngay mặt đường. Lúc đấy e học lớp 6 thì phải, cứ thấy ngại ngại sao ý
Nhìn cái nhà xây dở ở ảnh 1, em cũng đoán đận 90.Cháu nghĩ là ngã ba Trần Xuân Soạn - Lê Ngọc Hân, cuối ảnh là mấy ngôi nhà cấp 4 ở phố Lò Đúc. Phố Lê Ngọc Hân trước là phố Lữ Gia à cụ?
2 ảnh này cháu đoán chụp vào đầu những năm 1990, khi ấy mấy con phố men theo bờ đê sông Hồng vẫn còn vắng và ít thay đổi so với nhiều năm trước đó.
Cụ ở ngõ Hồ BC à? Cụ có nhớ 2 nhà liền nhau có hoa hậu Lưu Lý và nhà ông Tước không? Nhà em đối diện với khoảng đó đấy, giữa 2 khu là 1 cái cống rất bẩn, nhưng rất nhiều cá Mấy chiều và giun đỏ, em từng lội xuống đó, lấy giun để nuôi cá chọi.
Hồi đó em say mê ghi ta kinh khủng, nhà đằng sau có anh tên T giờ là đại ca của em chạy xe ôm đầu phố Hoà mã, 54 tuổi rồi không chịu lấy vợ, chính nhờ anh ấy mà em có được cuộc sống dễ chịu như ngày nay, mỗi lần anh em ngồi uống trà đá đầu phố Huế em lại thấy 1 ký ức đẹp đẽ trong sáng ùa về, anh ấy đã 54 t nhưng tư duy nguyên vẹn từ nhũng năm 80 em nói thật, chân thật đơn giản và ngây ngô đến tội nghiệp.
Sau giải phóng một trào lưu âm nhạc mới từ nam chảy ra Bắc, ngày xưa phía Bắc âm nhạc rát nghèo nàn, em vẫn đi xem ban nhạc Ngôi sao xanh của Đài tiếng nói VN, nhìn các chú ấy biểu diễn Bác Cao Việt Bách chỉ huy em cứ mê mẩn, em rất yêu âm nhạc, nên thường lân la nghe các anh trong cùng xóm chơi ghi ta vào mỗi tối mất điện khu tập thể tĩnh lặng và yên bình những năm 80 đến 86 có được cây ghi ta thùng bằng gỗ là một mơ ước của nhiều người, nhà nào có cái Akai nghe Khánh Ly hát nhạc trịnh não nề mỗi trưa hè thì đã rất xa xỉ rồi. em được anh ấy truyền dậy rồi sau này cũng chơi khá ổn, nghiệp dư thôi những cũng đi diễn với Đội Nhạc Cung thiếu nhi mãi, rồi cũng nhờ âm nhạc mà em có được chút dễ dàng hơn trên đường đời, trong những tháng năm quân ngũ rồi chuyển ngành đi làm. Giờ có chú em là theo con đường âm nhạc chuyên nghiệp nhưng cuộc sống cũng khá vất vả.
Thôi, bây giờ bụng dạ giun sán nhiều, bổ ngược bổ xuôi đều ngã sấp.Mệt lắm.Hay bữa nào cụ vs em tét quả ... Tầu Hoả đê
Chiện.Thôi, bây giờ bụng dạ giun sán nhiều, bổ ngược bổ xuôi đều ngã sấp.Mệt lắm.
Còn cái thân mụ í nha.Đề nghị lão khai mau
Chắc xưa khi nấu, người ta bỏ ít thạch cao hơn bi giờTào phớ ngày xưa có anh cụt tay bán, nhưng tào phớ ngày xưa sao cũng ngon hơn bây giờ nhỉ?
Thạch cao thì uống bia vào là tan hết, sợ gì cái chính là nó cứ nhạt nhạt không thanh thanh và em thấy nó cứ dễ dãi thê nào ýChắc xưa khi nấu, người ta bỏ ít thạch cao hơn bi giờ
Hà Nội là máu thịt, là nơi chôn nhau cắt rốn của biết bao nhiêu thế hệ cha anh, nơi mình sinh ra lớn lên, đi xa rồi lại trở về với mảnh đất thấm đẫm lịch sử, ai cũng có một nơi lưu giữ những ký ức thật đẹp, với tôi từng con đường, góc phố, từng hàng cây quán cóc, chỉ một chút thôi cũng đủ rưng rưng mõi khi rời xa nó.
Tôi mong các bạn nếu có chút xúc cảm nào đó xin đưa vào đây, để mình ghi chép lại, nhằm sẻ chia đến nhiều hơn các cụ các mợ trong OF, hoặc đơn giản chỉ là chút kỷ niệm thật đẹp lưu giữ đâu đó trong ký ức hãy mang ra sẻ chia cho nhiều người cùng biết.
Phần 1 : Thời bao cấp thật nghèo, khó khăn nhưng cũng thật đẹp thật tình người.
