Nói chung cũng nên có sự thông cảm.
Bác sĩ khoa cấp cứu thường vất vả vì họ tiếp xúc nhiều bệnh nhân hàng ngày nên khá căng thẳng. Bỏ qua giai đoạn cô vít này nọ thì bình thường khi có tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu họ sẽ phải đánh giá tình trạng bệnh nhân ngay rồi dặn người nhà về việc chờ đợi hay làm gì tiếp.
Rất hiếm khi (có thể vẫn có) có tình trạng bệnh nhân cấp cứu đến, khoa cấp cứu tiếp nhận và không có hành động gì. Trường hợp này tôi đã gặp tại bệnh viện Đại học y (lúc ấy còn đang kiểm soát cô vid nên người nhà không được tiếp cận khoa mà chỉ nói qua bảo vệ). Bệnh nhân tầm 65 tuổi bị điều gì đó liên quan đến tim, phổi đang phải bóp bóng, theo xe cấp cứu từ Hoà Bình về, Bảo vệ mất 10 phút mới cho xe cấp cứu đến đỗ trước khoa cấp cứu. Bác sĩ đi theo nhanh chóng đi vào báo cáo khoa cấp cứu sau đó đi ra tiếp tục bóp bóng cho bệnh nhân đang nằm trên xe cấp cứu.
Phải đến 15 phút sau thấy có một cô y tá/ điều dưỡng ra ngó nghiêng tình trạng bệnh nhân rồi lại quay vào và rất lâu sau đó không thấy có bác sĩ ra.
Đến lúc bệnh nhân co giật, tím tái, bác sĩ cấp cứu theo xe vẫn bóp bóng và hô người nhà nói bảo vệ vào báo cáo nhanh khoa cấp cứu thì ông người nhà không chịu được nữa xô thẳng vào khoa cấp cứu quát lung tung. Lúc này mới thấy 2-3 bác sĩ trong khoa cấp cứu đi ra và nhanh chóng cho di chuyển bệnh nhân vào trong cùng anh bác sĩ của Hoà Bình.
Khoảng 30 phút sau thì có vẻ bệnh nhân diễn biến nặng nên có ra báo người nhà về việc tiếp nhận lại đưa về lo hậu sự. Các chị em khóc còn anh người nhà thì vừa khóc vừa chửi mắng lung tung đại loại là "chúng mày không tiếp nhận làm bố tao chết oan".
Đây là trường hợp em chứng kiến cách đây tầm 4 tháng khi đưa bu già vào cấp cứu vì khó thở. Và cũng gặp vấn đề một chút nhưng vấn đề khác (đã tiếp nhận bệnh nhân từ sáng nhưng suốt cả ngày không thông báo gì về tình trạng bệnh nhân, quyết định phải làm gì, mãi đến khi (tầm 2 tiếng sau khi tếp nhận) được hỏi liên tục (qua bảo vệ và điều dưỡng) thì họ mới bắt đầu xử lý và cho đi thực hiện các xét nghiệm. Sau khi xét nghiệm các kiểu xong thì lại nằm đó 3 tiếng không có động thái tiếp theo và lại em tiếp tục em gọi, hỏi. Sau nhiều nỗ lực thì cuối cùng (gần 1 tiếng sau) cũng được bác sĩ ra trả lời và cho đơn thuốc và tiếp nhận trả bệnh nhân về nhà điều trị (vì cũng không quá nghiêm trọng, gãy 3 xương sườn, trật khớp vai gây đau và khó thở, có tràn dịch màng phổi nhẹ).
Trong lúc chờ đợi thì em quan sát được trường hợp của bệnh nhân Hoà bình nêu trên. Nói chung với tình huống của bệnh nhân Hoà Bình, tại thời điểm đó (tháng 2-3/2022) Covid cũng là một trở ngại khó khăn. Tuy nhiên, với các ca nặng, người nhà cũng cần thực sự bình tĩnh thông báo tình hình bệnh nhân liên tục cho đến khi có tiếp nhận và phản hồi. Nếu không làm như vậy, rất dễ có sự bỏ qua, quên mất vì lúc đó việc quản lý các ca cấp cứu (đặc biệt thời điểm giao ca) sẽ bị vô tình quên lãng.
Về điểm này em đánh giá cơ chế phân loại bệnh nhân cấp cứu của Việt Đức và Bạch mai là chuẩn. Bệnh nhân nặng hầu như đều được tiếp nhận cấp cứu ngay nhưng nhẹ hơn chút thì thực sự nhiều khi phải đợi khá lâu (nếu có bồi dưỡng hoặc quen biết thì sẽ nhanh hơn tí).
Dù gì thì gì, người nhà bệnh nhân cũng cần thông thái và xử lý đúng mực. Còn với trường hợp của thớt này, em cho rằng bác sĩ cũng có phần thiếu trách nhiệm khi không thấy nói gì về việc "Ông ấy đã giải thích cặn kẽ cho gia đình về tình trạng phân loại bệnh nhân và thông báo có thể phải đợi bao lâu?" - Dạng thông điệp này (Đưa thông tin), em mới chỉ thấy A9 Bạch Mai thực hiện còn Việt Đức cũng chưa thấy (chỉ thấy nặng cái là sau vài phút họ sẽ có người ra tiếp nhận hỏi thăm và chỉ dẫn đưa vào phòng HS1, 2 hay 3.
Hùng hổ, đấm bốc thì không đúng là rõ rồi.