Ngõ nhỏ nhà Tôi là 1 khu Tập thể của ngành Đường sắt, nó nằm ở đầu phố Khâm Thiên nơi có cái chắn tầu mang đầy ký ức về lịch sử, bố mẹ tôi đều làm ngành Đường sắt, Bố Tôi là 1 cầu thủ đá tiền đạo cho đội Đường Sắt đá cùng với Bố của Minh Hiếu, là chú Quang Minh, ngày đó những năm 60 Hà Nội có những CLB nổi tiếng như Thể công, Công An HN, Đường Sắt, Xây Dựng, Bưu điện... Toàn những clb ăn theo 1 ngành hoặc 1 đơn vị nào đó nhưng bóng đá thời đó rất hấp dẫn và thú vị hoặc do thời đó không có nhiều các thứ giải trí như bây giờ. Khi giải nghệ do bệnh tật bố tôi về làm cho 1 đơn vị thuộc ngành ĐS ngay mặt phố Lê Duẩn gặp và cưới mẹ tôi là văn công hết thời thuộc đơn vị thanh niên xung phong cũng của ngành ĐS và Tôi may mắn chào đời từ đó.
Tuổi thơ tôi gắn liền với tem phiếu, bìa chất đốt, sổ gạo gia đình liệt sỹ, thẻ thương binh... Bác cả anh bố tôi là liệt sỹ đánh Pháp, khi đánh đồn đầu cầu Đuống, bị Pháp bắt bắn chết đeo đá vứt xuống sông Đuống đến giờ nhà tôi vẫn chưa tìm thấy xác Bác, sở dĩ tôi lan man bởi mỗi lần chen đi mua gạo tại cửa hàng 157 Phố Khâm Thiên, bao giờ Tôi cũng được chen ngang đặt sổ sang bên ưu tiên, nếu là gia đình liệt sỹ thì được đóng 1 cái dấu vào góc cái sổ gạo và ghi là gia đình liệt sỹ, còn nếu là thương binh phải có thẻ chìa ra khi được gọi tên vào mua gạo. Nhà tôi bố mẹ, ông bà và 3 anh em tôi mõi lần mua 1 tháng được hơn 90 kg, Tôi 1 mình chia 2 bao gác lên gióng yên 1 bao đằng sau póc pa ga 1 bao chở về nhà ở khu TT đường sắt như 1 chiến công nếu như vớ được 1 bao gạo trắng từ Sài Gòn chuyển ra vì thời đó hầu như gạo đều vàng quạch và hôi do để lâu.
Cứ mõi đứa trong 3 anh em tôi thêm 1 tuổi tôi lại phải mang sổ gạo đến của hàng đóng 1 cái dấu tăng thêm 1 cân gạo, ngày ấy nhà ai có người làm trong ngành thương nghiệp, hoặc bán gạo, hoặc dầu hoả, hoặc thực phẩm đều rất oai và khá giả hơn những gia đình CB CNV khác.
Cụ chủ giống em thế: cũng đẻ ở nhà hộ sinh Thổ Quan với học ở Văn ChươngCơm trưa tập thể trả bằng phiếu ăn:
Ngày ấy mỗi khi nghỉ tan ca vào buổi trưa bố tôi thường mang về 1 cặp lồng cơm, cái cặp lồng hình chữ nhật màu xanh bộ đội ngày đó nhà nào hầu như cũng có 1 cái. Trong cái cặp lồng đó thường là 2 suất cơm ăn ca của bố mẹ tôi được nhà ăn của ngành đường sắt phục vụ, thường sẽ có rau muống xào tỏi, mấy miếng đậu và mấy miếng thịt, chúng tôi học cấp 1 ở trường Văn Chương vào buổi chiều được bố cho ăn cơm tập thể đó rồi đi học.
Không biết có phải do đói hay thiếu chất nhưng cặp lồng cơm đó có hương vị rất ngon đối với tôi, rau muống các cô chú xào bằng chảo lớn cơm cũng nấu bằng chảo gang nên nếu xin được vài miếng cháy chấm với nước thịt thì thật là tuyệt. Ngày đó Bố mẹ thường nhường bữa ăn trưa ít ỏi đó cho chúng tôi, đến bây giờ tôi vẫn không hiểu Bố mẹ tôi đã ăn gì để tiếp tục vào làm ca chiều.
Đúng chị này hát bài Trăng chiều hay ạ.
Có phải Thúy này không ạ?Em chả để ý, thỉnh thoảng chỉ gặp chị Minh Hòa đi chợ thôi.
Lại vitomxau nữa thì đúng là đại gia mậu dịchHồi ấy chắc phải cả năm mới nhìn thấy một con vịt!
Em cũng thế!Cụ chủ giống em thế: cũng đẻ ở nhà hộ sinh Thổ Quan với học ở Văn Chương
Nhà em nuôi cá kiếm trong thùng phuy đựng nước. Nó mắn đến nỗi mỗi lứa đẻ nó tự ăn con nó rồi em lại phải vớt mang bớt đi cho lũ bạn.Cụ nói đến cá làm em nhớ ngày xưa nhiều nhà nuôi mấy con cá bảy màu bé xíu như theo phong trào ấy. Bây giờ em chẳng thấy ở đâu có ai bán nữa để em nuôi hoài cổ.
Em toàn đá bóng sáng ở bên Lý Thường Kiệt gần Ngô QuyềnHà Nội phải vắng đến những năm 78-79,vì em vẫn nhớ khoảng năm đó bọn em còn đá bóng ở lòng đường Phố Phạm Sư Mạnh bất cứ lúc nào mà không hề bị làm phiền bởi các phương tiện hay người tham gia giao thông.
Ui dào.Nhà em nuôi cá kiếm trong thùng phuy đựng nước. Nó mắn đến nỗi mỗi lứa đẻ nó tự ăn con nó rồi em lại phải vớt mang bớt đi cho lũ bạn.